Bí quyết dự đoán mây luồn tại miền bắc (lào cai)

BÍ QUYẾT DỰ ĐOÁN MÂY LUỒN MIỀN BẮC

Để chụp được cảnh mây luồn trước hết bạn phải dự báo được khi nào sẽ có mây luồn. Trừ khi bạn là người địa phương có thể thấy được trực tiếp khi luồn mây xảy ra, phần lớn các bạn yêu nhiếp ảnh phải chuẩn bị trước ít nhất vài ngày để có thể mua vé máy bay, sắp xếp công việc và chuẩn bị nhiều thứ khác để có thể lên đường.Mây luồn vốn là sương do hơi hơi nước tụ thành. Do thời tiết có thể thay đổi rất nhanh nên không có dự báo nào là chính xác 100%. Sau đây là những bí quyết để giúp các bạn tăng xác suất để bắt được mây luồn.

ĐỊA ĐIỂM PHẢI CÓ MÂY LUỒN
Không phải nơi nào cũng có mây luồn, mây luồn thường có ở những nơi có núi và có độ ẩm cao. Ở miền Bắc Việt Nam những nơi có mây luồn nổi tiếng đó là Sapa và Y Tý.

PHẢI Ở TRONG MÙA MÂY LUỒN
Mùa có mây luồn ở mỗi địa phương khác nhau. Ở trong mùa thì xác suất mây luồn xảy ra rất cao và các yếu tố dưới đây có hiệu nghiệm trong việc dự đoán mây luồn. Ở các thời điểm khác thì cũng có thể có mây luồn nhưng rất bất thường do thời tiết mỗi năm thay đổi khác nhau.

Sapa – Y tý: Mùa mây luồn bắt đầu từ khoảng Tết Nguyên Đán đến khoảng đầu tháng 4 Dương lịch hàng năm.

PHẢI CÓ GIÓ MÙA
Gió mùa miền Bắc mang khí lạnh, làm hạ nhiệt độ xuống khá nhiều thường là dưới 17 độ C. Đây là điều kiện thứ nhất để mây luồn xảy ra.

SAU GIÓ MÙA LÀ MƯA
Cuối thời kỳ của gió mùa thì thường có mưa, mưa làm ướt đất và tạo nhiều hơi ẩm, yếu tố quan trọng để tạo ra mây luồn.

SAU MƯA LÀ NẮNG VÀ TRỜI TRONG
Ngày sau mưa mà trời có nắng và trời trong thì mây luồn sẽ bắt đầu ngưng tụ. Nếu trời không trong thì phải đợi thêm 1-3 ngày nữa cho mây luồn hình thành.

SAU NẮNG KHÔNG CÓ GIÓ HOẶC GIÓ NHẸ
Kế tiếp là trời phải không gió hoặc ít gió, lý tưởng nhất là gió dưới 4km/ giờ như thế thì hơi nước không bị thổi đi và bắt đâu quá trình ngưng tụ, tạo ra mây luồn. Nếu trời có gió mạnh sẽ làm hơi nước bay lên cao và làm trời mù (sương mù) phân tán hơi nước bay xa nên mây luồn sẽ không hình thành.

Hoặc sau khi mây luồn hình thành mà gió lớn thì trong ngày hôm sau sẽ không còn mây luồn nữa.

NHỮNG TRẠNG THÁI CỦA MÂY LUỒN
Ngày đầu tiên có mây rất ít, từng đám mây bay luồn chung quanh ở đỉnh của dãy núi.
Ngày thứ hai mây hình thành nhiều hơn và bắt đầu xuống thấp ở giữa của dãy núi.
Ngày thứ ba mây chìm xuống thung lũng và hình thành một biển mây luồn mà bạn mong đợi.
Nếu trời không gió, mây sẽ hình thành và tan dần dần đi từ 2 đến 4 ngày.
Nhưng nếu có các yếu tố khác tác động vào như có gió thì mây luồn sẽ tan nhanh.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG

Filter Grad ND 3 stop Reverse để cân sáng vùng trời làm mây nổi khối và phần đất sáng lên.Chân máy và Remote Chân máy giúp chống rung khi phơi. Remote để chụp mà không chạm vào máy, không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ

Tốc độ 30 giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 8000K, tiêu cự 28mm. Máy Sony a7R + Lens Sony 16-35 f/4 FE.

ĐỊA ĐIỂM

Bản Hàu Chư Ngài, Sapa, Lào Cai.

HẬU KỲ LIGHTROOM 5

Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

Nguồn andreluu.com
Visited 416 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...