Thiền trong nhiếp ảnh
– Sự khác biệt giữa một người sở hữu một máy ảnh và nhiếp ảnh gia là ở mục đích. – Hầu hết các nhiếp ảnh gia, đặc biệt là trong thế giới của nhiếp ảnh kỹ thuật số, cảm thấy rằng công nghệ hiện đại đã vô tình làm người ta bỏ những điều cần thiết cơ bản phải học để có thể chụp hình. Sự thật là với những tiến bộ trong công nghệ, nhiếp ảnh gia cần phải tận dụng và tăng lượng kiến thức cần biết để làm ra những hình ảnh họ muốn. – Các nhiếp ảnh gia cần phát triển về nhận thức của họ. – Họ cần cảm nhận được kết nối với thế giới và thấy những hình ảnh đến xung quanh họ thay vì thụ động hy vọng chờ một cơ hội chúng xuất hiện trên con đường họ đi qua. – Thiền hiện hữu trong nhiếp ảnh, nó làm cho bạn tăng nhận thức với thế giới xung quanh và làm cho bạn thành một phần của nó để có một bức ảnh tốt hơn. – Việc thực hành Thiền trong nhiếp ảnh chỉ đến khi các nhiếp ảnh gia dừng được những ham muốn ở phía trước mình, mở mang nhận thức và kỹ năng để tạo ra hình ảnh cần có.
Thiền trong nhiếp ảnh được hiểu là một cách kết hợp giữa ý niệm (tinh thần) và phương pháp tiếp cận tổng thể để tạo ra hình ảnh dựa trên ánh sáng.
Cũng không hẳn nhất thiết phải là một Phật tử mới có thể hiểu về thiền (ZEN) hoặc cách mà Thiền được áp dụng vào trong nhiếp ảnh. Lý thuyết và thực hành thật ra cũng đơn giản như việc nắm bàn tay. Tất cả những gì cần thiết để có thể tiếp cận là phát triển tính kiên nhẫn, nhận thức, kỹ năng và một tâm hồn rộng mở.
1. Nhiếp ảnh.
Nhiếp ảnh được xem như một ngành khoa học dễ hiểu, Ở cả hai thời đại của film và kỹ thuật số, ánh sáng được thu nhận và ghi lại bằng những vật liệu nhạy sáng và sau đó được chuyển sang dạng có thể trình diễn được, thường bằng ảnh in hoặc thông qua màn hình máy tính. Khả năng thu nhận ánh sáng của máy ảnh được xác định bởi 2 quá trình cơ học bao gồm cơ chế điều tiết lượng ánh sáng cho phép đi vào bên trong máy ảnh (hay còn gọi là điều khiển khẩu độ – aperture) và thời gian phơi sáng tương ứng (hay còn gọi là tốc độ màn trập – shutter speed)
Thường ống kính cuả máy ảnh nắm bắt và điều khiển ánh sáng để tạo ra hiệu ứng mong muốn. Ống kính dài (tele) có chức năng đem vật thể lại gần hơn (như ống nhòm- telescope). Và chúng cũng thường mang các vật thể lại gần với nhau hơn trong khung hình. Trong khi đó ống kính góc rộng (Wide) thường cho phép chụp được nhiều vật thể hơn và gây hiện tượng méo hình không gian tương tác giữa các vật thể.
Cũng như một hoạ sĩ với nhiều loại cọ vẽ khác nhau, người nhiếp ảnh gia có thể chọn cho mình những ống kính tương ứng. Người hoạ sĩ có thể tạo ra những bức tranh đầy màu sắc chỉ với 1 cây cọ nhưng sự đa dạng của thiết bị (công cụ) có thể cho anh ta nhiều kỹ năng để hoàn thành tác phẩm hơn.
2. Thiền.
Một trong những quan niệm chính của đạo Phật là tất cả vũ trụ chỉ là một. Một cái cây không chỉ là một cái cây, mà nó có thể là hạt mầm, là chiếc ghế, là củi, là tro, là dưỡng chất cho đất và cho cả các cây khác. Một hạt mầm cần có ánh sáng, nước và đất để phát triển thành cây. Cây phải dựa vào những con chim ăn những trái cây của nó để tạo ra những cây con khác.
Tương tự như vậy, chúng ta không chỉ liên kết với mọi vật trong vũ trụ, mà ở khía cạnh nào đó chúng ta đại diện cho toàn bộ hệ sinh thái. Chúng ta không tồn tại trong thế giới mà chúng ta tương tác với một phần của chúng. Không có vật thể gì trên hành tinh có thể tồn tại độc lập, riêng biệt, tất cả điều như ví dụ cái cây mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Tất cả chúng ta có được chỉ là sự nhận thức qua những cung bậc của cảm xúc, sự luân chuyển của vũ trụ từ một khía cạnh cụ thể.
Phải nhận thức được rằng chúng ta không thực sự là một thực thể biệt lập (cái mà Thiền của Phật giáo gọi là vôt tư hay vô ngã) do đó chúng ta tự giải thoát cho chính mình khỏi những vật cản và chủ động tương tác trong bối cảnh chung của vũ trụ.
(cái này dich hơi đuối:
By recognizing that we are not really a separate entity (what Zen Buddhists call “no self” or anatta) we free ourselves from being reactionary creatures to our experiences and proactive processes within a cosmic context.
Lưu ý: Cái này bản gốc cũng xác nhận..rằng đây chỉ là một lời giải thích “thô sơ” (rudimentary) một khái niệm khá phức tạp trong Phật giáo cần có ứng dụng cụ thể để so sánh..và do đó việc D300 em dịch khúc này hơi duối cũng vì chưa thấm hết.)
Khi một người nhiếp ảnh gia ngừng ý thức của mình lại trong tích tắc, như quá trình chụp ảnh, anh ta có thể trở thành 1 phần sáng tạo trong bức ảnh của mình thông qua sự hoàn thiện kỹ năng nhiếp ảnh.
Trong một khái niệm cụ thể hơn, việc ứng dụng Thiền trong nhiếp ảnh đến khi nhiếp ảnh gia dừng tập trung ham muốn bắt lấy ngay hình ảnh ở phía trước mắt mình, chậm lại để cho quá trình nhận thức và kỹ năng dần dần phát triển đến lúc anh ta có thể nắm bắt được khung hình chuẩn vốn dĩ nó thuộc về nơi ấy.
3. Kỹ năng.
Việc phát triển kỹ năng không quá phức tạp. Nó liên quan đến việc nghiên cứu những kỹ xảo, kỹ thuật trong nhiếp ảnh. Nó đòi hỏi không chỉ hàng giờ sau chiếc máy ảnh, mà còn trong lúc xử lý ảnh,lưu trữ và phân tích về quá trình tạo ra bức ảnh; học cách phát triển kỹ năng sáng tạo thông qua những tấm hình tốt hơn và cách làm chủ nguồn sang, trong tất cả các bài học điều liên quan đến tính chất vật lý của ánh sáng.
Người nghệ sĩ không chỉ học cách tô màu lên mặt vải của mình. Anh ta cũng phải nghiên cứu về sự tương tác hoá học giữa loại màu sơn này với các màu sơn khác. Anh ta cũng biết màu vàng nào có thể hoà chung với màu xanh dương mà không bị chuyển thành màu xanh lá. Anh ta cũng hiểu rằng khi nào mình nên xài màu trắng đục hay trắng trong. Người nghệ sĩ cũng hiểu về tính chất của từng loại mặt vải với loại cọ vẽ tương ứng của mình.
Đa phần các người cầm máy, đặc biệt trong giới nhiếp ảnh, cảm giác rằng khoa học kỹ thuật đã từng bước bỏ qua quá trình tìm hiểu những khái niệm căn bản của nhiếp ảnh. Nhưng thực tế cho thấy, với lợi thế công nghệ kỹ thuật, người chụp hơn lúc nào hết phải trang bị cho mình lượng kiến thức lớn hơn để có thể sáng tạo ra những tấm ảnh mà họ muốn.
4. Tâm thức
Sự khác nhau giữa một người sở hữu chiếc máy ảnh và nhiếp ảnh gia chỉ ở mục đích của họ. Một người nhiếp ảnh gia sẽ tạo ra hình ảnh với chiếc máy ảnh của mình mà tất cả ai cũng muốn.
Kỹ năng sử dụng máy ảnh thành thạo của nhiếp ảnh gia là cơ hội để họ tạo ra những hình ảnh tuyệt vời. Tuy nhiên với nhiều người chụp ảnh thành thạo về kỹ thuật máy ảnh vẫn thất bại với những tấm hình mình đã chụp, bởi vì đơn giản một điều:
“Khi họ có máy ảnh trong tay, họ không biết làm sao để chụp một tấm hình đẹp như mong muốn”
Đây là vấn đề tại sao người nhiếp ảnh gia nên phát triển tâm thức. Họ phải biết rằng họ có sự gắn kết với vũ trụ và thấy hình ảnh đến từ xung quanh mình (chủ động) thay vì chỉ hi vọng (thụ động ) bắt gặp được cơ hội chụp được khoảnh khắc đẹp khi chúng đi ngang qua trên con đường.
Đây là nơi mà thiền trong nhiếp ảnh thể hiện vai trò của mình.
Bước đầu tiên là bạn nên kiếm chỗ nào để ngồi, trong bối cảnh mà bạn định chụp, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có, nếu không cũng không thành vấn đề.
Thả lỏng suy nghĩ và thở sâu, Trong lúc này..chỉ cố tập trung vào hơi thở của mình, cảm giác được sự di chuyển của không khí qua mũi, xuống cổ họng và đi vào phổi. Lưu ý đến sự chuyển động của ngực và lưng trong lúc thở.
Nhận thức được sự tập trung vào nhịp thở thực sự là một điều khó làm. Bao nhiêu ý nghĩ nhảy nhót trong đầu bạn, bao nhiêu suy nghĩ của bạn bị chiếm bởi những lo lắng xảy ra trong quá khứ, hoặc những gì có thể xảy ra trong tương lai? Hãy để chúng đi ra khỏi đầu của bạn. Nếu nó cố trở lại hãy làm như chúng ta không biết nó và hãy làm ngơ như những người lạ bạn gặp trên đường, hãy để họ lướt qua trong tầm nhìn. Chỉ thư giãn và tập trung vào hơi thở của mình.
Một vài giây sau, bạn sẽ cảm thấy thực sự bình tâm. Nó giống như thời điểm tàn tiệc khi mọi người khách dần dần ra về, một số ít còn nấn ná ở lại, nhưng hãy học cách bỏ qua nốt những suy nghĩ này.
Những gì bạn làm lien quan mật thiết đến hiện tại (present). Ngay lúc này đây bạn đang sống ở hiện tại. Đó là điều quan trọng bởi vì ý thức của bạn tồn tại chính lúc này, và không có phiền nhiễu. Tiếp tục luyện tập với những nhịp thở của mình, bạn sẽ tìm ra được con đường ngắn nhất, dễ nhất đễ đạt được trạng thái “ý thức hiện tại”.Bạn cũng sẽ phát triển kỹ năng để tăng giác quan về “nhận thức” của bạn.
5. Tìm kiếm nguồn sáng và dàn dựng khung cảnh.
Khi quan sát thế giới xung quanh, bạn nên tập trung vào nguồn sáng. Bắt đầu bằng các nguồn sáng lớn. Nhận thức được ánh sáng đến từ đâu, trực tiếp hay gián tiếp nơi mà ánh sang di chuyển từ nguồn sáng đến vị trí nhận sang. Phải phân biệt được đâu có nguồn sáng trực tiếp – gắt và đâu có nguồn sang gián tiếp- mềm hơn.
Nếu xem máy ảnh như là tấm vải toan, và ống kính là những cây cọ vẽ thì ánh sáng là chất màu. Hãy nghĩ theo cách như vậy. Quan sát cách mà các bóng đổ hoà lẫn với màu sắc trong khung cảnh xung quanh bạn. Thiết lập khung nhìn dựa vào ánh sang của khung cảnh xung quanh mình.
Sở dĩ tôi đề cập đến vấn đề này ở đây vì nhiều nhiếp ảnh gia họ chọn những góc nhìn dựa trên chủ thể chính, như bông hoa, cô dâu, các con thú cưng..và làm cho nó trở thành tâm điểm của bức ảnh. Nhưng thực tế là hình ảnh nên dựa vào khung cảnh mà nó vốn dĩ là của nó. Không gian nào mà vật thể sẽ tương tác, từ đó sẽ thiết lập sắc độ, cảm xúc và độ sâu của hình. Thậm chí cả khi mà nhiếp ảnh gia có rất ít khả năng điều khiển chủ thể, ví dụ như chụp tình cờ (chụp lén), người chụp phải chọn vị trí đứng của mình làm sao để có sự tương quan tốt nhất với chủ thể nhằm tạo được khung cảnh mong muốn.
Hãy xem một ví dụ đơn giản sau:
Tôi được yêu cầu chụp một trận đá bóng thiếu niên, để có được khung cảnh mà tôi dự tính, tôi chọn góc chụp từ phía Nam của sân bóng để tránh sự ảnh hưởng của bãi đậu xe vào khung hình. Trong một tấm hình khác không thể điều khiển góc chụp, tôi yêu cầu cô dâu và chú rể bước đứng ở vị trí phù hợp làm họ nổi bật trước đám đông còn lại và sảnh cưới trở thành hậu cảnh thay vì chỉ chọn chụp ở 1 góc phòng với DJ.
Nên nhớ bắt đầu với xây dựng khung cảnh và chèn chủ thể vào sau cùng.
Sống ở hiện tại, bình tâm và ý thức, bạn có thể nhìn thấy ánh sáng tốt hơn, thấy cả sự ảnh hưởng tương quan giữa các vật thể trong khung cảnh và với nguồn sang. Bạn cũng có thể quyết định khung hình nào bạn sẽ chụp với vật thể đó và làm sao để hiện thực nó. Đây là vấn đề mấu chốt của Thiền trong nhiếp ảnh, phát triển tâm thức và ý thức được sự tồn tại của thế giới xung quanh, làm thế nào để mình là hoá thân vào bức ảnh và chính những điều đó giúp bạn gặt hái được những bức ảnh tốt hơn.
6. Bánh xe thứ 5
Một trong những điều mà hầu hết các nhiếp ảnh gia thường hay bỏ qua một khi họ có được khung cảnh, chủ thể, và thiết bị nhiếp ảnh cần thiết để chụp 1 tác phẩm hoàn hảo, họ vẫn cần chú ý đến 1 khía cạnh cuối cùng đó là người chụp (người bấm máy).
Người xem thường ít khi thấy tác giả, và do đó người chụp thường nghĩ rằng mình đứng ngoài “khung cảnh” và cho rằng điều đó không mấy quan trọng. Tuy nhiên người nhiếp ảnh gia là bánh xe bí mật thứ 5 của chiếc xe. Mặc dầu anh ta không thực sự xuất hiện trong khung hình nhưng sự hiện diện của anh ta có thể cảm nhận được. Nhiếp ảnh gia có thể làm cho model của mình cảm thấy khó chịu, làm cho em bé khóc và làm bối rối cả cô dâu nếu anh ta ko thực sự chuyên nghiệp.
Bây giờ trở lại với triết lý của nhà Phật, triết lý “vô ngã”. Nhiếp ảnh gia phải coi mình là một phần của khung cảnh. Anh ta được thể hiện trên mọi khía cạnh trong tác phẩm hoàn thiện của mình. Nếu anh ta phân tâm thì chắc chắn tấm ành cũng thể hiện điều đó. Và nếu anh ta bực bội tấm ảnh sẽ mang theo những bực dọc của nhiếp ảnh gia trong nó. …
Nói một cách thực tế, tâm thức của một nhiếp ảnh gia sẽ được đánh thức bởi cách anh ta tương tác với hình ảnh của mình. Một tâm hồn bình thản anh ta sẽ làm bạn được với con chó. Một người nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tự tin với kỹ năng của mình sẽ khiến người mẫu (models) diễn một cách thoải mái và dễ dàng. Một người nhiếp ảnh gia tràn trề sức sống sẽ tạo nên những bức ảnh chân dung mang phong cách này. Càng phát triển tâm thức của bạn, sự ảnh hưởng của bạn và sợi dây liên lạc giữa bạn và phần còn lại của thế giới, thì hiệu quả của sự ảnh hưởng đó càng rõ nét lên tấm hình theo cách mà bạn muốn.
7. Phần kết.
Thiền trong nhiếp ảnh là một triết lý trong thực tế ứng dụng. Nó không phải điều gì đó quá huyền bí hoặc quá khó để có thể tiếp thu. Tiếc thay, nhiều nhiếp ảnh gia không chấp nhận để ý tới chi tiết hơn để rèn luyện kỹ năng của họ và tận dụng lợi thế này.
Tôi mong đợi sự hồi đáp và giải thích (với những người nhiếp ảnh gia) cho tôi những gì mà các bạn đã áp dụng những điều mà tôi đã nêu ở bài viết trên. Điều đó thật tuyệt. Nếu mà đúng nó thật sự như vậy thì bạn có thể đã chẳng học được gì mới qua bài viết này. Tuy nhiên tôi có nhiều độc giả hỏi tôi làm sao để chụp được những tấm hình đẹp hơn. Nhìn qua những tấm hình họ chụp tôi thấy sự thiếu hụt cơ bản trong việc kết nối giữa các thành phần và không nhận thức được thế giới không gian xung quanh họ để có thể trở thành một người chụp hình chủ động thay vì chỉ là người quan sát một cách bị động.
Đến đây bạn hãy đi ra ngoài và bắt đầu bấm những tấm hình mới.
Hãy ra với thế giới bên ngoài.