Tự học chụp ảnh – ISO

Tự học chụp ảnh - ISO

Tự học chụp ảnh – ISO

 
Yêu cầu chuẩn bị

Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh số nào. 
Mục tiêu: Nắm được về các cách thiếp lập ISO và các tác động của ISO tới chất lượng hình ảnh. 
Thời gian: 10 phút.
 


ISO có ảnh hưởng đến độ chi tiết mà cảm biến có thể tái hiện. Vì thế, để có ISO cao (khoảng ISO 800 đến 6.400, bắt sáng tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu) hình ảnh sẽ phải hy sinh độ chi tiết. Nếu bạn muốn có một hình ảnh với độ chi tiết cao như từng sợi lông trên tấm thảm chẳng hạn, bạn phải đặt ISO về mức thấp nhất của máy (ISO 80 – 100).

Độ nhạy ISO từ 100 – 200 được coi là ISO thấp, thường dùng để chụp trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Nhờ ánh sáng đủ và ISO thấp nên hình ảnh vẫn sáng rõ và đạt độ chi tiết cần thiết.

Ảnh chụp với ISO thấp (160) duy trì được độ chi tiết cao kể cả khi phóng ảnh. Ảnh: Shawn Low / Cnet Asia.

Các độ nhạy ISO từ 800 – 1.600 hoặc ở một số máy ảnh tới 6.400 được coi là các ISO cao. ISO cao được dùng trong những trường hợp ánh sáng yếu và phải cầm máy bằng tay (như chụp đêm hay chụp trong nhà). Nhưng nó cũng đi kèm tác dụng phụ là ảnh bị hạt và nhiễu màu nhiều hơn, độ chi tiết bị giảm đi rõ rệt.
Cũng bức ảnh như trên nhưng chụp với ISo 6.400. Ảnh: Shawn Low / Cnet Asia.

Mức ISO trên hầu hết các máy du lịch nếu ở chế độ tự động sẽ do máy quyết định. Ở một số chế độ, người dùng có thể điều chỉnh thông số này qua hệ thống menu. Thông thường các mức điều chỉnh bắt đầu từ 100, tới 200, 400 hoặc hơn. Một số máy ảnh có thể có thêm chức năng hạn chế ISO trong một khoảng nào đó (chẳng hạn 100 – 400) để đảm bảo độ chi tiết cho ảnh.


Visited 505 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...