Các loại bố cục quan trọng : 1 phần 3 và 1 phần 4
Ảnh chụp bởi các nhiếp ảnh gia lão luyện mang lại cho người xem cảm giác cân bằng và không cảm thấy khó chịu. Lý do là họ sử dụng bố cục. Ở đây, với một số ảnh mẫu, tôi sẽ giải thích về các bố cục cơ bản mà lý tưởng là trước tiên bạn nên thành thạo khi bắt đầu chụp ảnh. (Trình bày bởi studio9)
4 bố cục trước tiên bạn nên thành thạo
Bạn có từng thấy rằng so với ảnh khác chụp cùng một cảnh, ảnh chụp bởi các nhiếp ảnh gia lão luyện mang lại cho bạn cảm giác cân bằng và không cảm thấy khó chịu hay không? Điều này thường là nhờ vào bố cục.
Bố cục là việc quyết định đối tượng chính, nền sau, v.v., được bố trí thế nào trong ảnh. Miễn là ảnh có bố cục hợp lý, ngay cả khi các yếu tố khác (màu sắc, độ sáng, v.v.) chưa hoàn hảo, ảnh cũng sẽ có mức hoàn chỉnh cao!
Những người có khiếu nghệ thuật sẽ có thể chụp được những tấm ảnh mang lại cho bạn cảm giác cân bằng mà không phải chú ý kỹ đến bố cục. Tuy nhiên, người bình thường không thể dễ dàng bỏ qua bố cục. Đó là lý do tại sao bước đầu tiên trong việc cải thiện ảnh của bạn là thành thạo các dạng bố cục cơ bản.
Bạn không cần phải biết nhiều; tất cả những gì bạn cần làm là thành thạo 4 bố cục này:
- Quy Tắc Phần Ba (Bố Cục Quy Tắc Phần Ba)
- Quy Tắc Phần Tư (Bố Cục Quy Tắc Phần Tư)
- Bố Cục Trung Tâm
- Bố Cục Đường Chéo
Mỗi dạng bố cục này rất đơn giản, do đó chắc chắn bạn sẽ nhớ chúng sau khi chỉ xem một lần. Chúng ta hãy xem xét chi tiết từng bố cục, cùng với một số ảnh thực tế.
Trong Phần 1, tôi sẽ giải thích các nội dung sau:
- Quy Tắc Phần Ba (Bố Cục Quy Tắc Phần Ba)
- Quy Tắc Phần Tư (Bố Cục Quy Tắc Phần Tư)
Quy Tắc Phần Ba rất quan trọng!
Trước tiên tôi sẽ giải thích Quy Tắc Phần Ba (Bố Cục Quy Tắc Phần Ba), một phương pháp đã được kiểm chứng. Trên hết, việc để ý bố cục dọc này sẽ đảm bảo rằng ảnh của bạn sẽ có mức hoàn chỉnh cao khoảng 95% trường hợp! Đây là bố cục đầu tiên bạn nên thành thạo khi bạn bắt đầu chụp.
Ở bố cục này, màn hình được chia thành ba, theo hướng ngang và hướng dọc, để tạo 9 phần, và đối tượng được bố trí theo đó.
Bằng cách khéo léo sắp xếp đối tượng dọc theo các đường màu cam hay ở giao điểm của chúng, bạn có thể tạo ra một bố cục phần nào làm cho mọi người có cảm giác tốt và làm toát lên cảm giác cân bằng khi nhìn ảnh.
Rất dễ! Chúng ta hãy xem các đường này trong ảnh thực tế:
Đây có thể là một tấm ảnh rất đơn giản, nhưng việc bố trí con chim bồ câu ở giao điểm góc dưới bên phải phần nào tạo ra sự cân bằng trong ảnh. Nếu con chim bồ câu nằm ở giữa, nó sẽ trông như ảnh sau đây:
Ảnh có vẻ nghiệp dư hơn đúng không?
Khoảng trống bên trái, phải, trên và dưới con chim bồ câu gần bằng nhau, tạo ra cảm giác thiếu cân bằng. Vô tình là, dạng bố cục này với đối tượng ở giữa ảnh được gọi là Bố Cục Trung Tâm. Tôi sẽ giải thích chi tiết ở Phần 2.
Chúng ta hãy xem một số ảnh khác đảm bảo Quy Tắc Phần Ba.
Quy Tắc Phần Ba hiệu quả ngay cả đối với ảnh ảnh chân dung. Bạn có thể thấy rằng cánh của hoa loa kèn đỏ được đặt ở giao điểm phía trên bên phải. Vô tình, bạn không phải ép ảnh theo tỉ lệ phần ba chính xác. Quy Tắc Phần Ba chỉ là định hướng. Ngay cả trong ảnh bên trên, nói đúng ra, đối tượng nằm lệch giao điểm.
Bây giờ chúng ta hãy xem ảnh có thêm vài yếu tố. Những bông hoa anh đào được bố trí sao cho chúng tạo thành một đường biên quanh các đường khung lưới. Ngoài ra, lâu đài ở nền sau được đặt gần giao điểm phía dưới bên trái.
Ảnh tiếp theo là một bể thủy sinh.
Bạn có thể thấy một chú cá kình lớn ở góc trên bên trái, một đứa bé tìm cách với nó ở góc dưới bên phải của ảnh. Bằng cách đặt hai hoặc nhiều đối tượng ở các giao điểm theo cách này, bạn có thể có được những tấm ảnh cân bằng tốt.
Theo cùng cách này, hãy thử hình dung các đường khung lưới chia ảnh thành ba khi bạn nhìn qua khung ngắm, và bố trí các đối tượng dùng các giao điểm và các đường thẳng để đánh dấu. Bằng cách đó, ảnh của bạn sẽ mang lại cảm giác cân bằng và có cảm giác không gian vừa phải, ngoài việc có vẻ được chụp tốt.
Tuy nhiên, vì đây là một phương pháp đã được kiểm chứng, nhược điểm là nó có thể bị xem là quá khuôn sáo và tạo ra những tấm ảnh tẻ nhạt. Vào những lúc như thế, hãy thử Quy Tắc Phần Tư, tôi sẽ giới thiệu ở nội dung tiếp theo.
Hãy thử Quy Tắc Phần Tư một khi bạn đã quen với Quy Tắc Phần Ba
Bố Cục Quy Tắc Phần Tư, mà tôi sẽ giới thiệu, chia màn hình thành 16 phần, dùng 4 đường ngang và 4 đường dọc.
So với Quy Tắc Phần Ba, đối tượng được bố trí gần các cạnh ngoài của ảnh hơn khi sử dụng Quy Tắc Phần Tư, điều này tạo ra không gian xung quanh các đối tượng đã bố trí, làm tăng thêm chiều rộng của ảnh. Cụ thể là một chiếc máy ảnh DSLR có tỉ lệ màn hình là 3:2, rộng hơn theo chiều ngang, do đó rất thích hợp cho tình huống này.
Khi tôi nhìn lại những tấm ảnh của chính mình, tôi nhận thấy rằng tôi chụp ảnh dùng Quy Tắc Phần Tư nhiều hơn Quy Tắc Phần Ba.
Đây là ảnh bình minh. Bằng cách đặt đường chân trời ở 1/4 dưới của màn hình, tôi có thể đưa vào cảm giác bầu trời rộng lớn, chụp lại những dịch chuyển và thay đổi nhỏ của nó. Ngoài ra, bằng cách đặt mặt trời đang ló dạng ở góc dưới bên phải của ảnh, tôi có thể chụp được những thay đổi về màu sắc bầu trời khi nhìn từ góc dưới bên phải của ảnh lên góc trên bên trái.
Đặc biệt là, trong trường hợp ảnh chụp không gian rộng, chẳng hạn như phong cảnh, đối tượng có xu hướng được tập hợp ở giữa khi sử dụng Quy Tắc Phần Ba, làm cho ảnh có cảm giác ngột ngạt. Vào những lúc đó, tôi khuyên dùng Quy Tắc Phần Tư.
Trong ảnh này, đường chân trời được đặt ở giữa, mang lại ấn tượng biển rất yên. Ngoài ra, có 2 người xuất hiện trong ảnh xung quanh một trong các giao điểm, cho thấy con người nhỏ bé thế nào so với đại dương. Mặc dù Quy Tắc Phần Ba không được sử dụng ở đây, ảnh hoàn toàn không có vẻ lạ.
Đây là một cảnh khá bình thường. Không gian rộng lớn bên trái và ở nền sau đã được chụp lại dùng Quy Tắc Phần Tư, trong khi nhà máy ở nền trước là đối tượng chính, làm cho có vẻ như tấm ảnh đang kể chuyện.
Cũng trong ảnh này, bạn có thể thấy rằng đối tượng chính được đặt ở góc dưới bên trái, trong khi ở bên phải, đến nền sau, có hiệu ứng bokeh mượt, đẹp.
Bằng cách sử dụng Quy Tắc Phần Tư, như trong ảnh bên trên, bạn có thể tạo ra những tấm ảnh hơi khác với ảnh sử dụng Quy Tắc Phần Ba. Một khi bạn đã sử dụng quen Quy Tắc Phần Ba, tại sao không tự thử thách bằng Quy Tắc Phần Tư?
Tôi mong rằng bạn đã hiểu được Quy Tắc Phần Ba và Quy Tắc Phần Tư. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ giải thích về các bố cục khác mà bạn nên thành thạo khi bắt đầu chụp ảnh: Bố Cục Trung Tâm và Bố Cục Đường Chéo. Tôi mong rằng bạn sẽ thích giống như tôi!