Tổng quan về bố cục nhiếp ảnh cơ bản

Tổng quan về bố cục nhiếp ảnh cơ bản

Tổng quan về bố cục nhiếp ảnh cơ bản

Bạn sẽ hiểu tổng quan về bố cục nhiếp ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Ảnh Bình Thường bằng cách Tìm Hiểu Các Điểm Cơ Bản của Bố Cục

Lập bố cục là quy trình bố trí các yếu tố khác nhau trong một ảnh. Nếu bạn thấy thiếu gì đó trong ảnh, hoặc nếu ảnh xuất hiện không như mong muốn, vấn đề có khả năng nằm ở bố cục. Không có định nghĩa tuyệt đối về bố cục chính xác; những ảnh chụp cùng một đối tượng có thể mang lại một ấn tượng hoàn toàn khác biệt tùy vào các yếu tố chẳng hạn như nó chiếm bao nhiêu không gian, cũng như việc đối tượng được chụp dọc, ngang, hay từ một góc. Nếu không có một ý định rõ ràng, ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia sẽ trở nên bình thường. Ngược lại, chất lượng có được sẽ được cải thiện rất nhiều nếu nhiếp ảnh gia chọn một bố cục phản ánh ý định của mình. Để làm như thế, cần phải tìm hiểu kiến thức cơ bản về lập bố cục ảnh, và sử dụng các bố cục khác nhau tùy theo ý định hoặc đối tượng. Do đó bạn nên nắm vững những điểm cơ bản về lập bố cục, và áp dụng chúng vào các ảnh bạn chụp.

Lập Khung Hình Xác Định Khu Vực Cần Chụp

Tùy vào khu vực được chụp, các ảnh chụp cùng một đối tượng sẽ xuất hiện khác nhau rất nhiều

Chụp xa
Chụp ở độ dài tiêu cự chụp xa, ảnh có được trở thành ảnh phong cảnh với căn nhà mái đỏ và đồng cỏ làm chủ đề chính.

 

 
 
Tiêu chuẩn
Chụp ở độ dài tiêu cự tiêu chuẩn, bầu trời chiếm phần lớn bố cục, nhấn mạnh đến sự hiện diện của mái nhà màu đỏ.

 

 
 
Góc rộng
Chụp ở độ dài tiêu cự góc rộng, đồng cỏ và bầu trời trở thành chủ đề chính, trong khi căn nhà mái đỏ khó được nhận thấy.

 

 
 

Lập khung hình: Quyết định cần chụp phần nào của phong cảnh

Quy trình đầu tiên trong quyết định bố cục là lập khung hình: xác định chủ đề chính qua khung ngắm hoặc màn hình LCD phía sau, và quyết định khu vực bạn muốn chụp. Để chụp khu vực mong muốn trong khung hình chữ nhật, bạn cần phải điều chỉnh khu vực đó bằng cách thay đổi độ dài tiêu cự nếu bạn đang dùng ống kính zoom. Nếu sử dụng ống kính một tiêu cự, bạn sẽ phải di chuyển để điều chỉnh khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng, hoặc chuyển sang dùng ống kính một tiêu cự có độ dài tiêu cự khác. Các ảnh mẫu bên trên là ba ví dụ về cách lập khung hình cho cùng một đối tượng. Lưu ý rằng ấn tượng có được sẽ thay đổi với khu vực được chụp trong ảnh.

 

Thủ thuật: Ngắm Thế Giới trong Khung Hình Vuông

Mặc dù cần phải cân nhắc cẩn thận cách lập khung hình cho một cảnh, nhưng đôi khi cảm hứng cũng quan trọng. Ví dụ như, một cách hiệu quả để thực hành lập khung hình là mang theo một tờ giấy có một hình vuông được cắt ra ở giữa, và nhìn qua đó để mô phỏng cảnh bạn muốn chụp.

Hướng Dọc và Hướng Ngang Tạo Ra Cảm Giác Ổn Định

Đảm bảo kiểm tra hướng dọc và hướng ngang trong các ảnh chụp các tòa nhà

 

Bố cục không ổn định khi hướng dọc và hướng ngang không được điều chỉnh đúng cách.

 


Một tấm ảnh nghiêng tạo ra ấn tượng không ổn định. Trường hợp này có khả năng xảy ra nhất là trong ảnh cầm tay.

 


Bố cục sẽ ổn định khi hướng dọc và hướng ngang được duy trì đúng cách.

 


Bằng cách đảm bảo hướng ngang, hướng dọc được duy trì tự nhiên, bạn có thể tập trung tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh có chất lượng.

 
 

Hướng Dọc và Hướng Ngang: Tránh những ảnh có cảm giác không tự nhiên

Một trong những cân nhắc quan trọng nhất khi chụp ảnh là đảm bảo rằng bố cục không có vẻ thiếu tự nhiên cho người xem. Trên thực tế, ý tưởng này khá đơn giản. Chỉ cần điều chỉnh độ nghiêng của máy ảnh để đảm bảo hướng dọc và hướng ngang của ảnh bạn muốn chụp, cho dù đó là bố cục dọc hay ngang. Trong ảnh phong cảnh gồm có chân trời, tính ổn định của bố cục sẽ bị ảnh hưởng đến ảnh có được bị nghiêng. Tương tự, cần phải cẩn thận đối với các ảnh có các tòa nhà cao tầng hoặc các tòa nhà, trong đó các đường dọc và ngang có xu hướng thu hút sự chú ý của người xem. Trong hai ví dụ bên trên, hướng ngang trong ảnh bên phải được duy trì, giúp cho nó trở nên dễ chịu hơn khi xem. Ngay cả đối với các ảnh chụp nhanh chẳng hạn như ví dụ bên dưới tại một quán ăn, việc làm nổi bật hướng ngang sẽ giúp tăng tính ổn định cho bố cục.
Nếu bạn sử dụng một ống kính góc rộng, các khu vực ngoài biên của ảnh có thể bị méo. Trong trường hợp này, hãy điều chỉnh độ nghiêng của máy ảnh để điều chỉnh hiện tượng méo bằng cách chú ý đến tâm ảnh.

 

Hai kỹ thuật để sử dụng hiệu quả hướng ngang và hướng dọc


Nâng cao vị trí của chân trời sẽ cải thiện tính ổn định.

Ảnh chụp các đám mây mùa hè trên biển. Với chân trời được đặt cao hơn một chút trong bố cục, biển chiếm phần lớn hơn trong ảnh, nhấn mạnh đến cảm giác ổn định. Ảnh chụp các đám mây mùa hè trên biển. Với chân trời được đặt cao hơn một chút trong bố cục, biển chiếm phần lớn hơn trong ảnh, nhấn mạnh đến cảm giác ổn định.

 

 
 

Tìm chân trời trong số những thứ có hình dáng và kích thước khác nhau.

Kệ trưng bày trong một cửa hàng rượu vang. Mặc dù đồ vật không có chiều cao và hình dáng nhất quán, hướng ngang được tạo ra dùng cái hộp ở giữa, do đó ảnh có được không có vẻ không ổn định đối với người xem.

 

 
 

Thủ thuật: Nghiêng bố cục một cách có chủ đích để có bố cục ổn định

Không phải lúc nào cũng cần phải đảm bảo hướng dọc và hướng ngang. Trong các ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên và cận cảnh, việc nghiêng máy ảnh có chủ đích có thể được dùng làm một kỹ thuật để có được một bố cục ổn định, do đó tốt nhất là bạn nên tìm hiểu cách đưa ra quyết định thích hợp nhất tùy vào điều kiện.

 

 

Xác Định Vai Trò Chỉ Đạo và Hỗ Trợ trong Bố Cục. Chủ Đề Chính & Chủ Đề Phụ

Tìm kiếm các chủ đề phụ để làm nổi bật chủ đề chính

Chủ đề phụ trông giống chủ đề chính.

 

Đỏ: Chủ đề chính
Xanh dương: Chủ đề phụ
Mặc dù chúng có thể có màu sắc hay hình dạng khác nhau, không thể xác định rõ chủ đề chính và chủ đề phụ nếu chúng xuất hiện với độ lớn bằng nhau trong ảnh. Trong ảnh này, chủ đề phụ là nền trước, có màu sáng hơn, có thể xuất hiện rõ hơn chủ đề chính đối với một số người xem.
 
 

Chủ đề chính và chủ đề phụ không phân biệt được.


Đỏ: Chủ đề chính
Xanh dương: Chủ đề phụ
Nhìn từ phía trước, chiếc máy kéo có vẻ có kích thước nhỏ và không nổi bật do có màu tối, làm cho khó nhận ra chủ đề chính.
 
 

Đặt chủ đề chính ở giữa và điều chỉnh kích thước xuất hiện của nó.


Đỏ: Chủ đề chính
Xanh dương: Chủ đề phụ
Ở đây, tôi đã điều chỉnh vị trí của chủ đề chính và cũng điều chỉnh độ lớn của nó trong ảnh. Làm như thế sẽ giúp dễ nhận biết chiếc máy kéo màu đỏ là chủ đề chính.
 
 

Chủ Đề Chính & Chủ Đề Phụ: Chú ý nét và bố cục theo vai trò

Chủ đề chính và chủ đề phụ của một bố cục có thể lần lượt ví với vai trò chỉ đạo và vai trò hỗ trợ của một chương trình trình diễn trên sân khấu. Việc không duy trì một sự cân bằng tốt giữa chúng sẽ dẫn đến ảnh không thể chuyển tải ý định của nhiếp ảnh gia. Do đó bạn nên tạo ra những cách để làm cho chủ đề chính có vẻ quyến rũ nhất bằng cách cân nhắc cẩn thận những yếu tố như nơi đặt chủ đề chính, góc chụp nó, và nó chiếm bao nhiêu diện tích trong bố cục. Nhưng một điểm cân nhắc quan trọng khác là vị trí nét. Bất kể đối tượng xuất hiện trong ảnh lớn thế nào, nó sẽ không trở thành chủ đề chính nếu đối tượng đó bị mất nét. Ví dụ bên dưới minh họa chủ đề chính khác nhau thế nào tùy theo điểm lấy nét. Khi bạn chụp, hãy nhớ gán các vai trò khác nhau cho chủ đề chính và chủ đề phụ.

Chủ đề chính thay đổi theo điểm lấy nét


Vào một ngày trời mưa, việc lấy nét ở hàng cây sẽ làm nhòe nước mưa, cho phép xác định hàng cây là chủ đề chính.


Khi lấy nét ở hạt mưa, hàng cây nhập vào nền sau, biến mưa thành chủ đề chính.

 
 

Thủ thuật: Đặt chủ đề chính ở trạng thái lấy nét quét ngang

Ở trạng thái lấy nét quét ngang trong đó nét được lấy ở toàn bộ ảnh, sẽ hiệu quả khi đặt chủ đề chính ở vị trí nổi bật nhất trong bố cục, và tương phản nó với chủ đề phụ trong môi trường xung quanh.

 

Bố Cục Tam Giác để có Ấn Tượng Ổn Định

Tạo ra một hình tam giác ở đối tượng

Bố cục tam giác có mái nón làm đỉnh.


Trong cảnh nhìn lên này của một tòa nhà có mái tam giác, một bố cục tam giác được sử dụng với chủ đề chính chiếm toàn bộ khung hình. Hình dáng của công trình kiến trúc này mở rộng ở đáy, và thon lại trên mái nằm ở giữa. Do đó có thể tạo ra một hình tam giác lớn bằng cách làm nổi bật đường bao của tòa nhà.
 
 

Bố cục tam giác sử dụng một cái cây và bóng của nó.


Một bố cục đơn giản chụp một cái cây đứng trên cánh đồng tuyết cùng với bóng của nó. Mặc dù chỉ riêng cái cây tạo thành một hình tam giác, việc bao gồm bóng cây cho phép bạn tạo ra một hình tam giác lớn hơn.
 
 

Bố Cục Tam Giác: Tạo thành một hình tam giác trong ảnh

Bố cục tam giác và một kỹ thuật để lập bố cục ảnh bằng cách tạo thành một hình tam giác trong ảnh. Ví dụ, bạn có thể sử dụng nó để chụp các đồ vật hình tam giác chẳng hạn như một cây thông làm chủ đề chính, hoặc để tạo một hình tam giác dùng ba điểm, mỗi điểm ở hai phía của dòng sông và một điểm ở thượng dòng, khi bạn nhìn xuống con sông từ trên cầu. Những hình tam giác có đáy rộng, chẳng hạn như kim tự tháp, có thể tạo ra tính ổn định trong bố cục. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại hình tam giác khác nhau để lập bố cục ảnh, bao gồm tam giác nghịch đảo. Mặc dù bố cục tam giác có thể là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và tiện lợi, bạn cần phải thận trọng. Ví dụ, tránh nhấn mạnh quá mức đến hình tam giác, vì điều này có thể thu hút sự chú ý của bạn vào tâm ảnh, do đó làm cho bạn bỏ qua những đồ vật không mong muốn được chụp ở khu vực ngoại vi.

Bố cục dùng hình tam giác nghịch đảo

Chụp miệng núi lửa rộng trong bố cục tam giác nghịch đảo.


Hồ miệng núi lửa, tạo thành một tam giác nghịch đảo, được đặt ở giữa bố cục.
 
 

Bố cục tam giác được tạo ra bằng một khóm hoa.


Trong ảnh này, những bông hoa nhỏ đứng kế nhau tạo thành một hình tam giác đều, giúp tạo ra một bố cục cân bằng tốt.
 
 

Thủ thuật: Kết hợp nhiều tam giác

Nếu đối tượng có hình tam giác, sẽ thú vị nếu lập bố cục ảnh gồm có nhiều hình tam giác. Hãy thử biểu đạt hình ảnh khó khăn thu hút sự chú ý của người xem vào một điểm nhất định, hoặc bằng cách tạo ra các hoa văn đều.

 
 

“Bố Cục Trung Tâm” Xác Định Chủ Đề Chính và Đảm Bảo Tính Ổn Định Cao

Bố cục trung tâm có tác động mạnh trong việc chuyển hướng sự chú ý của người xem

Thu hút sự chú ý của đối tượng.

 

Trong ví dụ này về bố cục trung tâm, một bông hoa chiếm phần lớn ảnh được để ở giữa. Hiệu ứng bokeh tỏa ra từ giữa tạo nên một ấn tượng mềm mại của bông hoa.
 
 

“Bố Cục Trung Tâm”: Chú ý đến sự cân bằng chung của ảnh

Giống như tên gọi, đối tượng chính được đặt ở trung tâm trong một “bố cục trung tâm.” Kỹ thuật này thường được thấy ở các ảnh được chụp bởi người mới sử dụng, vì lấy nét ở giữa ảnh có xu hướng dẫn đến bố cục trung tâm. Với chủ đề chính được đặt ở giữa, bố cục sẽ ổn định, và xác định rõ ý định của nhiếp ảnh gia. Bố cục trung tâm đặc biệt có ích để chụp ảnh cận cảnh động vật và hoa. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự cân bằng chung. Một cách là tạo ra không gian vừa phải xung quanh chủ đề chính. Thay vì chụp không có mục tiêu, bạn nên nghĩ đến ý định rõ ràng trong đầu khi sử dụng bố cục trung tâm.

Lý tưởng để nhấn mạnh chủ đề chính

Làm nhòe nền sau để làm nổi bật chú chim hoang.


Ảnh này chụp một chú chim đang chíp chíp dùng ống kính chụp xa. Bố cục trung tâm sẽ có hiệu quả khi bạn muốn thu hút sự chú ý đối với đối tượng chính trong ảnh, nhưng hãy cẩn thận để đơn giản hóa nền sau.
 
 

Để sử dụng hiệu quả những lợi thế của bố cục trung tâm, nếu không sẽ có xu hướng trở nên tầm thường, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến không gian xung quanh để làm nổi bật chủ đề chính, và tạo ra một nền sau đơn giản.
 
 

Thủ thuật: Chú ý đến mối quan hệ giữa nền sau

Để sử dụng bố cục trung tâm, hãy chú ý đến tỉ lệ giữa nền sau và chủ đề chính. Một số kỹ thuật khác mà bạn muốn ghi nhớ sẽ là sử dụng màu nền sau nhấn mạnh chủ đề chính hoặc đặt một đồ vật liên quan đến chủ đề chính.

“Bố Cục Đối Xứng” Thể Hiện Vẻ Đẹp Của Sự Hài Hòa

Làm nổi bật vẻ quyến rũ bằng một bố cục đối xứng dọc hoặc ngang

Bố cục đối xứng ngang.


Về mặt kỹ thuật, ảnh chụp hàng cây này vào cuối thu không đối xứng ngang. Nhưng, vẫn có thể tạo ra một bố cục đối xứng dựa trên sự sắp xếp đối xứng của hàng cây và sự bố trí của lá cây.
 
 

Bố cục đối xứng dọc.


Hồ nước và ảnh phản chiếu chiếm một nửa không gian trong ảnh này, tạo ra một ảnh có bố cục đối xứng điển hình. Để chụp phong cảnh xung quanh một cách rõ ràng trên mặt nước, hãy chụp vào những giờ đầu sáng sớm không có gió.
 
 

“Bố Cục Đối Xứng”: Tránh để trở nên quá tầm thường

Trong một bố cục đối xứng, hình ảnh được chia ra một cách đối xứng, dọc hoặc ngang, ở giữa. Có nhiều đồ vật xung quanh chúng ta tạo thành những đối tượng chính cho bố cục đối xứng. Một số tác phẩm nhiếp ảnh thường thấy là các ảnh chụp phía đối diện của một hồ nước phản chiếu trên mặt nước. Những ảnh khác bao gồm ảnh có các công trình kiến trúc đối xứng hoặc các con đường nằm ở giữa. Tuy nhiên, vì bố cục này tạo ra một ảnh có các hoa văn tương tự cả ở trên lẫn dưới, hoặc trái và phải, cần phải thận trọng để tránh bố cục trở nên quá tầm thường.

Bố cục dùng hình tam giác nghịch đảo

Dùng phản chiếu gương để có các hiệu ứng đồng bộ quyến rũ hơn.


Tôi bắt gặp cảnh này bên trong một tòa nhà thời trang. Sàn nhà đánh sáp đẹp đẽ tạo ra sự phản chiếu cảnh diễn trong gương. Cũng có thể tìm thấy những đồ vật trong một thành phố tạo thành một đối tượng của bố cục đối xứng.
 
 

Thủ thuật: Chuyển hướng sự chú ý của người xem và tạo ra các hoa văn cho ảnh thú vị

Để tránh làm cho bố cục đối xứng trở nên quá tầm thường, hãy tạo ra một hoa văn đều ở đối tượng để xác định rõ chủ đề chính bằng cách chuyển hướng chú ý của người xem.

 

“Bố Cục Đường Chéo” Làm Nổi Bật Chuyển Động và Độ Sâu

Đặt đối tượng lên đường chéo

Tạo ra một bố cục đường chéo với cái cây ở nền trước làm điểm nhấn.

 

Đường Màu Đỏ: Đường Chéo
Trong ví dụ này, tôi đã chụp cây dương xỉ mọc trên một con dốc với thác nước làm nền sau. Trong khi đường thẳng con dốc được sử dụng ở đây để tạo ra một bố cục đường chéo, điểm chính là đặt cái cây dương xỉ bên dưới đường chéo.
 
 

“Bố Cục Đường Chéo” nhấn mạnh phối cảnh

Bố cục đường chéo được sử dụng để bố trí các yếu tố trong một ảnh dựa trên một đường chéo. Ví dụ như, bạn có thể sử dụng các đường chéo được tạo bởi sườn núi, dòng sông, hay một con đường để nhấn mạnh phối cảnh, nhờ đó làm nổi bật chuyển động cũng như độ sâu trong ảnh. Một cách dễ dàng để tạo ra bố cục đường chéo là chụp một thác nước hoặc cầu thang từ một bên sao cho dễ nhận thấy độ chéo hơn. Nhưng một kỹ thuật khác là sử dụng hai đường chéo giao nhau tạo thành một hình chữ “X” để thu hút sự chú ý của người xem vào điểm giao. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc bao gồm một đường chéo cố ý quá mức có thể dẫn đến một bố cục đơn điệu chỉ chia ảnh thành hai.
Dùng các đường thẳng trên một bề mặt núi.


Đường Màu Đỏ: Đường Chéo
Tôi tình cờ gặp một ngọn núi dốc vào cuối thu, và dùng một ống kính chụp xa để chụp được phong cảnh gần hơn. Ở đây, tôi điều chỉnh đường chéo với một số đường thẳng trên bề mặt núi, và điều chỉnh bố cục sao cho bề mặt núi chiếm một phần lớn hơn so với nền sau.
 
 

Thu hút sự chú ý bằng các đường chéo giao nhau.


Đường Màu Đỏ: Đường Chéo
Giao hai đường chéo giúp thu hút sự chú ý của người xem. Đồng thời, bạn có thể tạo ra một điểm nhấn bằng cách di chuyển đối tượng bạn muốn đặt lên đường chéo ở bên trên, bên dưới hoặc bên trái hay bên phải. Trong ví dụ này, hình chữ “X” được tạo thành bởi thân và cánh máy bay nằm ở phía trên của ảnh.
 
 

Thủ thuật: Chú ý sự bố trí đường chéo

Để tránh dẫn đến một bố cục chỉ chia ảnh ra thành hai, bạn chỉ cần phải làm lệch đường chéo so với tâm. Ngoài ra, có thể có được một bố cục ổn định hơn bằng cách tạo ra nhiều không gian hơn ở bên dưới đường chéo.

“Bố Cục Quy Tắc Phần Ba” là Có Cân Bằng Tốt Nhất

Đặt đối tượng trên một điểm giao

Đặt hai đóa hoa lên hai điểm giao.


Vòng tròn màu đỏ: Các điểm giao
Ở đây, tôi đặt hai đóa hoa dâm bụt mọc kế nhau lên hai điểm giao ở nửa dưới của ảnh trong một bố cục Quy Tắc Phần Ba. Đồng thời, tôi bao đưa vào một đóa hoa thứ ba ở phía sau trong bóng râm để làm nổi bật độ sâu. Như minh họa, bố cục Quy Tắc Phần Ba rất tiện lợi trong nhiều cảnh khác nhau.
 
 

Bố cục Quy Tắc Phần Ba được giảm một cách hiệu quả.


Vòng tròn màu đỏ: Các điểm giao
Những chú bò rải rác trên đồng đang thong thả gặm cỏ. Tôi chọn ba điểm nổi bật nhất, và đặt chúng lên các điểm giao của bố cục Quy Tắc Phần Ba để có được một tấm ảnh có cân bằng tốt.
 
 

Chia màn hình ra thành 9 phần để sử dụng các điểm giao cho “Bố Cục Quy Tắc Phần Ba”

Bố cục Quy Tắc Phần Ba là một trong những kỹ thuật thường được sử dụng nhất. Chia màn hình ra thành chín phần bằng nhau bằng hai đường ngang và hai đường dọc, và đặt chủ đề chính gần một trong các điểm giao giữa các đường thẳng. Bạn có thể có được một bố cục ổn định bằng cách đặt đối tượng như minh họa trong ảnh tủ trưng bày bên dưới để chia bố cục thành tỉ lệ 6:3.
Cũng thường được sử dụng với bố cục Quy Tắc Phần Ba là bố cục chia đôi. Kỹ thuật này chia màn hình thành hai phần bằng nhau theo chiều dọc hoặc chiều ngang, và thường được sử dụng ở các thể loại như chụp ảnh phong cảnh. Việc chia màn hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang giúp dễ tạo ra cảm giác ổn định hơn. Tuy nhiên, lưu ý các đối tượng có thể dẫn đến những ảnh đơn điệu.

Áp Dụng “Quy Tắc Phần Ba”

Chia ảnh thành các phần khác nhau dùng bố cục Quy Tắc Phần Ba.


Đặt tường ở nền sau ở đây (khu vực đánh dấu màu đỏ)
Trong ảnh chụp cửa sổ trưng bày này, ảnh được chia theo chiều dọc thành ba phần, với bức tường trong nền trước được đưa vào phần ngoài cùng bên phải. Không phải lúc nào cũng cần phải chú ý đến các điểm giao.
 
 

Chụp phong cảnh đêm quyến rũ bằng bố cục chia hai.


Một tấm ảnh khắc họa sự tăng màu của bầu trời và ánh sáng. Ở đây, tôi sử dụng bố cục chia hai để làm nổi bật độ tương phản một cách hiệu quả.
 
 

Thủ thuật: Cân nhắc vị trí đặt chủ đề chính và chủ đề phụ của bạn

Đối với cả kỹ thuật bố cục Quy Tắc Phần Ba và bố cục chia hai, bạn có thể cải thiện sự hoàn hảo của tác phẩm nhiếp ảnh của mình bằng cách cân nhắc vị trí đặt chủ đề chính và phải làm gì với chủ đề phụ, thay vì chỉ đặt chủ đề lên một đường thẳng hay điểm giao.

 
Tatsuya Tanaka
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh


Visited 388 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...