Ảnh chụp từ ống kính Voigtlander 35mm f/2.5 Color-Skopar Pan II

Nhắc đến Voigtlander, có lẽ không mấy ai cảm thấy xa lạ với dòng lens này nếu đã là 1 người chơi ảnh có thâm niên. Cùng với Carl Zeiss, Voigtlander cũng đã về chung 1 mái nhà Cosina kể từ năm 1999. Ở đây, chúng ta sẽ không nói về lịch sử hình thành của thương hiệu với gần 260 năm tồn tại. Điều chúng ta cần quan tâm khi đề cập đến Voigtlander hiện nay đó là hãng chuyên sản xuất các ống kính Rangefinder dành cho Leica ngàm M, bên cạnh đó để mở rộng đối tượng sử dụng, hãng cũng sản xuất 1 số ít ống kính dành cho các máy DSLR và 3 ống kính với độ mở siêu rộng dành cho hệ M4/3.

Đặc trưng của các ống kính Voigt đó là thiết kế tinh tế rất nhỏ gọn, chắc chắn và sang trọng do tất cả các chi tiết thân ống kính được làm từ kim loại với kỹ thuật gia công tinh xảo. Đi kèm với thiết kế trau chuốt là hệ thấu kính đã được khẳng định với lịch sử hàng trăm năm tồn tại và phát triển.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ống kính Voigtlander 35mm F2.5 Color Skopar PII (viết tắt Voigt 35/2.5) ngàm Leica M, sở dĩ có ký hiệu II kèm theo vì lý do đây là phiên bản mới phát triển từ ống kính LTM ngàm vặn xoắn 35/2.5 Color Skopar ‘Pancake’


TR020350 by Tròn Dzo (Wangjini) (Aimazi), on Flickr

Thông số kỹ thuật


Specifications by Tròn Dzo, on Flickr

Bạn thích nhỏ gọn, bạn muốn 1 phong cách hoài cổ, bạn muốn trải nghiệm manual focus để mày mò thế nào là zone focus/scale focus với 1 ống kính đậm chất Rangefinder trong tầm giá chấp nhận được thì Voigt 35/2.5 sẽ là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

Mặc dù được thiết kế dành cho ngàm Leica M nhưng nếu bạn đang chơi Sony Nex, Fujifilm thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến Voigt như 1 sự lựa chọn hoàn hảo chỉ với 1 mount chuyển để có thể gắn được các lenses Voigt trên body mà bạn đang xài.


Mount Leica M- Nex by Tròn Dzo, on Flickr

Nói thêm 1 chút về vấn đề không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà hãng Ricoh đã cho ra đời chiếc máy Ricoh GXR với khả năng thay thế module lại có riêng 1 module Mount A12 ngàm Leica M để người chơi ảnh có thể tận dụng được sự nhỏ gọn và chất lượng quang học tuyệt vời từ các ống kính Voigtlander này.


Ricoh GXR M Mount + Voigtlander by Veuxtres, on Flickr

Vấn đề quan tâm nhất lúc này là gì? Đó chính là MF, MF vừa có thể xem là nhược điểm hoặc cũng có thể xem là ưu điểm của dòng lens này.

Nhược điểm khi nào? Đó là khi bạn chưa quen hoặc chưa bao giờ chụp MF

Còn ưu điểm? Lens Voigt được thiết kế để tối ưu dành cho MF với cần gạt lấy nét rất mượt mà, thân ống kính với vòng khẩu độ và thang đo khoảng cách để chúng ta dễ dàng áp dụng zone focus khi chụp. Mặt khác, với tất cả các dòng Mirrorless hiện nay đều có hỗ trợ Focus Peaking, 1 tính năng cực kỳ hữu ích để chúng ta không quá khó khăn sử dụng MF.

Quay trở lại với nhân vật chính của chúng ta –Voigtlander 35mm F2.5 Color Skopar PII – tiêu cự 35mm với khẩu độ 2.5 có thể nói là 1 ống kính kinh điển từ xưa đến nay. Đó chính là lí do vì sao trong suốt quá trình phát triển từ xưa cho đến nay Voigt vẫn tiếp tục phát triển và làm mới chiếc ống kính này. P ~ “Pancake” cho thấy chúng ta biết mức độ nhỏ gọn của ống kính này.

Voigt 35/2.5 là chiếc ống kính nhỏ gọn nhất trong các dòng ống kính của Voigtlander hiện nay, để hình dung nó nhỏ như thế nào thì mọi người có thể xem các hình ảnh sau đây:

Đặt cạnh 1 quả trứng gà


TR020294 by Tròn Dzo (Wangjini) (Aimazi), on Flickr

và nằm gọn trong lòng bàn tay


TR010102 by Tròn Dzo (Wangjini) (Aimazi), on Flickr

Để trải nghiệm và đánh giá ống kính này, em dùng Sony Nex 5R để test, sau khi kết hợp với mount chuyển và gắn vào body, chúng ta đã có được 1 sự phối hợp cực kỳ gọn nhẹ và hoàn hảo:


TR020306 by Tròn Dzo (Wangjini) (Aimazi), on Flickr
TR020312 by Tròn Dzo (Wangjini) (Aimazi), on Flickr


TR020323 by Tròn Dzo (Wangjini) (Aimazi), on Flickr


Canon 5D MII + 24-70 & Sony Nex 5R + Voigt 35/2.5 by Tròn Dzo, on Flickr

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về sự kết hợp giữa Voigt 35/2.5 với Nex 5R xem chất lượng hình ảnh như thế nào nhé!

Tất cả các ảnh em đều kèm link bên dưới cho mọi người có thể chọn xem ảnh full và thông tin EXIF

1. Độ nét và chi tiết

Để kiểm tra độ nét em test bằng cách chụp tại wide open F2.5:


DSC02016 by Tròn Dzo, on Flickrzoom tại điểm lấy nét


DSC02016_1 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02021 by Tròn Dzo, on Flickr

Zoom


DSC02021_1 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC01902 by Tròn Dzo, on Flickr

zoom


DSC01902_1 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC01973 by Tròn Dzo, on Flickr

Về độ nét và chi tiết mọi người xem hình và tự đánh giá giúp em nhé!

2. Màu sắc, contrast, độ chuyển và bokeh (bài test này đa phần em cũng chụp tại F 2.5)

Đầu tiên thử với hoa cỏ xem sao


DSC01918 by Tròn Dzo, on FlickrZoom


DSC01918 crop by Tròn Dzo, on Flickr


DSC01937 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC01941 by Tròn Dzo, on Flickr

Thử với chân dung xem da dẻ như thế nào


DSC01326 by Tròn Dzo, on Flickr
DSC02032 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC01859 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC01335 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02015 by Tròn Dzo, on Flickr

zoom


DSC02015_1 by Tròn Dzo, on Flickr

Nghịch với bokeh để xem thế nào


DSC01838 by Tròn Dzo, on Flickr
DSC01931 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02088 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02102 by Tròn Dzo, on Flickr

Về phần test này, mọi người có thể nhận thấy là ống kính ghi nhận màu sắc chân thật và chi tiết, chất ảnh trong trẻo và không gắt, độ chuyển màu và chuyển giữa các vùng sáng tối nhẹ nhàng, mượt mà tạo độ hiệu ứng nổi khối tốt.

Riêng về bokeh thì ko dữ dội và bùng nổ như Carl Zeiss mà theo 1 phong cách nhẹ nhàng nhưng cũng mang đến 1 hiệu ứng khá thú vị giống như ống Leica Vario-Elmar-R 80-200mm F 4.0 mà em có dịp sử dụng.

3. Độ méo hình, Tối góc, Quang sắc sai (CA), Phản xạ ánh sáng (Flare/Halo)

Mặc dù tiêu cự 35mm gắn trên dòng máy crop 1.5x chẳng mấy khi dùng tới để khai thác thể loại ảnh phong cảnh hoặc kiến trúc, tuy nhiên em vẫn test 1 vài hình ảnh để xem độ méo và tối góc của ống kính này như thế nào.


DSC02200 by Tròn Dzo, on Flickr
DSC02298 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02281 by Tròn Dzo, on Flickr

Về độ méo, mọi người xem hình ảnh và tự nhận định giúp em nhé

Về quang sắc sai (CA)

Voigt 35/2.5 kiểm soát hiện tượng viền tím/xanh rất tốt, ở những góc chụp để test CA thông thường như thế này, chúng ta nhận thấy rất ít sự tồn tại của quang sắc sai


DSC02300 by Tròn Dzo, on Flickrzoom


DSC02300_1 by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02127 by Tròn Dzo, on Flickr

zoom


DSC02127 top right by Tròn Dzo, on Flickr


DSC02127 top left by Tròn Dzo, on Flickr

Về phản xạ ánh sáng (Flare/Halo)

Chúng ta cùng quan sát 2 hình ảnh sau đây khi em chỉa thẳng ống kính vào mặt trời:


DSC02292 by Tròn Dzo, on FlickrẢnh đầu tiên em cố tình gài mặt trời vào vùng chênh lệch sáng tối mạnh để xem mặt trời xé tia như thế nào, kết quả nhận thấy là có tia khá dài kèm theo 1 vài đốm flare nhỏ màu xanh và quầng Halo nhẹ phía dưới vùng tối.


DSC02293 by Tròn Dzo, on Flickr

Với ảnh này em chỉa ống kính vào mặt trời ở 1 góc khác thoáng đãng hơn thì thấy hiện tượng phản xạ ánh sáng đã giảm nhiều.

Điều này cho thấy hiện tượng phản xạ ánh sánh còn phụ thuộc vào góc máy của ta đối với nguồn sáng ngược như thế nào nữa. Flare/Halo đối với ống kính tiêu cự tầm trung như Voigt 35/2.5 có lẽ không phải là vấn đề chúng ta phải bận tâm nhiều. Thậm chí, nếu biết cách khai thác tốt hiệu ứng này, ta sẽ có được những bức ảnh nghệ thuật mà không cần sử dụng đến các thủ thuật xử lý hậu kỳ.

Theo vnphoto.net
Visited 741 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...