6 điều bạn cần biết khi bắt đầu chụp ảnh chân dung
Ảnh chân dung là một thể loại ảnh luôn thu hút các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên theo đuổi , đề tài về thể loại này rất rộng và nó thường như là thể loại chính mang về các giải thưởng danh giá cho các nhiếp ảnh gia, nếu bạn quan tâm đến chụp ảnh chân dung, bạn có thể tham khảo các bí quyết sau được chia sẻ bởi NAG Melinda Smith.
1. Hãy bắt đầu với lens 50mm
Có ống kính nào tốt hơn lens 50mm cho việc chụp ảnh chân dung?
-Thưa có. Nhưng ưu điểm của lens fix 50mm là giá thành thấp hiệu suất cao, đa năng thích hơp cho việc nhập môn chụp chân dung.
Một khi bạn đã thành thạo với ống kính đó. Bạn sẽ kinh nghiệm, biết được sự khác biệt của nó với các loại ống kính khác. Bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc vì lens 50mm nằm trong túi máy ảnh của bạn. Ống kính (lens kit) kèm theo máy ảnh khi bạn mua, nhưng nhược điểm của ống này là khẩu độ không đủ lớn để làm mờ phông (background) đằng sau đối tượng cần chụp.
Bạn có thể nhận thấy bức ảnh dưới đây (hình 03) sẽ có một phông (background) mờ màu kem. Điều này có được nhờ thiết lập khẩu độ (Aperture) độ f nhỏ, thường là f/1.8 hoặc f/2.8. Khi nhìn vào ống kèm theo (lens KIT 18-55 f/3.5-5.6) nó chỉ có thể xuống f/3.5, và nếu zoom ra 55mm thì nó chỉ mở tối đa f/5.6.
Bạn có thể sử dụng lens 50 f/1.4 hoặc 50 f/1.2. Đó là những dòng lens khá đắt đỏ. Nó vẫn mang lại cho bạn sự
trải nghiệm tuyệt vời.
Nhưng nếu mới bắt đầu, VHNA khuyên bạn nên dùng ống kính 50mm f/1.8, vì sự hợp lý về giá thành cũng như tính năng. nó sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong suốt khoảng thời gian đầu.
2. Lấy nét vào đôi mắt
Di chuyển điểm lấy nét (focus) trong máy ảnh của bạn, cho đến khi nó nằm ngay trên mắt của đối tượng cần chụp. Nếu khoảng cách giữa mẫu và bạn khá gần, hãy đặt các điểm lấy nét vào một mắt (trường hợp một mắt gần người chụp hơn so với mắt kia).
Tốt nhất bạn nên chỉnh chế độ lấy nét tự động sang lấy nét chỉnh tay để đạt hiệu quả cao hơn khi chụp. Khi mắt mẫu được lấy nét đúng, nó sẽ giúp cho bức ảnh chân dung bạn chụp có hồn hơn, hấp dẫn và thu hút người xem hơn. Bởi lẽ “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”.
Hãy thận trọng khi chụp chân dung ở khoảng cách gần.
Bạn muốn chắc chắn rằng khi bạn để khẩu độ cao bạn sẽ lấy nét được tất cả mọi thứ bạn muốn. Nhưng khi mẫu đang ở rất gần với vị trí của bạn, thì khẩu độ lớn (chỉ số f nhỏ).
Ví dụ: Ở khẩu f/1.8, bạn sẽ nhận thấy chỉ có đôi mắt là được lấy nét, còn lại đều bị mờ (out nét), lúc này bạn chỉ cần đẩy khẩu độ lên một chút thì bạn sẽ được như mong muốn.
Khi đang học hỏi và thử nghiệm cách chụp này, nó sẽ hữu ích cho bạn phóng to hoặc thu nhỏ khi xem lại bức ảnh bạn đã chụp. Đôi khi xem hình trên máy ảnh mọi thứ đều hoàn hảo, nhưng khi đưa vào máy tính bạn phát hiện ra mọi thứ không như bạn nghĩ. Chỗ cần nét không nét và ngược lại, thật oái oăm phải không?
Nhưng sau đó nếu bạn khám phá ra điều này trong khi chụp, bạn sẽ có cơ hội sửa chữa sai lầm và học hỏi rất nhanh.
3.Thử nghiệm với các khoảng cách và phương hướng.
Đôi khi với những người mới bắt đầu, chúng ta thường gặp khó khăn hay rập khuôn trong việc đưa toàn bộ cơ thể, hoặc đặt toàn bộ khuôn mặt của mẫu vào một khung ảnh cố định. Điều này không phải là đúng hay sai, mà điều quan trọng là ta không thể tạo ra những bức ảnh chính xác theo cách như vậy.
Hãy cố thử lùi lại một chút, quan sát cảnh vật xung quanh mẫu và chụp. Nó có thể giúp ích cho bạn trong việc truyền tải hay tái hiện lại câu chuyện của người mà bạn đang chụp.
Để tránh tình trạng chụp theo một lối mòn, là toàn bộ ảnh của bạn toàn chụp dọc, hoặc chụp ngang. Hãy thử chụp cận cảnh hoặc cả môi trương xung quanh theo 2 chiều dọc hoặc ngang. Tóm lại bạn nên sáng tạo và thử chụp các trường hợp khác nhau khi chụp ảnh chân dung.
4. Ưu tiên ánh sáng, sau mới đến hậu cảnh (background)
Trong một bức ảnh chân dung yếu tố ánh sáng trên khuôn mặt là quan trọng nhất. Tìm được ánh sáng trên khuôn mặt còn quan trọng hơn là việc tìm kiếm một hậu cảnh (background) đẹp.
Điều kiện ánh sáng dễ nhất để chụp cho những người mới bắt đầu la trong một ngày u ám hoặc bóng râm.
Với những ngày trời u ám nên hướng mẫu về phía nguồn sáng. Ngay cả khi trời nhiều mây, cố gắng hướng mặt của mẫu ra ngoài để ánh sáng phản chiếu vào trong mắt. Thậm chí nếu không rõ hướng nào có ánh sáng, hãy cư thử xoay đến khi tìm thấy lượng ánh sáng phù hợp.
Bạn có thể sử dụng bóng râm từ bóng đổ của một toà nhà (chủ thể vẫn hướng mặt ra ánh sáng) hoặc trong bóng râm của cây, nhưng cần lưu ý bóng cây có thể không che khuất được hết ánh nắng, chắc chắn bạn không muốn ánh sáng lốm đốm trên khuôn mặt hoặc nửa bóng nửa sáng. Cần tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời có thể gây bóng đổ trên khuôn mặt mẫu, cũng có thể khiến đôi mắt phải nheo lại vì nắng.
Trong bức ảnh chân dung, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất vì vậy cần dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề phơi sáng trên khuôn mặt mẫu, cho dù có thể khiến background không được phơi sáng một cách chính xác.
5. Đừng lo lắng về “Quy Tắc”
Điều quan trọng là bạn phải học tất cả có thể về các quy tắc của nhiếp ảnh. Tìm hiểu – thực hành – sử dụng chúng. Sau đó, bạn mới sáng tạo và bạn sẽ cảm thấy những điều thú vị mà không cần quá lo lắng nhiều về quy tắc.
Nếu bạn đang thực hiện một tấm ảnh chân dung, đôi khi không cần bắt buộc là mẫu phải nhìn vào ống kính . Các hình ảnh không phải luôn luôn được chia theo quy tắc 1/3.
VNHA khuyến khích bạn hãy luôn là chính mình, đam mê với chụp ảnh, theo đuổi nó. Bạn không cần phải làm theo nhứng gì người khác làm. Khi bạn tạo ra những bức ảnh chân dung một người nào đó, nó có thể là sự độc đáo của riêng cá nhân bạn. Hãy chắn chắc rằng những tấm hình bạn chụp, nó đại diện cho bạn, điều mà bạn muốn trở thành. Đó là tố chất của một nhiếp ảnh gia thực thụ.
6.Tạo ra một bức chân dung “chuẩn”
Bạn có thể nhờ ai đó ngồi trên chiếc ghế đặt, trước một tấm phông nền (backdrop) được sơn phết, và nói với họ quay vai về hướng bạn một chút xíu và mỉm cười, bạn đã có một bức ảnh chân dung.
Hoặc bạn có thể sử dụng kỹ năng của mình để tạo ra những tấm hảnh chân dung theo chủ đề của riêng bạn. Và khi những người khác xem tấm ảnh đó, họ có thể biết người bạn chụp làm ngành nghề gi…hoặc họ là ai. (Việc này ở cấp độ hơi khó xíu )
Theo NAG Melinda Smith (Digital Photography School)