Giải thích về lỗi flare trên Nikon D750 khi chụp ngược sáng
Vài ngày trước, rất nhiều các trang web, forums trên khắp thế giới phản ánh về vấn đề flare trên Nikon D750 khi chụp ngược sáng. Rất nhiều người cho rằng Nikon D750 chính là thất bại nặng nề của Nikon, vậy vấn đề có thực sự nghiêm trọng đến vậy? Mời các bạn xem bài viết của nhiếp ảnh gia Nasim Mansurov về vấn đề này.
Nikon D750
Hiện tượng một phần flare bị mờ khi chụp ngược sáng với Nikon D750 đang được thảo luận rất sôi nổi trên nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, đây không hề là một hiện tượng mới xuất hiện trên Nikon D750 mà nó xuất hiện trên hầu hết các máy ảnh DSLR của chúng ta. Vấn đề chỉ là do thiết kế của cảm biến pha đặt ở buồn tối của máy ảnh mà hiện tượng này quan sát được dễ hơn hay khó hơn mà thôi.
Hiện tượng này như thế nào?
Các bạn có thể thấy ở góc phải của hình bên trên, một phần flare đã bị mờ đi. Hiện tượng này có thể hiểu do các tia sáng khi bị phản xạ bên trong buồng tối của máy ảnh khi tới cảm biến bị che mất một đường viền có tỉ lệ tương đương như trên ảnh.
Để tự quan sát hiện tượng này, các bạn cần sử dụng màn hình và bật chế độ live view, sau đó tìm một nguồn sáng mạnh và để nguồn sáng nằm bên trên cảm biến của máy ảnh, tại một góc đặc biệt, khi ánh sáng chiếu tới thấu kính đầu tiên của ống kính và phản xạ đến cảm biến, các bạn có thể thấy rõ hiện tượng này.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này?
Không giống như hiện tượng flare thông thường, hiện tượng này chỉ có thể quan sát được khi bạn chụp hình và xem lại giống như hiện tượng red dot flare vậy. Mặc dù các nhà sản xuất đều rất cố gắng để ngăn ánh sáng đi vào bên trong buồng tối, nhưng do sự phản xạ phức tạp giữa các thành phần khác nhau bên trong máy ảnh, có thể là do các vật kim loại nhỏ hay do chính cảm biến gây ra. Một nguyên nhân chính gây ra hiện tượng flare là do cảm biến pha, tất cả cáy máy ảnh đều có cảm biến này để hỗ trợ trong quá trình lấy nét tự động. Do cảm biến pha được bao bọc bởi một lớp kính, ánh sáng sẽ phản xạ lại trên chính cảm biến pha và kết quả là bức hình của chúng ta xuất hiện hiện tượng flare. Tuy nhiên thì các bạn sẽ chỉ quan sát được hiện tượng này khi nguồn sáng ở một góc xiên so với cảm biến máy ảnh, nhà sản xuất không thể nào có thể ngăn chặn ánh sáng đi vào buồng tối ở tất cả các trường hợp được.
Trong hình dưới đây chụp bằng Canon 7D Mark II và Nikon D7100, các bạn có thể quan sát rõ hiện tượng này.
Trong hai hình bên trên, có thể thấy khá rõ một đường phân cách giữa vùng sáng và vùng tối hơn ở phần bên trên bức ảnh. Một phần ánh sáng được phản xạ lại từ cảm biến pha sẽ gây ra vùng sáng hơn. Hiện tượng này rõ như thế nào phụ thuộc vào một số yếu tố và một trong những yếu tố đó là khoảng cách của cảm biến pha đến cuối buồng tối. Trong trường hợp của D750, cảm biến pha được đặt gần hơn hẳn so với các máy khác. Tại sao chúng ta chỉ thấy hiện tượng này ở phần bên trên cảm biến, đó là do khi ánh sáng đi vào và được phản xạ ngược lại so với những gì chúng ta thấy mà vùng cảm biến pha lại được đặt ở đáy buồng tối gây ra hiện tượng như vậy.
Trong hình dưới đây, ở đáy buồng tối có thể thấy cảm biến pha của D750 khá rõ ràng và được đặt cao hơn so với cảm biến pha của D800E. Có thể đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng “mờ một phần flare” nhưng cũng có thể còn do nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong một số trường hợp việc một phần flare bị mờ như vậy lại là một điều đáng mừng, ví dụ như trong bức hình dưới đây khi chụp ngược nguồn sáng mạnh là mặt trời bức ảnh trở nên rõ ràng và chi tiết hơn so với thông thường rất nhiều.
Vấn đề duy nhất mà hiện tượng này gây ra là trong một ngày đẹp trời, bạn chụp ngược sáng và cố ý để flare tạo thành một hiệu ứng đẹp cho bức ảnh của mình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số góc nhất định, nó còn phụ thuộc vào chiều dài tiêu cự và chất lượng quang học của ống kính bạn sử dụng. Một số ống kính cao cấp chắc chắn xử lý hiện tượng flare tốt hơn, các ống kính có tiêu cự dài hơn gây ra hiện tượng flare nhiều hơn.
Trong hình bên dưới, các bạn có thể một lần nữa thấy một cách rõ ràng hơn khi chụp với Nikon D750, D810và Nikon Df. Như các bạn thấy, tất cả các máy đều che mất một phần flare ở bên trên và được chia cắt giữa vùng tối và sáng rất rõ ràng.
Kết luận
Như vậy có thể rõ ràng thẩy rằng, đây không phải là một hiện tượng mới, nó xảy ra trên tất cả các máy DSLR của chúng ta, chỉ có điều thiết bị nào có thể quan sát rõ hơn hay không mà thôi. Và Nikon D750 vẫn là một sản phẩm tuyệt vời của Nikon trong năm nay chứ không thực sự là một thảm hoạ như nhiều người vẫn nhận xét.
Theo: Photographylife / nguồn kenhcongnghe.vn