10 sai lầm của các nhiếp ảnh gia khi chụp ảnh chân dung
Chụp ảnh chân dung là một trong những thể loại được nhiều người yêu thích nhất , việc chụp ra một tấm ảnh rất dễ , nhưng để nó thu hút người xem và khai thác được tính cách và ngoại hình nhân vật thì thật sự không dễ, bài viết sau sẽ chỉ ra 10 sai lầm của các nhiếp ảnh gia khi chụp ảnh chân dung
Chụp ảnh chân dung là một trong những thể loại nhiếp ảnh phổ biến nhất hiện nay. Tuy vậy để có được bức hình đẹp lại không phải ai cũng có thể làm được mà cần trải qua một quá trình tìm tòi, học hỏi và thực hành. Van.vn xin chia sẻ đến bạn đọc 10 sai lầm phổ biến mà nhiếp nhiếp ảnh gia mắc phải khi chụp ảnh chân dung và cách để hạn chế những vấn đề đó. Bài viết được lược dịch từ kinh nghiệm của tác giả Angela Nicholson của trang Digital Camera World.
1. Góc chụp rộng
Khi chụp ảnh chân dung mặc dù bạn có thể tạo được một hình ảnh khá ngộ nghĩnh, vui nhộn với ống kính góc rộng, tuy vậy không phải lúc nào góc chụp rộng cũng phù hợp với thể loại nhiếp ảnh này.
Đặc điểm của ống kính góc rộng là làm cho đối tượng ở gần trông lớn hơn nhiều so với những người đang ở xa. Điều đó có nghĩa bạn sẽ có một bức chân dung với chiếc mũi to bất thường trên khuôn mặt nhỏ và đôi mắt nhỏ.
Cách tốt nhất là sử dụng một ống kính dài hơn ở một vị trí xa hơn một chút sẽ giúp làm nổi bật khuôn mặt và giữ trong tỷ lệ đúng.
Một ống kính có độ dài tiêu cự 50mm (hoặc rộng hơn) có thể là lựa chọn tốt dành cho một bức chân dung ngoài thiên nhiên và khi bạn không quá gần chủ thể. Tiêu cự 70 – 85mm phù hợp khi muốn chụp phần đầu vai.
Ống kính tele dài hơn cũng có thể sử dụng được nhưng người chụp sẽ cần đứng xa hơn để chụp, vì vậy bạn sẽ phải tìm kiếm khoảng không gian đủ rộng cho mình. Ngoài ra sử dụng ống kính này cũng mang lại những lợi thế nhất định trong việc hạn chế độ sâu trường ảnh (DoF) nên hậu cảnh sẽ được làm mờ để chủ thể được nổi bật hơn.
2. Đôi mắt không sắc nét
Như đã trở thành một quy luật chung đó là đôi mắt trong bức hình chụp chân dung cần sắc nét. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang chụp với khẩu độ rộng để hạn chế độ sâu trường ảnh.
Dof nông là cách tối ưu nhất để tập trung sự chú ý của người xem hướng đến chủ thể chính, do đó nếu tại đó không được sắc nét (đặc biệt là đôi mắt) bức ảnh sẽ không còn sức hút nữa.
Khi chụp chân dung, điểm sắc nét nhất đừng nên tập trung vào chiếc mũi, hãy dành điều đó cho đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của nhân vật. Nếu thường xuyên sử dụng chế độ tự động lấy nét AF, hãy tự kiểm soát và thiết lập cho mình. Đặc biệt khi chụp đối tượng tĩnh, tốt nhất nên dùng chế độ lấy nét bằng tay, trường hợp này nên sử dụng chế độ live view của máy ảnh và trang bị thêm chân máy tripod.
3. Độ sâu trường ảnh quá nhiều
Việc lựa chọn khẩu độ nhỏ để tạo DOF sâu không phải là một lựa chọn tốt với một bức hình chụp chân dung. Bởi lẽ nếu hậu cảnh có quá nhiều chi tiết trong khi đặt DOF quá sắc nét có thể khiến khung hình trở nên lộn xộn, phức tạp và phân tán sự tập trung dành cho đối tương chính. f/ 5.6 là lựa chọn khẩu độ có thể mang lại kết quả tốt hơn.
Nếu thấy rằng hậu cảnh chưa được như bạn muốn, bạn có thể yêu cầu mẫu tiến về phía trước để gần thêm khoảng cách giữa hai người.
Ngoài ra có thể chuyển sang dùng ống kính độ dài tiêu cự dài hơn để giảm DOF mà không cần thay đổi khẩu độ.
4. Xuất hiện những thứ “bất thường” trên đầu
Một trong những lỗi đơn giản nhưng cũng rất dễ măc sphair khi chụp ảnh chân dung là việc không chú ý đến hậu cảnh và dẫn đến kết quả là bức ảnh xuất hiện cột đèn, cành cây, cột cờ vô tình “gắn” trên đầu của đối tượng chụp.
Cách khắc phục đối với vấn đề này có thể áp dụng là chụp với khẩu độ rộng để nền mờ đi hoặc đơn giản hơn là chuyển sang một góc cảnh khác để tránh những vật thể lạ này.
5. DOF để quá nông
Khi chụp chân dung bạn cần hạn chế độ sâu trường ảnh để có nhiều hiệu quả tuy nhiên nếu chụp với ống kính 85mm f / 1.8, độ sâu trường ảnh có thể quá nông cạn khi chỉ có đôi mắt được lấy nét còn vùng tai xung quanh bị mờ.
Điều này có nghĩa rằng bạn cần phải rất cẩn thận với việc lấy nét, và nếu bạn muốn lấy nét nhiều hơn bạn có thể giảm khẩu độ xuống một chút đồng thời kiểm tra kỹ hình ảnh, nếu cần có thể phóng to trên màn hình của máy để kiểm tra lấy nét và độ sâu trường ảnh.
6. Chụp sai độ cao
Định nghĩa về “sai độ cao” được tùy thuộc vào chủ đề và bối cảnh của hình ảnh, nhưng thường thì để có kết quả tốt hơn mẫu nên được chụp cùng tầm mắt với người chụp.
Khi chụp trẻ em, bạn có thể quỳ gối xuống hoặc chống khuỷu tay trên sàn nhà, khi muốn nhấn mạnh đến vẻ nhỏ bé của đối tượng, hãy chụp từ trên cao xuống, nhiều nhiếp ảnh gia khuyên bạn không nên chụp từ dưới lên vì sẽ chỉ làm nổi bật phần cằm, mũi của mẫu. Trước đây ảnh chân dung chụp phụ nữ và trẻ em thường được chụp theo phong cách ngước mắt nhìn lên để nhấn mạnh vào đôi mắt nhưng ngày nay phong cách này ít được áp dụng.
7. Đổ bóng nặng
Một ví dụ về bóng đổ khắc nghiệt
Khi chụp ảnh sẽ có những trường hợp ánh sáng tạo ra hiện tượng đổ bóng quá mạnh, lời khuyên là nên làm mềm và giảm tác động của phần bóng. Nếu chụp dưới ánh sáng mặt trời mạnh, tốt nhất nên tìm một nơi có bóng râm cho mẫu của bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một bộ khuếch tán đặt ở trên đối tượng chụp giúp dịu đi ánh sáng.
Một cách khác cũng giúp mang lại hiệu quả tốt cho ảnh chụp trong trường hợp này đó là sử dụng đèn flash, giúp “lấp đầy” bóng tối và tăng ánh sáng cho hình ảnh, hơn nữa còn tạo được điểm lấp lánh trong đôi mắt của mẫu.
8. Mắt đỏ
Một trong những bất lợi thậm chí “nguy hiểm” khi sử dụng đèn flash máy ảnh đó là ánh sáng là rất gần ống kính và điều này có thể dẫn đến ánh sáng từ đèn flash phản chiếu thẳng trở lại võng mạc gây ra hiện tượng mắt đỏ.
Để khắc phục, người chụp có thể Cài đặt chế độ đèn flash chống mắt đỏ, khi đó flash sẽ nháy nhanh trước một vài cái để tròng mắt của đối tượng chụp cụp xuống nhằm hạn chế hiện tượng mắt đỏ. Tuy nhiên cách đơn giản mà hiệu quả hơn đó là bạn nên di chuyển đèn flash ra xa ống kính.
9. Quá nhiều chi tiết, điểm “nhấn” trên khuôn mặt
Khi chụp chân dung bạn thường muốn đôi mắt được sắc nét vì đây là bộ phận điểm nhấn quan trọng, vì vậy cần tránh các “dấu vết” không mong muốn trên làn da khuôn mặt.
Nếu chỉ chụp ảnh JPEG bạn nên thiết lập chế độ màu sắc Natural hoặc Neutral chứ không nên dùng Standard hay Vibrant, có thể bão hòa màu sắc, đặc biệt là màu đỏ và cần để ý đến những vết mụn trên khuôn mặt v.v.
Sẽ tốt hơn nếu chụp ảnh định dạng RAW, khi đó bạn có thể xử lý một cách cẩn thận, cần chú ý đến từng tông màu và giảm độ bão hòa xuống (nhưng đừng để quá nhợt nhạt).
Chú ý không nên mang đi chỉnh sửa – retouch da mặt vì có thể khiến khuôn mặt mất tự nhiên, thậm chí đối tượng được chụp không còn nhận ra chính mình.
10. Đứng quá xa
Một trong những lỗi phổ biến nhất thường mắc phải bởi các nhiếp ảnh gia mpis vào nghề là đứng quá xa chủ thể và không dùng ống kính để phóng to đầy đủ.
Vởi kiểu chụp chân dung ngoài trời chúng ta sẽ thấy một khu vực không gian trống trải rất lớn xung quanh chủ thể. Thực tế thì chúng ta chỉ cần chú ý đến chân dung đầu, vai nếu muốn có được bức hình đẹp.
Cách giải quyết đơn giản là đứng gần lại, tuy nhiên người chụp cần chú ý cắt cúp khung hình cho phù hợp để tránh tạo ra một …bức ảnh thẻ.
Trên đây là 10 lỗi chụp ảnh chân dung phổ biến mà nhiều nhiếp ảnh gia thường mắc phải nhất là những tay máy mới vào nghề. Hy vọng bạn có thể cung cấp cho bạn một vài điều cần tránh trong quá trình tác nghiệp. Chúc bạn có được những bức hình ưng ý!
Nguồn van.vn – Theo Digital Camera World