Bí quyết chụp ảnh và xử lý ray sáng đẹp tự nhiên trong lightroom

Bạn có thể dùng nhiều kỹ thuật để làm rõ ray như chồng nhiều layer ảnh, hay ghép nhiều tấm với HDR. Trong bài này mình muốn chia sẽ cách chụp tự nhiên dùng 1 file ảnh, không ghép nhiều file hay chồng nhiều layer.

TIA SÁNG THIÊN ĐƯỜNG (RAYS FROM HEAVEN)  8s ISO 50 f/16 WB 5600K. Sony a7rII   Sigma 20 1.4   Filter: Gnd 3 Reverse   ND10. Na hang, Tuyên Quang @7:39am.

TIA SÁNG THIÊN ĐƯỜNG (RAYS FROM HEAVEN) 8s ISO 50 f/16 WB 5600K. Sony a7rII + Sigma 20 1.4 + Filter: Gnd 3 Reverse + ND10. Na hang, Tuyên Quang @7:39am

DỰ ĐOÁN TRƯỚC RAY VÀ SẴN SÀNG

Khi ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua khe hở của mây, khoảng cách cây hay cấu trúc lồi lõm của núi sẽ tạo ra ray. Ray càng rõ khi ray sáng nổi bật trên nền tối hơn như bầu trời xanh, bóng đen do cây tạo ra khi che nắng, hay nền tối hơn trong bóng của núi.

Ví dụ khi thấy trời trong mà có vài đám mây dầy hay đen che mặt trời thì khi đám mây đó di chuyển sẽ tạo ra ray.
Ví dụ khi sương mây luồn (có màu trắng) đang ở dưới hàng cây thì khi nắng lên chiếu xuyên qua những he hở của những cây gần nhau sẽ tạo ra ra những bóng đen (của cây) tương phản với sương hay mây luồn trắng sẽ tạo ra ray.
Ví dụ như trong ảnh cover này mặt trời lên cao qua núi khi ở vị trí đủ cao chiếu qua những phần lõm của núi sẽ tạo ra ray trên nền của bóng đen của vách núi.

Trong vị trí của ray mà có sương nhẹ thì hiệu ứng ray sẽ càng mạnh và càng rõ hơn. Hiểu rõ ray tạo ra như thế nào giúp bạn tiên đoán và có sự chuẩn bị trước khi ray xãy ra.

ĐỘ PHƠI SÁNG CHUẨN KHÔNG BỊ QUÁ SÁNG

Ray là tia sáng mạnh, nhất là càng gần vị trí mặt trời. Nếu độ phơi sáng bạn không chuẩn thì rất dể làm cháy ray (quá sáng hay over-exposed). Bạn nên kiểm tra biểu đồ Histogram để chắc chắn là nó không leo lên cạnh phải quá mức cho phép của máy bạn (tính nhẫm trên màn hình LCD của những máy ảnh KTS từ sau 2012 như sau: Nikon không leo quá 3mm, Canon không leo quá 2mm, Sony không leo quá 1mm)

 

DÙNG FILTER GND ĐỂ GIẢM SÁNG VÙNG TRỜI

Để cho ray không bị cháy và kết hợp được với cảnh không bị đen hay mất chi tiết ở vùng ngược sáng thì mình cần phải có filter GND để cân sáng vùng trời, làm rõ ray, mây và cân bằng ánh sáng cho cả trời và đất. Trong ảnh này mình dùng 3 Stop Reverse để làm giảm sáng vùng trời hạn chế mặt trời sáng mạnh làm cháy ảnh.

LÀM RÕ RAY VỚI TIÊU CỰ HAY ZOOM GẦN HƠN

Ray càng rõ khi ray được thể hiện trong khung ảnh của bạn càng lớn, hay nói một cách khác ray càng gần thì sẽ thể hiện càng rõ. Trong lúc chụp cảnh này mình đang dùng tiêu cự 12mm, sau khi ray hiện ra thì mình đổi qua tiêu cự 20mm để có thể tiến gần nhất, bố cục đến mí mây trên trời và phản chiếu dưới nước để làm cho ray lớn hơn và rõ hơn.

LÀM RÕ RAY KHI XỬ LÝ ẢNH

Trong Lightroom, mình thường tăng Clarity, Highlight hoặc đôi khi Contrast ở tại khu vực có ray để làm nổi bật ray. Lưu ý là không dùng ở khu vực của mặt trời vì nó có thể làm cháy mặt trời. Trong hình sau mình có một Radial Filter (vòng tròn) ngay khu vực ray ở vách núi, tăng clarity và highlight để làm nổi bật ray.

TIA SÁNG THIÊN ĐƯỜNG (RAYS FROM HEAVEN)  8s ISO 50 f/16 WB 5600K. Sony a7rII   Sigma 20 1.4   Filter: Gnd 3 Reverse   ND10. Na hang, Tuyên Quang @7:39am.

Lightroom CC – Xử lý phần ray giới hạn trong Radial Filter.

Tác giả: andreluu.com

Visited 1,629 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...