Trải nghiệm chụp thử Tokina AT-X 12-28 F4 PRO DX, ống kính chuyên phong cảnh
Từ trước đến nay, nếu xét đến giải pháp góc rộng hiệu quả và đa dụng cho dòng máy crop thì Tokina vẫn luôn là 1 tên tuổi nổi bật với các tiêu cự 11-16 f2.8 hoặc 12-24 f4. Với mức giá cả rất cạnh tranh, các ống kính Tokina luôn được đánh giá có chất lượng không thua kém gì ống kính chính hãng và là niềm tự hào của nhà sản xuất này.
Tiếp tục khẳng định cũng như mở rộng vị thế của mình, đầu năm nay 2013, hãng Tokina đã giới thiệu mẫu ống kính mới là Tokina AT-X 12-28 F4 PRO DX được bán ra trong tháng 4 năm 2013 cho các máy dùng ngàm của Nikon, và trong tháng 6 đối với ngàm Canon. Xuất hiện lần đầu trước công chúng đầu năm nay tại triển lãm CP+ tại quê nhà Nhật Bản, Tokina cho biết AT-X 12-28 F4 PRO DX sẽ là sản phẩm thay thế cho ống kính đa tiêu cự góc rộng 12-24 mm F/4 dành cho máy dùng cảm biến APS-C. Giá của AT-X 12-28 F4 PRO DX sẽ bằng với giá của phiên bản cũ AT-X Pro DX 12-24mm F4 II.
Tokina AT-X 12-28 F4 PRO DX by Tròn Dzo, on Flickr
1 số thông số so sánh giữa phiên bản cũ và phiên bản thay thế:
Theo như thông tin cho thấy thì phiên bản mới ngoài việc kế thừa những ưu điểm từ phiên bản cũ thì nó còn có những thay đổi khá đáng giá sau đây:
- Tăng cường dải zoom
Thế hệ lens mới này thay vì tăng cường góc rộng cho ống kính để cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc, Tokina lại chọn con đường đưa sản phẩm của mình lên tầm tiêu cự phổ thông và cơ động hơn (tiêu cự quy đổi tương đượng 19-45mm đối với Canon và 18-42mm đối với Nikon). Tiêu cự mới này đáp ứng được nhu cầu linh hoạt cho các thể loại nhiếp ảnh phong cảnh, đường phố và cả sự kiện.
- Thiết kế quang học mới
Ống kính mới được trang bị 1 thấu kính phi cầu P-MO (Aspherical lens) được đặt ở nhóm thấu kính trước và 1 thấu kính phi cầu thủy tinh đúc (chú ý phân biệt với thấu kính phi cầu “lai”: phần bề mặt phi cầu được tạo bởi một lớp “nhựa tổng hợp” phủ lên trên sau khi trải qua một quá trình gia công và làm cứng bằng tia cực tím) được đặt ở nhóm thấu kính sau cùng. Điều này làm hạn chế tối đa sự khác biệt độ nét giữa tâm và rìa bức ảnh đồng thời cũng khắc phục được tình trạng méo ảnh.
Ngoài ra phiên bản mới còn sử dụng 2 loại thấu kính tán xạ cực thấp (SD – Super-low Dispersion) FK01 và FK03 giúp loại bỏ hiện tượng quang sai.
Chính với thiết kế này giúp cho ống kính mới có thể tương thích và phát huy được hiệu quả tối đa khi sử dụng trên những dòng máy ảnh mới với cảm biến có độ phân giải cao hiện nay hoặc trong tương lai về sau.
- Cơ chế lấy nét tự động mới
Cảm biến điều khiển lấy nét tự động mới “GMR magnetic precision” được Tokina đặt sát với thiết bị dẫn động giúp tăng cường khả năng lấy nét nhanh và chính xác hơn của ống kính mới. Bên cạnh đó, mô tơ lấy nét siêu thanh mới (SDM – Silent Drive Module) nhẹ nhàng và êm ái hơn rất nhiều. Cả 2 phiên bản dành cho Nikon lẫn Canon đều được tích hợp mô tơ lấy nét mới giúp tương thích với tất cả các dòng máy hiện có trên thị trường.
- Thiết kế nhỏ gọn – thao tác thuận tiện
Mặc dù mở rộng thêm tiêu cự và tăng cường thêm hệ thấu kính nhưng Tokina AT-X 12-28 mm F/4 vẫn gần như giữ nguyên hình dáng và khối lượng so với phiên bản cũ. Thế hệ mới đã rút ngắn khoảng cách lấy nét tối thiểu xuống còn 25 cm đồng nghĩa với việc tăng độ phóng đại của ảnh khi ta cần chụp cận sản phẩm hoặc hoa cỏ.
- Hình ảnh tham khảo
Trước khi đi vào đánh giá chi tiết, chúng ta hãy cùng tham khảo qua 1 số bức ảnh với độ phân giải đầy đủ được chụp bởi Toshiya Ogawa và Ryousuke Takahashi. Tổng cộng có tất cả 22 bức ảnh (Full Resolution) được chụp ở tất cả các điều kiện khác nhau để test khả năng của lens.
Mặc dù tất cả nội dung đều là tiếng Nhật nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm đến hình ảnh bằng cách bấm vào bấm vào nút đen bên dưới mỗi hình để xem hoặc download ảnh Full size về. Một điểm khá thú vị là hầu hết các ảnh sẽ có những vùng crop 100% để khi ta di chuột vào có thể xem được chất lượng của từng vùng ảnh.
Mọi người bấm vào 2 link dưới để tham khảo ảnh:
Xem ảnh của Toshiya Ogawa chụp với Nikon D7000
1 ảnh mẫu:
Xem ảnh của Ryousuke Takahashi chụp với Nikon D5200
1 ảnh mẫu:
Đánh giá chi tiết thực tế
Lens góc rộng thường được sử dụng cho thể loại nhiếp ảnh phong cảnh hoặc kiến trúc hoặc thỉnh thoảng cũng được dùng trong thể loại ảnh cưới để tạo được những góc nhìn ấn tượng và ngộ nghĩnh. Những yếu tố chúng ta cần quan tâm khi sử dụng lens góc rộng bao gồm:
1. Độ méo
2. Độ nét
3. Tối 4 góc
4. Quang sai
5. Flare
6. Màu sắc
- Đầu tiên là test về độ méo và tối 4 góc:
Tại tiêu cự 12mm, khẩu độ 4, so cạnh ngang
Ảnh Fullsize: http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
So cạnh dọc
Ảnh fullsize: http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Nhận xét: Để ý cạnh dưới cùng và trên cùng của bức ảnh, tại tiêu cự rộng nhất, ảnh bị méo lồi nhẹ ở vùng biên, và giảm dần đến tâm bức ảnh thì thẳng tưng, hiện tượng tối 4 góc trong điều kiện này cũng khá nhẹ và chỉ xảy ra ở 1 vùng nhỏ của 4 góc.
Tại tiêu cự 28mm, f4, so cạnh ngang:
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Nhận xét: Quan sát cạnh trên cùng, tại tiêu cự xa nhất, hiện tượng méo lõm gần như là không thấy, hiện tượng tối 4 góc cũng gần như là không thấy.
Lưu ý: Trong phần test trên đây, xin mọi người đừng quan tâm đến vùng nét vì để canh cho đúng đường thẳng thì máy có khả năng đặt lệch nên vùng nét sẽ không chính xác.[/I]
- Độ nét
Với điều kiện của em hiện tại, việc test độ nét của 1 lens zoom góc rộng ở môi trường thực tế là cực kỳ khó vì nó không đem lại tính chính xác khách quan do em không thể nào tìm được 1 mặt phẳng và vị trí đặt máy song song với mặt phẳng đó được. Nếu là 1 bài test so sánh về độ nét của 2 lenses thì có lẽ sẽ dễ để chúng ta hình dung hơn.
Chính vì những lý do đó, em chỉ có thể test được độ nét tại 1 số khu vực nhất định chứ không kiểm tra được độ nét toàn phần.Tại tiêu cự 12mm, f4, lấy nét tại trung tâm
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Tại tiêu cự 28mm, f4, lấy nét vào ngọn tháp màu trắng bên trái:
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Crop 100% tại vùng lấy nét:
Nhận xét: Độ nét tại khẩu lớn nhất ở tiêu cự 12 và 28 đều rất tốt, vùng nét được kiểm soát rất tốt cả tại tâm lẫn rìa ảnh (mọi người lưu ý là do điều kiện khách quan nên góc máy không song song và mặt phẳng test là không đồng nhất nhé
Crop tại trung tâm by Huỳnh Minh Thái, on Flickr
crop tại góc dưới bên trái by Huỳnh Minh Thái, on Flickr
- Quang sắc sai (chromatic aberration)
là hiện tượng ánh sáng trắng sau khi đi qua thấu kính bị sai lệch biến thành 1 chùm sáng với phân bố từ đỏ đến tím.
D300s @ 12mm, f4, ISO 160 by Tròn Dzo, on FlickrẢnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
D7000 @ 12mm. f4, ISO 2000 by Tròn Dzo, on FlickrẢnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Nhận xét: Ảnh đầu tiên em chụp bằng Nikon D300s với file Jpeg thì có lẽ so D300s đã áp dụng chế độ khử sắc sai nên ảnh chỉ xuất hiện viền xanh rất nhẹ và ít (tất cả các loạt ảnh khác ở những vùng tương phản mạnh đều có biểu hiện tương tự). Riêng đối với ảnh chụp bằng D7000 với file RAW xuất Jpeg thì có thể thấy viền tím xuất hiện ở cành cây phía sau con trâu và sau lưng mẫu. Tuy nhiên nhờ vào việc tăng cường 2 thấu kính tán xạ cực thấp nên tỷ lệ CA khá thấp và khó nhận thấy. Kinh nghiệm em sử dụng lens 105 2.8 VR Nano của Nikon vẫn gặp tình trạng này như thường.
- Phản xạ ánh sáng (Flare/Halo)
Có 2 hiện tượng phản xạ là phản xạ ở thấu kính ngoài cùng làm xuất hiện ảnh ảo của đốm loé sáng (Flare) và phản xạ bên trong ống kính làm xuất hiện nhiều quầng sáng (halo) khi tia sáng mạnh phản chiếu từ các thấu kính thành phần.
D7000 @ 12mm, f11, ISO 200 by Tròn Dzo, on Flickr
Ảnh fullsizehttp://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
D7000 @ 12mm, f14, ISO 200 by Tròn Dzo, on Flickr
Ảnh fullsizehttp://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Nhận xét: Trong cả 2 ảnh, Flare đều có xuất hiện với tỷ lệ rất nhỏ khi chỉa thẳng ống kính về hướng mặt trời, hiện tượng Halo hầu như không thấy hoặc xuất hiện rất ít trong cả 2 ảnh test, ảnh vẫn giữ được độ trong như khi ta chụp trong điều kiện bình thường.
- Màu sắc:
Tokina thường được người sử dụng biết tới với tone ảnh có màu xanh lạnh, phiên bản này cũng giữ nguyên tình trạng như vậy. Có lẽ là Tokina xác định tone xanh dành cho lens Ultrawide sẽ hợp với sắc độ của phong cãnh và màu trời hơn. Em có điều kiện chụp Tokina với Nikon D300s và D7000 thì nhận thấy ảnh đều mang 1 tone xanh lam nhẹ. Điều rất đặc biệt và mang đến ngạc nhiên thú vị khi em chụp mode Landscape trên D7000 thì skintone trông rất vừa mắt chứ không ám vàng như thường thấy trên Nikon.
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
Ảnh fullsize:http://www.flickr.com/photos/5678553…n/photostream/
- Kết luận
Như vậy là em đã cơ bản hoàn thành xong bài thử nghiệm và đánh giá về lens Tokina AT-X 12-28 F4 PRO DX, có thể bài test có những yếu tố chưa chính xác do điều kiện khác quan về thiết bị test, điều kiện test cũng như khả năng của người test. Tuy nhiên, qua bài test này em mong rằng nó sẽ giúp bổ sung thêm sự lựa chọn về giải pháp góc rộng cho người yêu thích thể loại này, đồng thời em cũng mong sẽ được học hỏi thêm những tiêu chí để đánh giá 1 lens góc rộng tốt từ mọi người.
Riêng với lens Tokina AT-X 12-28 F4 PRO DX này, cá nhân em có những đánh giá sau đây:
Ưu điểm:
Dải zoom tiện dụng
Thiết kế chắc chắn và gọn nhẹ
Chất lượng ảnh tốt
Giá cả hợp lý
Khả năng lấy nét nhanh, êm mượt và chính xác
….
Nhược điểm
Tiêu cự 12mm vẫn chưa mang đến được 1 hiệu ứng cực rộng
Khẩu độ F4 không thật sự tiện lợi khi chụp thiếu sáng
Tối 4 góc tại tiêu cự 12mm khi gắn filter thông thường như CPL
….
và cuối cùng em mong nhận được các ý kiến đóng góp cũng như ảnh từ Lens này hoặc từ các phiên bản trước của nó để tất cả mọi người có điều kiện tham khảo.