10 điều cần lưu ý khi mua ống kính mới

1 ống kính tầm trung đi kèm với máy ảnh mới toanh sẽ là 1 lựa chọn tuyệt vời đối với các bạn mới tập chụp ảnh, nhưng không sớm cũng muốn, bạn sẽ phải tìm hiểu nhiều hơn về thông số kĩ thuật khi chọn ống kính. Các nhà sản xuất thường sẽ có những ống kính khác nhau trên cùng 1 series máy ảnh, chưa hẳn chúng là lựa chọn tốt nhất (đôi khi giá cao), vì thế hãy xem xét việc sử dụng ống kính của 1 bên thứ 3 sản xuất các thiết bị nhiếp ảnh.

Vì vậy, bạn hãy nghĩ xem mình có cần phải hiểu về thông số của ống kính để chọn sản phẩm phù hợp hơn hay không? Bên dưới sẽ là 10 lời khuyên, hãy đọc qua chúng và xem xét thật kĩ lưỡng.

1. Khẩu độ không đổi

Những ống kính thiết kế để sử dụng chung cho 1 loại ngàm thường các nhà sản xuất sẽ không áp dụng các tiêu chuẩn quá cao.

Chúng sẽ có 1 mức khẩu độ tối đa làm chuẩn chung, ví dụ: thường sẽ có f/3,5 ở những ống kính góc rộng và f/5,6 với các ống chụp tele, việc quy định chuẩn chung sẽ dễ dàng cho những hãng sản xuất nhưng chúng ta sẽ khó lòng đạt được độ sâu trường ảnh nếu yêu cầu quá cao về mặt kĩ thuật.

Cũng bởi vì lí do này, hãy xem xét chọn 1 ống kính với khẩu độ cố định hoặc có thể thay đổi được.

Các ống kính có khẩu độ cố định không chỉ cho phép chúng ta phóng to trong lúc chụp nhưng không phải lo lắng về việc khẩu độ bị thay đổi, nó còn cung cấp 1 khẩu độ tương đối lớn, thường rơi vào khoảng f/2,8

Để tìm hiểu xem ống kính nào cho 1 khẩu độ cố định, hãy xem qua những thông số này: chẳng hạn như 24-70mm f/2,8. Còn ống có khẩu độ điều chỉnh được sẽ có dạng giống như 18-55mm f/3,5-5,6.

2. Ổn định hình ảnh.

Mặc dù phần lớn các ống kính đều được trang bị công nghệ chống rung – nhưng body máy ảnh thường không được tích hợp công nghệ chống rung – Có thể bạn sẽ chọn nhầm 1 ống kính thiếu tính năng này.

Những ống kính không có chống rung thường rẻ hơn, nhưng bù lại chúng cũng làm giảm đi khá nhiều chất lượng hình ảnh hoặc những đoạn video chúng ta quay.

Nếu body của bạn không được trang bị chống rung, hãy mua những ống kính có công nghệ này. Tìm trên các trang web của các nhà sản xuất, có đầy đủ thông số sản phẩm trên đó.

3.Khả năng chống chọi thời tiết

Nếu máy ảnh của bạn được thiết kế với khả năng chịu được các điều kiện của thời tiết thì sẽ rất tuyệt vời để tác nghiệp trong nhiều trường hợp. Các nhà sản xuất thường sẽ nêu ra khả năng chống chọi với thời tiết của các sản phẩm, hãy kiểm tra việc này trước khi mua ống kính, nhằm tránh trường hợp nhầm lẫn.

4. Có tự động lấy nét.

1 vài ống kính sẽ có thể AF nhanh và không ồn, trong khi đó 1 số sẽ phát ra tiếng kêu khá phiền và làm chúng ta khó chịu khi chụp. Kiểm tra kĩ thiết kế và khả năng AF của ống kính để tránh được những rủi ro tưởng chừng nhỏ nhặt này.

Các nhà sản xuất sẽ đặt tên cho các Motor AF bên trong ống kính, chẳng hạn như Ultrasonic Motor, Silent Wave Motor và SuperSonic wave Moto, nên đọc lướt qua các thông số của các Motor khi mua ống kính.

Nếu bạn thường xuyên quay video và muốn sử dụng ống kính AF, hãy luôn nhớ những gì đã liệt kê ở bên trên – ngoài ra cũng có thể lẫn vào tạp âm của AF nếu ống kính hoạt động quá ồn trong quá trình quay video.

 

5. Tập trung lấy nét

Đa số ống kính đều được trang bị hệ thống lấy nét tại 1 điểm (hoặc 1 vùng), điều này sẽ hữu ích trong quá trình chúng ta chụp ảnh hoặc tao ra những bức ảnh mang phong cách sáng tạo của cá nhân.

6. Phiên bản

Đối với những ống kính phổ biến, chẳng hạn như 24-70mm, những bản khác nhau sẽ được trang bị công nghệ khác nhau, càng về sau sẽ càng cải tiến, hãy kiểm tra kĩ tính năng của từng phiên bản chúng ta lựa chọn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.

Thường các bản cải tiến sẽ có thêm số “II” hoặc “III” phía sau tên, biểu hiện mẫu ở thế hệ thứ 2 hoặc 3 so với bản đời đầu.

7. Kích cỡ và trọng lượng

Nếu bạn tìm 1 ống kính có tiêu cự lớn, có thể chúng ta sẽ phải tốn 1 chút công sức để khuân vác chúng vì kích cỡ của những loại này thường cồng kềnh.

Tương tự, ống kính có khẩu độ lớn và cố định thường có kích cỡ cũng khá to, hãy cân nhắc để chọn sản phẩm phù hợp nhất với túi tiền

Quan trọng là chúng ta phải chọn được ống kính phù hợp với thể trạng, nhu cầu của từng người. Tốt hơn hết hãy thử luôn trên body và thử cảm giác sử dụng xem có hợp với mình hay không.

8. Ống kính quang học

1 ống kính với khả năng phân tán ánh sáng tốt hoặc có 1 lớp phủ giúp kiểm soát độ sai màu sắc sẽ là 1 ống kính tiêu chuẩn khá tốt.

Hãy kiểm tra các sản phẩm đang được bày bán trên thị trường, đặt biệt khi chúng ta chọn những ống kính góc rộng.

9.Chế độ lấy nét bằng tay tập trung

Thỉnh thoảng chúng ta sẽ muốn sử dụng ống kính được trang bị fine-tuning focus, chẳng hạn khi chụp những vật thể di chuyển.

10. Diaphragm blades.

Cũng giống như bokeh, theo quy tắc thông thường, ống kính có nhiều diaphragm blades sẽ dễ cho ảnh có nhiều hiệu ứng hơn.

Nguồn: DIGITALCAMERAWORLD

Visited 1,606 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...