Chức năng Automatic Exposure Bracketing trên máy số

Chức năng Automatic Exposure Bracketing trên máy số

Chức năng Automatic Exposure Bracketing trên máy số

Đã bao giờ bạn chụp các bức ảnh có ánh sáng phức tạp, hoặc có nhiều vùng tương phản cao nên khó mà chụp được bức ảnh có ánh sáng đẹp. Đó là lúc bạn nên nghĩ đế chức năng Automatic Exposure Bracketing thường được viết là AEB
Hầu hết các máy ảnh DSLR và một số máy PnS cao cấp điều có chức năng AEB nhưng để hiểu được chức năng AEB là gì thì bạn cần biết Bracketing là gì.

Nói đơn giản Bracketing là thao tác chụp cùng lúc 3 hay 5 bức ảnh có các mức phơi sáng khác nhau (trị số thời chụp hay trị số phơi sáng) nhằm chọn ra bức ảnh có trị số phơi sáng tốt nhất. 

Ảnh tối một 1 stop (-1)
 Phơi sáng chuẩn
Ảnh sán 1 stop (+1) 


Trong thời dại máy ảnh số, Bracketing có rất nhiều lợi ích. Ví dụ bạn chụp ảnh một khu vực đồi núi, bạn sẽ thấy có ba vùng sáng khác nhau rất khó cân bằng như ánh sáng vùng trời, ánh sáng những ngọn núi, ánh sáng cỏ dưới chân núi. Với điều kiện như vậy thì để có bức ảnh có ánh sáng đẹp thì bạn phải nghĩ ngay đến Bracketing
Nếu bạn đã biết trị số phơi sáng (hay trị số thời chụp) thì chắn bạn cũng biết để thay đổi trị số này thì ta thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập hay ISO. Vấn đề của Bracketing là bạn không thể chụp lên tục ba bức ảnh giống nhau mà không có chân máy hay đối tượng trong ảnh luôn di chuyển. Do đó bạn cần một giải pháp khác tối ưu hơn đó là Automatic Exposure Bracketing
Vậy Automatic Exposure Bracketing là chức năng tự động chụp nhiều bức ảnh có các mức phơi sáng khác nhau thường được viết tắt là AEB. Kết quả của chức năng này thường bạn sẽ nhận được một tấm ảnh dư sáng, một tấm ảnh đủ sáng và một tấm ảnh thiếu sáng.
Mỗi máy ảnh có cách cài đặt giá trị AEB khác nhau, một số máy như Nikon có thể thiết lập ngay với các nút nhấn trên máy, trong khi đó với Canon thì bạn phải thiết lập trong menu, với các máy khác bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo máy ảnh của mình. Nếu không có tài liệu kèm theo thì có thể sử dụng công cụ tìm kiếm của google tìm giúp.
Vậy sau khi được các bức ảnh có độ phơi sáng khác nhau bạn sẽ làm gì với nó? chức năng này cho phép bạn chọn được bức ảnh đủ sáng nhất, hay sử đụng Photoshop để ghép các bức ảnh với nhau để được bức ảnh có ánh sáng đều nhất.

 Ảnh HDR


Một lợi ích khác của chức năng này là trộn các ảnh có độ phơi sáng khác nhau gọi là HDR để có một bức ảnh nhiều chi tiết ấn tượng. HDR viết tắt của  High Dynamic Range là thủ thuật để có các bức ảnh có độ tương phản cao. Do các hiệu ứng của HDR mang lại bị nhiều người lạm dụng và quá dễ làm nên bị các nhà nhiếp ảnh coi là các thủ thuật “rẻ tiền”. Chắn chắn HDR sẽ cho người xem các bức ảnh có hiệu ứng lạ và ấn tượng nhưng đừng nên quá lạm dụng.

Visited 458 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...