Lý thuyết về màu sắc cơ bản trong nhiếp ảnh và dựng phim

Nhân tiện có bài đố vui của Son Kevin trong group Nghệ thuật phim ảnh (https://www.facebook.com/groups/909240165826263/), mình cũng giới thiệu luôn một số lý thuyết về màu sắc.

Đây là những điều mà mỗi nghệ sĩ hình ảnh phải biết và hiểu được.

Ánh sáng và màu sắc

Nếu bạn muốn tìm hiểu việc xử lý màu sắc, đầu tiên nên hiểu nó là gì:

Màu sắc là một yếu tố thuộc một chủ thể và ánh sáng, và nó bắt nguồn trong mắt hay não của người quan sát. Nói cách khác, màu sắc là một sự kiện xảy ra giữa ba yếu tố: một nguồn ánh sáng, một đối tượng và một người quan sát (theo Wikipedia).

Ánh sáng là một phần của quang phổ điện từ, và mắt người chỉ nhạy cảm với một phạm vi bước sóng nhỏ gần giữa quang phổ. Khi bức xạ trong phần nhìn thấy được này của quang phổ đập vào mắt, não nhận cảm ánh sáng và màu sắc (theo Wikipedia).

Hầu hết các cảm biến camera và phim được sản xuất để đáp ứng về cùng một loạt bước sóng mà mắt có thể nhìn thấy, nhưng một số trong chúng cũng có thể phản ứng với tia cực tím và bức xạ hồng ngoại.

Để tận dụng tốt nhất những khả năng biểu hiện của màu sắc, bạn cần phải hiểu khoa học màu sắc và tâm lý của nó.

Vòng màu và mô hình màu

Tất cả các màu sắc có thể được tạo ra bằng cách hòa lẫn ba màu cơ bản.


Mô hình màu cộng (additive color model): RGB (Đỏ, Xanh lá, Xanh dương – ở VN hay thường gọi là Đỏ – Lục – Lam) là sự pha trộn của các điểm màu đỏ, xanh lá và xanh dương của ánh sáng theo cách thay đổi các tỷ lệ để tạo ra bất kỳ màu sắc nào trên màn hình máy tính và tv.


Mô hình màu trừ (subtractive color model): CMYK (Cyan, Magenta, Yellow & Key = Black) là một mô hình màu trừ, lý giải sự pha trộn của các loại sơn, thuốc nhuộm, mực, và chất màu tự nhiên để tạo ra dải màu, từng màu được tạo ra bằng cách trừ đi (có nghĩa là, hấp thụ) một số bước sóng của ánh sáng và phản chiếu lên những màu khác.

Do đó: chọn RGB, mô hình màu cộng cho các hình ảnh màn hình và CMYK – mô hình màu trừ cho các bản in của bạn.

CMYK không thể tái tạo tất cả các màu sắc sáng như RGB, đó là lý do tại sao bạn cần kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo hình ảnh rông giống hệt nhau trên màn hình và khi in ra.

Các mối liên hệ với quang phổ + mẹo nhỏ

Tại sao RGB và CMYK luôn được viết theo thứ tự (không phải là GRB hoặc YCKM):

– Những màu sắc của quang phổ thường được liệt kê theo thứ tự tăng dần tần xuất: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương và tím – ROYGBV;

– Mô hình màu cộng chia quang phổ này gần như thành phần ba, tương ứng với màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Vì vậy ROYGBV tạo nên RGB;

– Chúng ta viết mô hinh màu trừ theo thứ tự phù hợp với các màu cộng (đối lập của chúng), do đó RGB tạo nên CMY (K = đen).

Bạn có thể tìm thấy cách này khiến việc ghi nhớ những màu bổ sung dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc trên một hình ảnh CMYK với màu xanh dương, và cần phải bù màu: chỉ cần nhớ RGB / CMY, vì vậy màu đỏ là bổ sung cho Cyan, xanh lá cho Magenta, và xanh dương cho vàng.

Nói cách khác, khi bạn thêm vàng, xanh dương sẽ được trừ, và ngược lại. Áp dụng như vậy cho tất cả các màu còn lại.

Người quan sát: Mắt người

Mắt người có ba loại cảm biến màu (tương ứng với màu đỏ, xanh lá và xanh dương) cho phép chúng ta tái tạo màu sắc chỉ sử dụng ba sắc tố trên lý thuyết, hoặc chỉ ba photpho trong một màn hình (theo Wikipedia).


Võng mạc là một lớp phức tạp của các tế bào thần kinh nằm đằng sau của mắt. Các tế bào thần kinh ở võng mạc phản ứng với ánh sáng được gọi là tế bào cảm quang, và có hai loại: hình que và hình nón (do hình dạng của chúng). Loại que cung cấp hình ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp và mù màu, và loại nón phản ứng với màu sắc và tông màu, và có chức năng trong điều kiện ánh sáng sáng. Theo nhà y học sinh học thần kinh của Harvard Margaret Livingstone, phần não xử lý hình ảnh xử lý thông tin tông màu tách biệt với màu sắc.

Chưa kể, não của chúng ta làm cho chúng ta tin rằng màu sắc và tông màu tại đó là ổn định và không thay đổi. Ví dụ, nếu chúng ta nhìn vào một chiếc xe màu xanh lá được chiếu sáng bởi ánh sáng hoàng hôn màu cam hoặc đèn huỳnh quang trong ga ra, chúng ta vẫn tin rằng đó là màu xanh lá. Hệ thống thị giác của chúng ta liên tục khiến cho chúng ta suy luận như vậy, và tam thức gần như không thể phủ nhận nó.

Dưới đây là một vài ví dụ:


Các ô vuông được đánh dấu A và B có cùng màu xám

Trong Checker shadow illusion được công bố bởi Edward H. Adelson, Giáo sư Khoa học hình ảnh tại MIT, các ô vuông được đánh dấu A và B có cùng màu xám, nhưng chúng lại hiển thị khác nhau. Điều đó xảy ra vì hệ thống thị giác của chúng ta cố gắng xác định vị trí bóng đổ và bù cho chúng. Và tất cả đều xảy ra trong vô thức.

Tuy nhiên, khi các ô vuông A và B được tách biệt khỏi bối cảnh xung quanh, ảnh hưởng của ảo giác được xua tan.


Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, bạn có thể tải về những hình ảnh này về và so sánh màu sắc của hình vuông A và B bằng cách sử dụng công cụ Eyedropper trong Photoshop.

Dưới đây là những gì sẽ xảy ra khi chúng ta đang bị lừa bởi hệ thống thị giác của chúng ta khi chúng ta nhìn màu sắc:


Một điều tương tự mà hệ thống thị giác đánh lừa chúng ta là khi chúng ta nhìn vào Colored Cubes illusion của James Gurney. Bối cảnh của hình ảnh khiến chúng ta tin rằng các ô vuông A và B là các màu sắc khác nhau, trong khi thực tế là chúng có cùng một màu xám trung tính. Điều đó trở nên rõ ràng khi chúng ta đặt cả hai ô vuông bên cạnh:


Như bạn có thể thấy, có thể thay đổi bối cảnh và thấy được màu sắc thực sự. Để làm điều đó trước hết chúng ta cần phải biết phỏng đoán liên tục điều đang xảy ra trong hậu cảnh của tầm nhìn, và thứ hai, học cách tách biệt màu sắc chúng ta đang cố gắng đánh giá trong một bức ảnh hay thực tế ở trong ý nghĩ hay làm trực tiếp.

Đặc tính màu sắc

Hệ thống màu chia tất cả các màu sắc thành 3 yếu tố: màu (hue), giá trị và độ bão hòa (saturation)

Hue là dễ quan sát nhất trong cả 3, đó là những thứ chúng ta thường đặt tên cho màu sắc của các đối tượng: một chiếc xe màu xanh lá, một quả táo màu đỏ.

Giá trị (đôi khi được gọi là Độ sáng hoặc Độ chói) là thước đo độ sáng hay tối của một màu hoặc tạo ra màu xám nếu hue bị bỏ đi. Hai màu khác nhau có thể có giá trị giống nhau.

Saturation – độ tinh khiết, rực rỡ hoặc cường độ của một màu.

Cân bằng màu và nhiệt độ màu

Màu sắc chính xác trong hình ảnh đến từ sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệt độ màu của ánh sáng trên chủ thể và cân bằng màu sắc của cảm biến phim hoặc kỹ thuật số (ví dụ: Cân bằng trắng trong camera DSLR). Trong nhiếp ảnh, cân bằng màu là sự điều chỉnh toàn bọ các cường độ của màu sắc. Một mục tiêu quan trọng của việc điều chỉnh này là để kết xuất màu sắc cụ thể – đặc biệt là các màu sắc trung tính – vì vậy mà chúng xuất hiện chính xác hoặc dễ nhìn trong hình ảnh.

Nhiệt độ màu là một đặc tính của ánh sáng có thể nhìn thấy có những ứng dụng quan trọng trong ánh sáng, chụp ảnh, quay phim, và các lĩnh vực khác, và được quy ước theo đơn vị nhiệt độ tuyệt đối là kelvin, có biểu tượng là K. Nhiệt độ màu trên 5,000K được gọi là màu lạnh (xanh dương trắng), trong khi đó nhiệt độ màu thấp (2,700-3,000K) được gọi là màu ấm (trắng vàng đến màu đỏ). Hơi phức tạp một chút, đầu tiên: nhiệt độ Kelvin cao hơn tạo ra màu lạnh hơn, và nhiệt độ Kelvin thấp tạo ra màu ấm hơn. Nhiệt độ Kelvin tạo ra màu ấm hơn.


Nếu thiết lập cân bằng trắng trên camera là không chính xác tại thời điểm thu hình ảnh, bạn sẽ nhận ra điều đó chỉ bằng lớp phủ màu đậm hay nhạt (trong hầu hết trường hợp, màu xanh dương hoặc màu vàng). Đừng lo lắng vẫn có thể bảo vệ hình ảnh của bạn, đặc biệt là nếu bạn thu bằng định dạng RAW. Tình huống làm hỏng một bức ảnh với thiết lập cân bằng trắng không chính xác xảy ra cao hơn khi thu ở định dạng JPEG. Chỉ cần thiết lập mọi thứ chuẩn trên camera khi quay là được.

Nguồn 24hinh

Visited 2,699 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...