Kính lọc polariser khi chụp ảnh phong cảnh: lúc nào dùng, lúc nào không?

Có một loại kính lọc rất cần cho mọi người chụp ảnh, đặc biệt những người thích chụp phong cảnh thì gần như buộc phải có, đó là kính lọc Polarizing. Đây là kính lọc có cấu trúc đặc biệt không giống các kính lọc khác, hiệu ứng màu sắc không thể hoặc rất khó thực hiện giả lập trong phần mềm xử lý hậu kỳ. Một trong những công dụng nhiều người biết của kính lọc Polariser là ngăn chặn các tia phản xạ từ bề mặt phẳng phi kim loại như gương kính, mặt nước. Khi gắn kính lọc này, gần như máy ảnh có thể lấy nét xuyên qua mặt gương, mặt nước mà không bị phản chiếu…
polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn-.

Khi nào thì nên dùng và khi nào thì không dùng filter polariser? Tác giả trên Fototripper có những chia sẻ ngắn gọn, mình xin giới thiệu anh em. Những người chụp ảnh phong cảnh thường trang bị một kính lọc phân cực.

polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--9.

Dùng kính lọc phân cực (polariser) khi:
Giúp loại bỏ bớt ánh sáng chói trắng của các bề mặt phản chiếu phi kim. Thường thì Filter Polarizer giảm khoảng 2 khẩu. Chẳng hạn bạn chụp một cảnh đúng sáng với khẩu f/11 và tốc độ màn trập 1/125giây, thì khi gắn filter polarizer, vẫn giữ khẩu f/11 thì tốc độ màn trập sẽ là 1/30 giây.

  • Chụp xuyên mặt nước, xuyên gương kính, loại trừ được ánh sáng phản chiếu bề mặt.
  • Giúp bão hoà màu sắc đầy đặn hơn, loại trừ ánh sáng phản xạ.
  • Giúp kiểm soát được ánh sáng phản xạ tuỳ mức độ bằng cách xoay các mức trên kính lọc để chụp bề mặt sáng bóng, gương kính xe hơi bị ướt, phản chiếu thân xe…
  • Giúp chụp tốc độ màn trập chậm hơn khoảng 1 -2 khẩu khi cần thiết
  • Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết các tình huống khi gắn kính lọc phân cực (polariser) đều giúp cho ảnh ấn tượng hơn, nhưng cũng có những lúc lại có tác dụng ngược lại chụp không có kính lọc polar có kết quả tốt hơn.

polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--5 copy.
Các trường hợp hiệu quả khi chụp mặt nước soi bóng có tính chất phản chiếu hình ảnh màu sắc xung quanh, chụp bề mặt gương ở văn phòng ra ngoài cảnh vật có filter polar sẽ không bị soi bóng vào gương, chụp xuyên gương xe hơi, vật thể thuỷ tinh, … Filter Polarizer phổ biến hiện nay ngoài thị trường có hai vòng xoay, một vòng gắn cố định vào đầu ống kính, một vòng để bạn xoay đến cung nào tuỳ theo đối tượng chụp cho hiệu quả ưng ý nhất. Các trường hợp này, nhờ kính lọc polariser, bạn có thể kiểm soát được sự các bề mặt phản chiếu, giảm độ chói sáng.

polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--4 copy.polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--3 copy.

Một số trường hợp không dùng Polariser:

Khi muốn giữ màu sắc phản chiếu của cảnh vật
Khi chụp ảnh này, tác giả lại tháo kính lọc polarizer. Tại sao? Những tảng đá ẩm ướt phía trước phản xạ ánh sáng màu đỏ đặc biệt và ấn tượng. Ánh sáng toàn cảnh không đến nỗi chênh lệch vùng trời và vùng đá. Nếu sử dụng kính lọc polarizer sẽ làm suy giảm ánh sáng phản xạ màu đỏ này, ảnh sẽ bớt phần kịch tính hơn.
polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--7.

Khi muốn chụp những tảng đá ẩm ướt
Những tảng đá trong thác nước có gây ra một ít chói sáng do phản xạ mặt trời chiếu vào. Không có nhiều màu sắc ấn tượng, nhưng tác giả ảnh quyết định không dùng kính lọc polar để giữ được một chút cảm giác của sự ẩm ướt trong cảnh thác. Gắn polariser, những chỗ phản chiếu sáng trắng nhẹ đó sẽ mất.
polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--6.

Khi bối cảnh ánh sáng yếu
Bức ảnh này chụp tốc độ màn trập chậm trong bối cảnh ánh sáng yếu dần, bên trong một hẻm núi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Mặt trời lặn dần, trời bắt đầu tối, nhưng ít chi tiết phản chiếu ánh sáng, các lá cây ẩm ướt cũng chỉ phản chiếu ánh sáng nhẹ, không cần dùng kính lọc polariser.

polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--12.

Chụp buổi tối
Cảnh chập choạng tối, hoặc đêm, chúng ta cần thu được nhiều ánh sáng càng nhiều càng tốt. Kính lọc polariser sẽ cản trở lượng sáng đi vào ống kính, dẫn đến phải phải chụp ở tốc độ màn trập chậm hơn hoặc ISO cao hơn. Nếu ở tốc độ màn trập chậm, trăng có thể bị mờ nhoè vì dịch chuyển.
polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--8.

Phản chiếu nhẹ của mặt nước
Chẳng hạn tấm ảnh bên dưới, ánh sáng bối cảnh đủ để độ bão hoà màu tốt, góc chụp không cao và thác nước phản chiếu nhẹ trên mặt nước cũng góp phần tạo ấn tượng ảnh tốt hơn. Tác giả chia sẻ trong trường hợp này, cũng có thể chụp hai ảnh: một ảnh không có kính lọc polariser và một gắn kính lọc. Dùng phần mềm chồng hai ảnh lại. Thác nước đổ bóng nhẹ.
polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--11.

Chụp cầu vồng
Không sử dụng kính lọc polariser
Cầu vồng có thể không xuất hiện trong ảnh nếu dùng kính lọc phân cực. Nhớ tháo kính lọc polariser ra khỏi ống kính khi chụp cầu vồng.
polariser-filter-kinhloc-tinhte.vn--10.

Tác giả Tuanlionsg / Nguồn tinhte.vn / Các bạn có thể xem nhiều ảnh của tác giả ở Fototripper
Visited 1,532 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...