Trò chuyện và xem đẹp ngẫu hứng của Raymond Phang
Người ta nói rằng nếu bạn không lên kế hoạch cho việc bạn làm, thì việc bạn làm sẽ là con đường dẫn tới thất bại. Thế nhưng đôi khi, sự ngẫu hứng có thể lại trở thành lợi thế của bạn. Hãy hỏi Raymond Phang người chuyên chụp ảnh đám cưới, bạn sẽ hiểu. Dù nhiều nhiếp gia tin rằng việc lên kế hoạch là tất cả, nhưng Raymond lại thích để những điều bất ngờ truyền cảm hứng cho mình.
Ống kính EOS 5DS R, EF85mm f/1.2L II USM lens, f/2, 1/2500 sec, ISO 2000
Khi đi chụp ảnh ở nước ngoài, Raymond thường khởi đầu với những thông tin chung mà anh có thể thu thập được về địa điểm chụp ảnh. Sau đó anh sẽ vừa chụp vừa khám phá nơi đó.
“Tôi là kiểu người ngẫu hứng, thích tự do nắm bắt khoảnh khắc, vì thế tôi thích những buổi chụp ảnh mà không có quá nhiều sự chuẩn bị hoặc chi tiết liên quan. Tôi thích bị ném vào những tình huống ngẫu hứng hoặc đúng hơn là một môi trường mới, vì đó là khi tôi sẽ có một luồng adrenaline và cảm hứng trong mình.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là anh cứ tới và chụp theo ý muốn, mà anh cũng nhờ cậy những người dân địa phương ở quốc gia anh đến để giúp mình trong lúc chụp.
“Chúng tôi liên kết với bạn bè địa phương và gặp gỡ họ nhiều nhất có thể. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết một ngày nào đó bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ họ. Nếu bạn không có một mạng lưới hỗ trợ hoặc các đầu mối liên lạc tốt, dù đó có là ở quê nhà hay nước ngoài, bạn sẽ phải đối mặt với thách thức phải lên kế hoạch dự phòng.”
Raymond cho biết thêm, “Đó chính là vấn đề của việc lên kế hoạch. Nó mang lại hy vọng, và hy vọng đi cùng với thất vọng. Khi mọi chuyện không xảy ra theo đúng kế hoạch, hãy luôn chuẩn bị tâm lý để đối mặt với thực tế đó và linh hoạt chấp nhận thay đổi.”
Không có gì bất ngờ khi phong cách chụp ảnh của anh nghiêng về sự khác thường và kì quặc. “Tôi rất dễ chán nên luôn thách thức mình làm điều gì đó khác biệt, để cùng lúc đó có được sự vui vẻ. Đó là lý do vì sao tôi bắt đầu thực hiện ảnh đám cưới theo chủ đề. Cơ bản đó là kể câu chuyện với một chút hài hước trong khi phong cách chính thống vẫn theo hướng tiêu chuẩn và cổ điển.”
Ống kính EOS 5DS R, EF16-35mm f/2.8L II USM lens, f/5.6, 35mm, 106 sec, ISO 400
Khi nói về thiết bị của mình, Raymond tin tưởng vào chiếc Canon EOS 5D Mark III để thực hiện công việc. Những tính năng của chiếc 5D cũng bổ sung cho phong cách chụp ảnh không phô trương của anh trong những đám cưới thực tế.
“Tôi đã luôn sử dụng máy ảnh 5D kể từ khi dòng máy này ra đời, từ EOS 5D đến Mark III. Chiếc máy hoạt động tuyệt vời, nhờ vào độ nhạy sáng ISO cao và tính năng ưa thích của tôi, màn trập tĩnh. Nó như là một phụ tá thân cận hỗ trợ tôi trong suốt buổi chụp, để tôi thoải mải len lỏi chụp ảnh mà không bị một ai chú ý đến.”
Ống kính EOS 5D Mark II, EF85mm f/1.2L II USM lens, f/2, 1/1600 sec, ISO 2000
Tốc độ máy ảnh cũng là một điều quan trọng trong công việc của Raymond, đơn giản vì đám cưới luôn tràn ngập những khoảnh khắc chỉ diễn ra trong nháy mắt mà bạn sẽ dễ bị bỏ lỡ; từ biểu cảm trên khuôn mặt chú rể đến cảm xúc của khách mời lúc bó hoa được tung lên. Bất kì sự chậm chạp nào trong thao tác chụp cũng có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ những chi tiết quan trọng như vậy.
Ống kính EOS 5DS R, EF85mm f/1.2L II USM lens, f/1.2, 1/1600 sec, ISO 2500
Ống kính EOS 5DS R, EF85mm f/1.2L II USM lens, f/2, 1/320 sec, ISO 2500
Ống kính EOS 5D Mark II, EF85mm f/1.2L II USM lens, f/2.2, 1/1600 sec, ISO 160
Cho đến nay, buổi chụp ở nước ngoài thách thức nhất với Raymond là ở Okunoshima, Nhật Bản. Với một đội ngũ chỉ gồm 2 người, họ đã phải lôi thiết bị của mình đến một hòn đảo nhỏ nổi tiếng với cái tên: thiên đường của thỏ.
“Chúng tôi đã phải làm việc với những chú thỏ hoang này, chưa được thuần hóa, cũng không được nuôi trong nhà. Vì vậy chúng tôi không thể kiểm soát được xem chúng nhìn vào đâu, cũng không thể giữ chúng yên vị ở một tư thế nhất định.”
Ống kính EOS 5D Mark III, EF50mm f/1.4 USM lens, f/8, 1/10 sec, ISO 320
Ống kính EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/2.8L II USM lens, f/4, 35mm, 1/10 sec, ISO 800
Ống kính EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/2.8L II USM lens, f/7.1, 19mm, 1/200 sec, ISO 400
Raymond nhớ lại một buổi chụp cũng khó khăn không kém. Lần đó họ chụp ảnh ở Hàn Quốc và mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng từ đặt chỗ tại salon để trang điểm và làm tóc, đến thuê phương tiện đi lại, cả tài xế xe. Nhưng đến hôm chụp ảnh, trời lại đổ mưa khiến họ khó có thể có những bức ảnh cưới đẹp như trong mơ.
“Chúng tôi phải sắp xếp đổi ngày với người tổ chức vào phút cuối. Thật may, chúng tôi đã tránh được cơn mưa và chụp được trọn vẹn vẻ đẹp của hoa anh đào.”
Ống kính EOS 5D Mark III, EF16-35mm f/2.8L II USM lens, f/5, 16mm, 1/200 sec, ISO 100
Và đôi khi, vẻ đẹp xuất hiện từ những bất ngờ. Giống như khi Raymond chụp ảnh một cặp đôi trên cây cầu ở South Island, New Zealand. Một bức ảnh ban đầu được dự định chỉ đơn giản và cổ điển hóa ra lại trở nên kịch tính.
“ Khi nhìn thấy người lái thuyền đi ngang, tôi đã nảy ra một nguồn cảm hứng bất chợt và hỏi xem họ có phiền nếu bị ướt không. Họ rất hứng thú với ý tưởng đó vì vậy tôi đã nhờ người lái nổ máy. Ban đầu những con sóng khá là thảm hại, có lẽ vì anh ta lo lắng rằng cô dâu chú rể sẽ bị lạnh và ướt. Nhưng sau đó, những đợt nổ máy tiếp theo đã làm nước bắn tung tóe lên họ. Hiệu ứng đạt được có hơi kịch tích nhưng chúng tôi cảm thấy thực sự hài long.”
Raymond Phang
Táo bạo và tự tin một cách thầm lặng, nhiếp ảnh là một môi trường với hàng ngàn cơ hội để Raymond thể hiện mình một cách đầy nghệ thuật và sáng tạo. Đặc biệt thông thạo chụp những khoảng khắc chân thật của con người, anh cho thấy rõ khả năng tinh tế bẩm sinh nhìn ra những chi tiết đẹp nhất và thể hiện tài năng nhiếp ảnh của mình vượt trên cả kĩ năng máy ảnh điêu luyện.
Bài viết : Trò chuyện và xem đẹp ngẫu hứng của Raymond Phang
Theo: canon-asia