Trải nghiệm chi tiết ống kính SONY 10-18mm chụp phong cảnh
ỐNG KÍNH CROP SONY 10-18MM DÙNG ĐƯỢC CHO FULLFRAME VỚI TIÊU CỰ 13-16MM
Sau khi Sony A7/R ra đời thì chưa có ống kính ngàm gốc FE cho tiêu cự siêu rộng từ 14-16mm. Vì thế trước đây mình phải dùng lens Nikon 14-24mm qua ngàm chuyển cao cấp như Metabones và Novoflex. Giải pháp này cho ra chất lượng tốt như dùng trên máy Nikon D800E nhưng nó vẫn rất to và cồng kềnh so với body nhỏ Sony A7/R. Sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo với các anh chị em dùng trước thì mình quyết định trãi nghiệm Sony 10-18mm (crop) dùng trên Fullframe A7/R ở tiêu cự 13-16mm.
DO SAI SỐ TRONG SẢN XUẤT MỘT ỐNG KÍNH CÓ THỂ TỐT HƠN NHỮNG ỐNG KÍNH KHÁC
Vấn đề là lens này khi dùng trên máy full frame thường có chi tiết ở 4 góc bị mờ nét, bị kéo dài ra và bị méo mó. Để hạn chế tối đa những lỗi trên, mình đã đi test nhiều lens và cuối cùng cũng tìm được 1 lens với chất lượng ở 4 góc khá tốt. Lý do có sự khác biệt nêu trên trong cùng một model là vì trong sản xuất có sai số cho phép (tolerance), mình chỉ cần test nhiều lens và tìm ra cái lens với sai số ít nhất để đạt được chất lượng cao nhất.
THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. Filter 3 khẩu reverse + AndreLuu 150 Holder Mùa hè ráng rực sáng hơn nên mình dùng filter này để che phần sáng của ráng bình mình, xoay theo chiều nghiêng theo khối đá để không làm đá khúc tối khúc sáng.2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
ĐIỂM NHẤN
Hai “nanh rồng” ở tiền cảnh là điểm nhấn và ráng bình minh được canh vào vùng 2 nanh này để làm mạnh thêm điểm nhấn.
THÔNG SỐ
Tốc độ 121 giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 6500K, tiêu cự 15mm.
Lấy nét ở đầu nanh rồng dưới dùng live view phóng ra to nhất với sự hổ trợ của chức năng peaking kết hợp với nguyên lý lấy nét tối ưu.F/11 là khẩu độ cần thiết vì vách đá bên trái rất gần máy, tạo trường ảnh rộng không làm mờ vách đá gần ở bên trái.
ĐỊA ĐIỂM
Bãi sau chùa Hang, Cổ Thạch, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận.
Xem GPS Google Map
ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM
HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.Basic:
Highlights: -40 (giảm chói phần ráng)
Shadows: +50 (làm sáng thêm phần tối của đá)
Vibrance:+10 (Cho màu tươi lên một chút)
Tone Curve:
Strong contrast
HSL
Hue: Red +40, Orange và Yellow +50 (Cho màu bình minh đậm hơn)
Nguồn andreluu.com