Sử dụng ống kính Tele

Sử dụng ống kính Tele

Sử dụng ống kính Tele

Các chuyên gia thường khuyên nên sử dụng ống kính tele và tiến lại gần đối tượng ở một khoảng cách vừa phải để thực hiện điều này
Ống kính tele giúp thu hẹp trường nhìn và cho cái nhìn cận cảnh về vật thể nằm xa, như chú chim trên cành hay cầu thủ bóng đá đang chạy giữa sân.

Ống kính tele với dải tiêu cự 70-300 mm là quá đủ cho những nhu cầu chụp ảnh hàng ngày. Ảnh: Digital Picture.
Ống kính tele với dải tiêu cự 70-300 mm là quá đủ cho những nhu cầu chụp ảnh hàng ngày. 
Ảnh: Digital Picture.

Bạn muốn nhấn mạnh chủ thể trong bức ảnh của mình? Các chuyên gia thường khuyên nên sử dụng ống kính tele và tiến lại gần đối tượng ở một khoảng cách vừa phải để thực hiện điều này. Ống kính tele giúp thu hẹp trường nhìn và cho cái nhìn cận cảnh về vật thể nằm xa, như chú chim trên cành hay cầu thủ bóng đá đang chạy giữa sân. Loại ống kính này cũng hay được thợ ảnh sử dụng để chụp ảnh chân dung hoặc chụp macro, do ưu điểm độ nét tốt và khả năng xóa phông cực mạnh. Thông thường, tiêu cự trong dải từ 70 đến 300 mm là quá đủ cho những nhu cầu chụp ảnh hàng ngày của bạn.

Sử dụng ống kính tele
"Siêu tele" Nikkor 800 mm f/5.6s ED-IF với độ dài 5046 mm, đường kính 163 mm và khối lượng 5,4 kg. Ảnh: Mir.

Khi mua nên chú ý, ống kính tele có hai loại – loại một tiêu cự (fixed lens) và loại đa tiêu cự (zoom lens). Tele một tiêu cự chỉ có tác dụng thu hẹp trường nhìn theo một giá trị cố định, nhưng chất lượng quang học khá cao và cũng nhẹ hơn đa phần ống zoom có dải tiêu cự tương đương. Thông thường, tiêu cự của những ống fix này được các nhà sản xuất chế tạo theo chuẩn 135 mm, 200 mm và 400 mm. Tất nhiên, bạn cũng có thể chọn một tele với tiêu cự lớn hơn, nhưng giá của chúng thường rất đắt và cũng không hề dễ mang vác theo người trong những chuyến du lịch. Ống kính tele huyền thoại Canon EF 600mm f/4L IS USM có giá hơn 8.000 USD và trọng lượng lên tới 5,3 kg, tương đương với một… kính thiên văn loại nhỏ. Nếu đủ điều kiện để sở hữu ''siêu tele" Nikkor 800mm f/5.6s ED-IF, chắc bạn cũng cần vài người khiêng khi muốn xoay ống kính để chụp một chú chim ở khoảng cách… nửa cây số.

Nikon AF-S 70-300 F4.5-5.6 VR là ống tele đa dụng với mức giá vừa phải. Ảnh: Letsgodigital.
Nikon AF-S 70-300 F4.5-5.6 VR là ống tele đa dụng với mức giá vừa phải. Ảnh: Florian.

Thông thường, bạn nên chọn ống tele zoom để dễ bố cục hơn khi chụp từ xa. Do có nhiều thành phần thấu kính và cấu trúc phức tạp nên loại ống này khá nặng và cho chất lượng ảnh kém hơn đa số ống fix cùng giá bán. Dải tiêu cự 70-200 mm (xấp xỉ 3x) thường được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì tính cơ động trong bố cục ảnh cũng như không quá cồng kềnh khi mang theo người trong những chuyến offline cùng bạn bè.

Những thước chụp như thế này cần đến ống kính tele. Ảnh: Experience.
Những thước chụp như thế này cần đến ống kính tele. Ảnh: Experience.

Một số tác dụng quan trọng của ống kính tele.
Thu hẹp trường nhìn, đồng nghĩa với việc "kéo" các đối tượng ở xa lại gần hơn. Tác dụng này của ống tele tương tự như ống nhòm cao cấp. Việc tiếp cận đối tượng từ xa hữu ích khi bạn không có điều kiện di chuyển hoặc muốn có những thước chụp tự nhiên mà không làm đối tượng chú ý.
Làm nổi bật đối tượng. Ống kính tele có thể tập trung vào một chi tiết cụ thể của đối tượng (khu vực lấy nét) trong khi không làm loãng hình bằng cách xóa phông rất hiệu quả.
Lý tưởng cho những thước chụp chân dung. Ống kính tele có khả năng cho những bức ảnh ở khoảng cách gần với độ nét rất cao, đồng thời khả năng xóa phông mịn màng của nó sẽ làm người xem không bị xao lãng khỏi đối tượng chính.
Một số ống tele được trang bị tính năng macro, rất hữu ích khi chụp những vật thể nhỏ mà không phải dí sát lại gần như trên máy du lịch.

Đẩy ISO lên cao và hạ thấp tốc độ màn trập khi sử dụng ống tele để hạn chế nhòe ảnh. Ảnh: Photoshosupport.
Đẩy ISO lên cao và hạ thấp tốc độ màn trập khi sử dụng ống tele để hạn chế nhòe ảnh. 
Ảnh: Photoshosupport.

Khi mua và sử dụng ống kính tele, nên chú ý tới những điểm sau.
Thiết lập tốc độ màn trập thấp và nâng ISO lên mức cao, ống tele thường gây rung rất lớn do sự rung của tay cầm máy hoặc do gió. Khi chụp với các ống này, người ta thường chỉnh thời gian phơi sáng xuống rất thấp hoặc dùng chân máy để hạn chế nhòe ảnh. Nguyên tắc chung để tính thời gian phơi sáng tối đa để ảnh không bị nhòe (đối với máy phim 35 mm) là lấy 1 chia cho tiêu cự ống ở đơn vị milimét. Ví dụ, thời gian phơi sáng đối với các ống 200 mm tối đa chỉ khoảng 1/200 giây nếu không sử dụng tripod. Giải pháp tốt nhất thường được áp dụng ở đây nâng ISO lên cao. Tuy nhiên cũng cần chú ý, nếu ISO quá lớn sẽ dẫn đến nhiễu ảnh (noise). Nói chung, bạn phải cân nhắc kĩ và biết điều tiết hợp lý hai thông số này tùy hoàn cảnh.
Hạn chế tối đa rung động của thân máy. Những rung lắc rất nhỏ do tay cầm máy hay do gió cũng sẽ bị "khuếch đại" lên khá lớn trên ảnh khi chụp bằng ống tele. Do vậy bạn nên sử dụng chân máy trong những tình huống chụp thiếu sáng. Đến nay, các hãng đã nhanh chóng tích hợp công nghệ chống rung ngay trong thân máy hoặc ống kính giúp tăng thời gian phơi sáng mà ảnh vẫn không bị nhòe. Công nghệ này cho phép tăng tốc độ chụp lên từ 2 đến 4 stop so với bình thường.

Độ sâu trường ảnh trên các ống tele thường rất nông. Hậu cảnh bị mờ đi rõ rệt. Ảnh: Flickr.
Độ sâu trường ảnh trên các ống tele thường rất nông. Hậu cảnh bị mờ đi rõ rệt. Ảnh: Flickr.

Điều chỉnh chính xác tiêu cự. Ống tele tạo ra độ sâu trường ảnh (DOF) rất nông khiến việc lấy nét trở nên vô cùng phức tạp. Ống tele lấy nét bằng tay (Manual Focus) thường khó sử dụng với những người mới bắt đầu. Do vậy, bạn nên đầu tư một ống kính hỗ trợ tự động lấy nét để sẵn sàng cho những thước chụp nhanh trong mọi tình huống.

Lựa chọn ống kính tele cho phù hợp mục đích và điều kiện tài chính là một việc không dễ dàng. Ảnh: Dpreview.
Lựa chọn ống kính tele cho phù hợp mục đích và điều kiện tài chính là một việc không dễ dàng. 
Ảnh: Dpreview.

Mua những ống kính có độ mở lớn. Với ống kính nói chung, độ mở càng lớn đồng nghĩa với việc chất lượng quang học càng được cải thiện. Ngoài ra, độ mở lớn còn giúp máy chụp thiếu sáng tốt hơn, khả năng xóa phông mịn màng hơn. Tuy nhiên, giá tiền bạn phải trả sẽ tăng lên khá nhiều. Chẳng hạn, ống Canon EF 70-200mm f/4 L USM (non IS) có giá khoảng 800 USD, trong khi phiên bản cao cấp với mở f/2.8 của nó có giá lên tới 1.200 USD.

Teleconverter EC-20 2x của hãng Olympus. Ảnh: Letsgodigital.
Teleconverter EC-20 2x của hãng Olympus. Ảnh: Letsgodigital.

Sử dụng ống chuyển. Ống chuyển teleconverter là sự lựa chọn khả dĩ nếu kinh tế của bạn chưa cho phép đầu tư một tele xịn với mức giá trên trời. Loại thông dụng được bán hiện nay giúp đẩy tiêu cự ống kính nguyên bản lên 1.4x và 2x. Chẳng hạn, teleconverter 2x sẽ giúp ống 200 mm trở thành tele với tiêu cự 400 mm (có thể vươn xa hơn đa số ống kính tele hiện nay). Bù lại, bạn sẽ phải trả giá bằng việc ảnh sẽ tối đi trông thấy đồng thời chất lượng ảnh (bao gồm màu sắc và độ nét) cũng giảm theo. Do đó, nên đẩy cao tốc độ màn trập và sử dụng chân máy khi cần thiết.

Visited 1,376 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...