Kỹ thuật chụp nét mặt chân dung với Aperture-Priority AE – Phần 1

Khi bạn chụp cận cảnh chân dung một ai đó, nếu bạn mở khẩu độ quá lớn sẽ làm mờ đi các phần khác trên gương mặt ở ngoài điểm lấy nét, ví dụ khi chụp nghiêng, lấy nét ở mắt trái có thể làm mờ phần mắt phải …. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho bạn cách chụp ảnh với số F hợp lý 

Mặt người có ba chiều. Khi chụp cận cảnh mặt người, nếu khẩu độ quá lớn, các phần khác ngoài tiêu điểm của khuôn mặt có thể bị nhòe quá mức. Chúng ta hãy tìm hiểu một số  f thuận tiện để chụp cận cảnh chân dung. (Người trình bày: Teppei Kohno)

 

f/2.8 là số f tối ưu để chụp nét mặt

Khi chụp cận cảnh đối tượng là con người bằng ống kính có khẩu độ tối đa nhỏ, cần cẩn thận không mở khẩu quá lớn. Điều này là đặc biệt đúng khi chụp từ một góc xiên, trong đó tính ba chiều (nổi khối) của khuôn mặt sẽ được nhấn mạnh và hiệu ứng bokeh được phóng to. Nếu sử dụng khẩu độ chẳng hạn như f/1.4, chỉ có một phần cụ thể của khuôn mặt nằm trong tiêu điểm, điều này có thể che mất nét mặt và làm cho nó có vẻ không nổi bật. Để chụp được đầy đủ nét mặt đồng thời tái tạo hiệu ứng bokeh hậu cảnh, f/2.8 là số f hiệu quả để sử dụng. Phạm vi lấy nét kéo dài đến đuôi mắt, mũi và miệng, cho phép chụp được đầy đủ nét mặt của đối tượng là con người vì độ sắc nét của hình ảnh cao hơn so với ở khẩu độ tối đa.

FL: 85mm/ f/2.8/ 1/25 giây/ ISO 400
Chụp ở f/2.8: Mắt, mũi và miệng đều đúng nét. Vì toàn bộ khuôn mặt được chụp rõ nét, nét mặt không bị mờ.

 

FL: 85mm/ f/1.2/ 1/125 giây/ ISO 400
Chụp ở f/1.2: Hiệu ứng bokeh quá lớn chỉ có mũi đúng nét và cặp mắt bị nhòe, làm cho khó thấy nét mặt.

 

Thủ thuật sử dụng f/2.8 hiệu quả hơn trong chụp ảnh chân dung

Cảnh 1: Nếu ảnh của bạn bị mất chi tiết màu trắng…

Ở các cảnh đủ sáng chẳng hạn như ngoài trời với ánh sáng ban ngày chan hòa, f/2.8 có thể cho phép quá nhiều ánh sáng đi vào ống kính, dẫn đến dư sáng. Hãy thử chụp ở nơi có nhiều bóng râm hơn, hoặc tăng số f. Bạn cũng có thể sử dụng kính lọc ND, gắn vào ống kính để hạn chế lượng ánh sáng đi vào ống kính.

Để tìm hiểu thêm về kính lọc ND, hãy tham khảo bài viết này:

Nói về ưu và nhược điểm của kính lọc ND

Cảnh 2: Nếu bạn muốn có hiệu ứng bokeh lớn hơn một chút…

Sau khi xem lại ảnh, bếu bạn quyết định cần hiệu ứng bokeh lớn hơn, hãy thử chụp ở số f nhỏ hơn chẳng hạn như f/2.5 hoặc thậm chí f/2. Điều này làm giảm khu vực đúng nét của ảnh (có nghĩa là có độ sâu trường ảnh nông hơn). Tuy nhiên, việc này có rủi ro là ngay cả sai nét nhỏ nhất cũng làm cho ảnh hoàn toàn bị mất nét. Đảm bảo cầm máy ảnh ổn định và chắc chắn và tăng tốc độ cửa trập. Để cân bằng, cũng tăng độ nhạy sáng ISO.

 

Điểm Chính

Lấy nét ở con mắt phía trước đối với chân dung

Khi chụp cận cảnh đối tượng là con người từ một góc xiên, hãy nhớ lấy nét ở con mắt phía trước. Nếu tiêu điểm nằm ở con mắt phía trước, nét mặt sẽ đẹp trong ảnh hoàn thiện mặc dù con mắt phía sau hơi nhòe một chút.

FL: 50mm/ f/1.8/ 1/125 giây/ ISO 250
Ảnh chụp với tiêu điểm ở con mắt phía trước. Ảnh có vẻ sống động ngay cả khi hậu cảnh nhòe một chút.

 

FL: 50mm/ f/1.8/ 1/125 giây/ ISO 250
Ảnh chụp với tiêu điểm ở con mắt phía sau. Hiệu ứng nhòe ở vùng phía trước xuất hiện rõ, và làm cho toàn bộ ảnh có vẻ không nổi bật.

 

Cài đặt thành f/2.8 ở Chế Độ Aperture-priority Cho EOS 700D

1. Cài đặt máy ảnh thành chế độ [Av]

BẬT nguồn và điều chỉnh Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ thành [Av].

 

2. Xoay Bánh Xe Chính

Xoay Bánh Xe Chính để thay đổi số f.

 

3. Đảm bảo số f có thể được cài đặt thành f/2.8

Đảm bảo rằng “F2.8” xuất hiện trên màn hình LCD sau ở khu vực được khoanh tròn trong ảnh. Chụp ảnh sau khi xác nhận

Bài viết: Kỹ thuật chụp nét mặt chân dung với Aperture-Priority AE – Phần 1

vuanhiepanh.vn tổng hợp theo canon-asia

Visited 1,992 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...