Ống kính Canon EF 16-35mm f/2.8L III USM và xem canon nói về độ phân giải ngoài biên của nó

Đã qua nhiều năm kể từ khi ống kính CANON EF16-35mm f/2.8L II USM ra mắt vào năm 2007, đây là ống kính được người dùng chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư biết đến nhiều. Do đó không lạ khi người hâm mộ mong chờ ra mắt một mẫu ống kính kế thừa—mong muốn của họ thành hiện thực vào năm 2016 với sự ra mắt ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM, ống kính này có những cải thiện về độ phân giải vùng ngoài biên của ảnh trong toàn bộ dải zoom. Chúng tôi đã dùng thử ống kính này, và sau đây là bài tường thuật của chúng tôi. (Người trình bày: GOTO AKI)

 

Đã qua 10 năm kể từ khi ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM (Phiên bản tiếng Anh) lần đầu được bày bán. Tại thời điểm đó, máy ảnh không ngừng cải tiến về độ phân giải hình ảnh, để lại cho nhiều người dùng cảm giác rằng ống kính cũ của mình không thể bắt kịp các máy ảnh mới với số điểm ảnh ngày càng cao. Trên cơ sở này, không ngạc nhiên khi nhiều người dùng nóng lòng chờ đợi sự ra mắt của ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM.

Tôi đã nghe về việc những cải tiến trên ống kính mới đã giải quyết một số vấn đề với mẫu ống kính tiền thân của nó như thế nào. Ví dụ, nó được cho rằng có khả năng chống nhòe hình tốt hơn và tránh mất độ phân giải ở vùng ngoài biên cũng như chống lóa và bóng ma ở điều kiện ngược sáng. Đây là những phẩm chất tôi muốn tự trải nghiệm nhất khi tôi ra thực địa cùng với ống kính này.

 

Khái quát

Ống kính khắc họa những chi tiết nhỏ của phong cảnh đến tận vùng ngoài biên

Khi gắn ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM lên EOS 5D Mark IV, điểm đầu tiên tôi để ý khi nhìn qua khung ngắm là độ rõ và độ sáng hoàn hảo của hình ảnh trong khung ngắm ngay cả vào ngày trời có mây, điều này cho thấy toàn bộ ống kính cho ánh sáng đi vào cảm biến hiệu quả như thế nào. Gần như không có hiện tượng méo hay phai màu ở vùng ngoài biên.

Khi chụp bằng ống kính này, tôi trải nghiệm độ phân giải hình ảnh rõ nét của ống kính này—những đường nét nhỏ nhất của đối tượng được ghi lại. Nó mang lại khắc họa đẹp đến tận rìa ảnh, không có méo hay sắc sai dễ nhận ra, ngay cả đối với cảnh trong đó mẫu ống kính tiền thân của nó có xu hướng gặp nhiễu xạ.

Thực ra tôi rất thích thú khi chụp với các hiệu ứng phối cảnh độc đáo và chất lượng hình ảnh cao từ f/2.8 trở đi trên EF16-35mm f/2.8L III USM.

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/8 giây, EV+0,7)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Chụp ở 16mm và f/2.8. Đây là một sự khắc họa hoàn hảo, không có dấu hiệu phai màu hay nhòe hình ở vùng ngoài biên và các chi tiết được tái tạo ngay cả ở các vùng có bokeh. Những chi tiết nhỏ của những cái cây được ghi lại và phân giải hiệu quả mặc dù khu rừng rất tối.

 

Khắc họa chi tiết ở f/8, nhưng ống kính này thực sự tỏa sáng ở gần độ dài tiêu cự 35mm

Tôi thấy rằng ảnh chụp ở khoảng f/8 dẫn đến khắc họa phong cảnh rất chi tiết. EF16-35mm f/4L IS USM thường được đánh giá ngang với EF16-35mm f/2.8L II USM về chất lượng khắc họa, nhưng khi bạn so sánh ảnh chụp ở độ dài tiêu cự 16mm trên đó với ảnh chụp ở cùng các thiết lập trên EF16-35mm f/2.8L III USM, ống kính sau có hiệu ứng tối góc dần nhiều hơn, với lợi thế rõ ràng ở f/8.

Tuy nhiên, ở khoảng độ dài tiêu cự 35mm (góc xem gần tiêu chuẩn) ống kính này mới thực sự tỏa sáng. Ở độ dài tiêu cự này, bạn có thể đến gần đối tượng và có được hiệu ứng bokeh hậu cảnh tốt, mượt mà cho thấy môi trường xung quanh thoáng đãng, rộng rãi, làm nổi bật thông số cao của ống kính này (khẩu tròn 9 lá, khoảng cách chụp tối thiểu 28cm và độ phóng đại 0,25x). (Xem Điểm #3 bên dưới để biết thêm chi tiết.)

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/80 giây, EV-0,7)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Chụp cận cảnh từ khoảng cách 28cm (khoảng cách chụp tối thiểu). Hiệu ứng phóng đại phối cảnh mà bạn chờ đợi từ một chiếc ống kính góc cực rộng và hiệu ứng bokeh hậu cảnh tạo ra cảm giác thoáng đãng và rộng lớn. Tôi cố tình đặt những chiếc lá ở góc dưới bên trái. Hãy để ý hình dạng hoàn toàn không bị méo.

 

Lớp phủ fluorine chống bụi, chống nước nhẹ của ống kính giúp cho bạn dễ dàng chụp dưới mưa phùn.

Trời có mưa phùn tại vị trí tôi chụp, và tất cả chúng ta biết rằng việc thay ống kính ở điều kiện thời tiết như thế sẽ dẫn đến nguy cơ ống kính sẽ bị bẩn. Nhưng nhờ vào lớp phủ fluorine chống bụi, chống nước nhẹ, tất cả những gì cần làm là lau nhanh bằng vải khô để loại bỏ vết bẩn, và tôi có thể quay trở lại chụp ảnh. Ống kính này có thể không có những nâng cấp thông số hào nhoáng, nhưng là một nhiếp ảnh gia muốn chụp những khoảnh khắc thoáng qua trong thiên nhiên, tôi đánh giá cao tính năng này.

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/320 giây, EV+0,3)/ ISO 800/ WB: Daylight
Trời có mưa phùn khi chụp ảnh này, nhưng chất lượng được giữ lại từ tâm ảnh đến vùng ngoại biên, không có méo. Ngay cả những con sóng ở dưới cùng cũng được tái tạo đẹp. Ống kính này có khả năng chống bụi và chống nước nhẹ, do đó một chút mưa hoàn toàn không thành vấn đề.

 

Hầu hết ảnh chụp ngược sáng đều không bị bóng ma và lóa

Vào ngày cuối cùng trong chuyến đi của tôi, mặt trời cuối cùng cũng ló dạng và tôi có thể chụp vài tấm ngược sáng. Lóa và bóng ma có xu hướng xuất hiện ở các điều kiện như thế, nhưng tôi ngạc viên với việc hầu hết các ảnh của tôi xuất hiện rất rõ nét. Ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM sử dụng một số công nghệ quang học hiện đại, biến nó thành một thiết bị phù hợp hoàn hảo với các máy ảnh có độ phân giải cao chẳng hạn như EOS 5DS, EOS 5DS R, và EOS 5D Mark IV, tất cả được ra mắt vào năm 2015-16. (Để biết thêm chi tiết, xem Điểm #2 bên dưới).

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/800 giây, EV-0,3)/ ISO 200/ WB: Daylight
Chụp ngược sáng vào buổi tối—một điều kiện có xu hướng bị lóa và bóng ma. Các công nghệ phủ ASC và SWC dẫn đến không có lóa và ít bóng ma. Nói chung, hiệu năng ngược sáng là một sự cải thiện nổi bật so với EF16-35mm f/2.8L II USM.

 

Những Quan Sát Chi Tiết

Điểm #1: Những cải thiện lớn về chất lượng hình ảnh ở khẩu độ tối đa ở đầu góc rộng 16mm

Nhiều thấu kính chuyên dụng được sử dụng trong ống kính này, và điều này dẫn đến chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc từ cạnh này đến cạnh kia trong toàn bộ dải zoom đối với ảnh được chụp ở khẩu tối đa ngay cả những chi tiết nhỏ ở các đối tượng cũng được giữ lại. Màu sắc cũng được khắc họa sống động. Về tối góc, khi so với EF16-35mm f/4L IS USM, cũng được biết đến với hiệu năng hoàn hảo của nó về mặt này, ống kính EF16-35mm f/2.8L III USM có lợi thế.

 

Việc sử dụng nhiều thấu kính chuyên dụng đã giúp tránh các quang sai khác nhau

2 thấu kính phi cầu gương đúc (GMo) hai mặt đường kính lớn ở phía trước và 1 thấu kính phi cầu mài và đánh bóng ở phía sau của kết cấu ống kính giúp tránh méo, cong trường ảnh và loạn thị. Sắc sai ngang, có xu hướng xuất hiện với ống kính góc rộng, được giảm bằng cách sử dụng 2 thấu kính tán xạ cực thấp (UD).

 

Chụp ở 16mm

Tất cả ví dụ được chụp bằng: EOS 5D Mark IV/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (EV+1,3)/ ISO 400/ WB: Daylight

 

f/2.8 giữa

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/2.8 ngoài biên

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/5.6 giữa

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/5.6 ngoài biên

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/8 giữa

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/8 ngoài biên

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

 

Chụp ở 35mm

Tất cả ví dụ được chụp bằng: EOS 5D Mark IV/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight

 

f/2.8 giữa

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/2.8 ngoài biên

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/5.6 giữa

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/5.6 ngoài biên

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/8 giữa

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

f/8 ngoài biên

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

 

Điểm #2: Các công nghệ phủ mới nhất giúp giảm lóa và bóng ma hiệu quả

Ảnh gồm có các nguồn sáng có xu hướng dẫn đến lóa và bóng ma, nhưng những hiện tượng này được giảm hiệu quả trên EF16-35mm f/2.8L III USM nhờ vào việc sử dụng các công nghệ phủ mới nhất, với Lớp Phủ SubWavelength Structure (SWC) được dùng trên thấu kính đầu tiên, và Lớp Phủ Air Sphere (ASC) được sử dụng trên thấu kính thứ hai. Ống kính khác duy nhất có các thấu kính sử dụng cả hai lớp phủ là EF11-24mm f/4L USM.

Tất cả ví dụ được chụp bằng: EOS 5D Mark IV/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1,3 giây, EV-0,7)/ ISO 400/ WB: Daylight

 

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

 

Điểm #3: f/2.8 dẫn đến bokeh đẹp, mượt

Đây có thể là một chiếc ống kính góc cực rộng, nhưng có thể đạt được hiệu ứng bokeh đẹp khi bạn chụp ở độ dài tiêu cự 35mm ở khoảng cách chụp tối thiểu 28cm. Ống kính này có khẩu tròn gồm có 9 lá, nhiều hơn ống kính tiền thân của nó, và điều này, cùng với độ phân giải rõ nét bạn có được ở f/2.8 dẫn đến hiệu ứng bokeh mượt, tăng dần, mở rộng ra rìa ảnh nhưng không dẫn đến phai màu. Những đường ở vùng đúng nét được khắc họa chi tiết, và chính sự tương phản này làm tăng vẻ đẹp của bokeh.

Các lá khẩu ảnh hưởng thế nào đến hiệu ứng bokeh? Hãy tìm hiểu trong bài viết này:
Những CHTG về Ống Kính #8: Tôi Nên Lấy Nét Ở Đâu Để Chụp Được Vòng Tròn Bokeh Đẹp?

Tất cả ví dụ được chụp bằng: EOS 5D Mark IV/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/200 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Daylight

 

EF16-35mm f/2.8L III USM

EF16-35mm f/2.8L II USM

 

 

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/800 giây, EV-0,3)/ ISO 200/ WB: Daylight
Tôi chụp ảnh này từ một con thuyền di chuyển nhanh. Kiểm tra để thấy tôi có thể chụp được bao nhiêu chi tiết ở các con sóng với f/2.8 và tốc độ cửa trập cao, tôi ngạc nhiên với mức chi tiết có được mặc dù ở điều kiện ánh sáng hơi bẹt.

 

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/50 giây, EV-0,7)/ ISO 1600/ WB: Daylight
Ảnh chụp những bông hoa mộc tê đang rơi trên băng ghế đá được chụp ở độ dài tiêu cự 35mm, khoảng cách chụp 28cm. Hoa mộc tê ở hậu cảnh vẫn nổi bật ngay cả ở f/5.6, sự ẩm ướt của băng ghế đá được khắc họa với chi tiết trung thực.

Visited 791 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...