Thử xem máy ảnh hay ống kính lấy nét nhiều hơn ?
Máy ảnh hay ống kính là công cụ bắt nét nhiều hơn ? Đây thực sự là một câu hỏi khá phức tạp vì có rất nhiều cách để hệ thống AF hoạt động và là sự kết hợp giữa máy ảnh và ống kính. Nó phụ thuộc vào hệ cơ học chuyển động các thấu kính cũng như phần mềm và bộ xử lý AF hoạt động. Để phân tích rõ ràng hơn, mời bạn tìm hiểu một cách khái quát về cách hoạt động của hệ thống lấy nét tự động, quá trình và độ chính xác ở 4 phần bên dưới.
Khái quát về hệ thống lấy nét tự động
Lấy nét tự động là một thệ thống. Không hề có bất kỳ bộ phận nào có thể làm việc độc lập để giúp chúng ta bắt nét tự động khi sử dụng. Trong các máy ảnh hiện đại ngày nay, các thành phần trong máy ảnh và phần mềm sẽ kết hợp với nhau để hỗ trwoj lấy nét tự động trên cả ống kính và máy ảnh cùng lúc. Một số máy ảnh hiện nay vẫn kế thừa công nghệ cũ và tỏ ra kém hơn hẳn so với các máy ảnh đời mới với hệ thống lấy nét hoàn toàn bằng điện tử.
Nhìn chung, hệ thống lấy nét hoàn toàn bằng điện tử khi motor nằm ở trong ống kính sẽ cho hiệu năng và độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên các ống kính AF với motor lấy nét chỉ là một phần của bức tranh lớn, bạn vẫn cần một thứ gì để điều khiển motor phải không? Có rất nhiều loại motor khác nhau, một số có mức giá rẻ và cho hiệu quả kém hơn trong khi một số khác đắt hơn và cho hiệu quả cao hơn. Thêm vào đó, các thành phần cơ học và điện tử vẫn cần các thành phần phần mềm thích hợp và firmware để có thể hoạt động tốt nhất. Các hệ thống AF đời mới đều đã được tích hợp sẵn trong firmware để máy tự nhận dạng ống kính và thân máy khi sử dụng. Trên các dòng máy đời cũ, firmware dường như chỉ tồn tại trong các máy ảnh và motor được đặt trong thân máy để điều chỉnh lấy nét thay vì trong ống kính như bây giờ.
Quá trình lấy nét của hệ thống
Lấy nét tự động trong quá khử thường sử dụng một hệ thống phản hồi vòng mở, khi đó máy ảnh sẽ sử dụng là bộ phận lấy nét chính còn ống kính chỉ điều chỉnh sao điểm nét đạt tốt nhất, hệ thống chỉ dừng cho đến khi bạn ra lệnh thực hiện điều chỉnh AF khác. Tuy thuộc vào firmware mà có thể một số ống kính sẽ không thể lấy nét tự động do thiếu thông tin phản hồi trong vòng.
Hệ thống lấy nét tự động đời mới thì hoàn toàn khác, nó sử dụng một hệ thống phản hồi vòng đống. Với hệ thống này, AF sẽ tự điều chỉnh liên tục cho đến khi điểm nét đạt kết quả. Do thông tin của firmware đã nhiều hơn mà hệ thống tạo sự giao tiếp tốt hơn giữa máy ảnh và ống kính. Máy ảnh sẽ chỉ đạo ống kính để thực hiện lấy nét, trong khi ống kính có thể cung cấp thông tin ngược lại cho máy ảnh, nhận biết rằng có phải máy ảnh đang ra lệnh di chuyển hay không. Từ đó hệ thống lấy nét sẽ kết thúc chỉ với một phản hồi duy nhất và có thể tiếp tục lấy nét để đạt kết quả theo chỉ đạo của người dùng.
Quá trình nhận diện nét theo pha
Hệ thống phản hồi vòng kín ngày càng được nâng cao trong máy ảnh hiện đại, rất nhiều công nghệ mới hỗ trợ đã ra đời, nhiều phần mềm hỗ trợ láy nét tự động trong máy ảnh hơn, lấy net theo pha giúp độ chính xác cao hơn. Tốc độ lấy nét và độ chính xác đã được cải thiện một cách rõ rệt cùng với số điểm lấy nét, hệ thống xử lý,…
Độ chính xác của lấy nét tự động
Khi nói tới độ chính xác, hệ thống lấy nét tự động sẽ cần tới một vài yếu tố đặc trưng. Cảm biến AF là yếu tố tạo sự khác biệt rõ rệt nhất, tuy nhiên firmware trong ống kính cũng như chất lượng quang học cũng góp môt phần không nhỏ. Hệ thống đo sáng, đặc biệt là hệ thống đo sáng màu đang trở nên quan trọng hơn với các máy ảnh đời mới, cho phép cải thiện khả năng lấy nét. Có rất nhiều cảm biến AF khác nhau trên thị trường, từ các cảm biến 9 điểm tới cảm biến lên tới 61 điểm hay hàng trăm điểm. Càng lên cao các công nghệ càng phát triển khiến các con số ngày càng ấn tượng.
Sự chính xác của các điểm AF phụ thuộc vào cấu trúc của nó. Các điểm tạo bởi các trục ngang và dọc trong cảm biến, điểm cross-type bao gồm 2 đường 45 độ trong cảm biến và các điểm cross-type chéo sẽ bao gồm 2 đường 45 độ đối diện với từng điểm AF, điểm cross-type kép sẽ bao gồm cả điểm cross-type chéo và điểm nét thông thường. Cảm biến chứa các nhiều đường thì bao hàm càng nhiều các pha để nhận diện điểm cần lấy nét, từ đó khả năng lấy nét sẽ trở nên chính xác hơn rất nhiều.
Thiết kế của từng cảm biến cũng rất đa dạng. Một số đường của cảm biến cực kỳ chính xác khi chúng bao gồm quang điot hơn trên mỗi đường, cho phép cảm biến pha nhận diện tốt hơn và cũng cần nhiều ánh sáng đi tới hơn để làm việc. Một số đường khác có độ chính xác kém hơn sẽ sử dụng ít quang điot hơn trên mỗi đường, từ đó có thể làm việc trong các điều kiện ánh sáng kém hơn. Một số điểm AF sẽ chỉ hoạt động khi khẩu độ đạt giá trị lớn nhất. Điểm chính xác cao nhất thường yêu cầu f/2.8 và có rất ít các điểm AF yêu cầu khẩu độ lớn hơn. Một vài điểm AF sẽ yêu cầu ít nhất f/4 hay f/5.6 để có thể hoạt động chính xác. Một vài hệ thống AF tiên tiến hơn cho phép sử dụng các ống kính có f/8 là lớn nhất (khi bạn sử dụng ống kính f/5.6 kèm với một bộ phóng đại 1.4x TC hay f4 và 2x TC).
Hệ thống lấy nét tự động làm việc như thế nào
Khi nói đến tốc độ của hệ thống lấy nét tự động, bạn sẽ cần 2 yếu tố: ánh sáng và quá trình lấy nét. Trong phần lớn trường hợp, ánh sáng càng tốt thì khả năng lấy nét càng nhiều. Đó là do hệ thống làm quá trình lấy nét chỉ là một phần nhỏ trong máy ảnh DSLR và được nằm trong cảm biến AF. Ánh sáng đi qua gương lật sẽ phản xạ 50% và khi qua gương lật thứ 2 sẽ phản xạ lại tiếp 50% ánh sáng để đến bộ phận AF, chỉ có khu vực bao bọc bởi điểm AF là nhận được 50% lượng ánh sáng ban đầu. Ánh sáng đi tới đến bô phận AF sẽ được chia ra bởi rất nhiều điểm AF, với mỗi điểm AF, ánh sáng tiếp tục chia ra thành 2,4 hay thậm chí là 8 khi đi đến để phản hồi lại theo pha.
Giả sử rằng bạn có đủ ánh sáng để sử dụng điểm AF chính xác nhất, yếu tố quyết định là phần mềm để xử lý khả năng lấy nét của máy. Một thuật toán sẽ được sử dụng kết hpojw với chất lượng của ống kính. Ví dụ với các máy Canon 1D X, AF và hệ thống đô sáng sử dụng một bộ xử lý riêng biệt so với bộ xử lý hình ảnh, cho phép lấy nét liên tục mà không gián đoạn. Hiệu năng lấy nét cao tính toán dựa trên hệ thống lấy nét, cả ống kính và máy ảnh để thực hiện một vòng lấy nét kín.
Tổng kết
Câu hỏi này cũng tương tự như bạn muốn chiếc xe của mình chạy thật nhanh, thế nhưng bánh xe hay động cơ quan trọng hơn? Rõ ràng nếu bạn không có bánh xe tốt, xe bạn không thể chạy nhanh được nhưng một động cơ tốt cũng rất quan trọng phải không?
Nếu bạn sử dụng một ống kính nhanh với một body bình thường, hệ thống AF và cảm biến AF sẽ bị giới hạn bởi các yếu tố cố định. Nếu bạn sử dụng một ống kính bình thường trên một body tốt, ống kính sẽ giới hạn lượng ánh sáng cũng như không thể sử dụng công nghệ phần mềm cũng như thuật toán mới nhất.
Vì vậy để đạt hiệu quả cao nhất, có lẽ bạn sẽ cần phải nâng cấp cả máy ảnh và ống kính hay ít nhất là một body tốt và một ống kính không quá “cùi”.
Theo nscreen.vn