Tận dụng ống kính máy ảnh (phim) dùng cho DSLR

Tận dụng ống kính máy ảnh (phim) dùng cho DSLR

Tận dụng ống kính máy ảnh (phim) dùng cho DSLR

Không dễ dàng bị quên lãng, ống kính thời máy phim vẫn dư sức hoạt động trên thế hệ các máy ảnh số gần đây

Không dễ dàng bị quên lãng, ống kính thời máy phim vẫn dư sức hoạt động trên thế hệ các máy ảnh số gần đây.

Không dễ dàng bị quên lãng, ống kính thời máy phim vẫn dư sức hoạt động trên thế hệ các máy ảnh số gần đây.
Trải qua nhiều thế hệ sản phẩm từ thời máy phim tới máy số, mỗi hãng đều đã có những cải tiến nhất định chế độ lấy nét, đo sáng, chống rung… khiến cho vấn đề tương thích ống kính chỉ còn phù hợp với từng dòng thân máy cụ thể. Nhưng với sự trợ giúp của adapter và nhất là mong muốn tìm kiếm khách hàng trung thành, ống kính và thân máy của cùng một hãng thường có tính tương thích rất cao, kể cả khi thân máy phim và máy số có cách nhau hàng thập kỷ.

Máy ảnh Canon EOS Rebel XTi với ống Sigma 70-300 mm. Ảnh: Shutterbug.
Máy ảnh Canon EOS Rebel XTi với ống Sigma 70-300 mm. Ảnh:Shutterbug.

Canon
Hầu hết ống kính EF cũ của Canon đều hoạt động tốt trên các máy số DSLR hiện tại. Tất nhiên là tùy máy mà độ nhân hình giữ nguyên (full-frame) hay bị crop (APS-C). Thậm chí, các ống FD cũ kỹ cũng có thể được sử dụng lại nhưng phải nhờ đến converter đổi chấu FD-EOS.
Một điều lưu ý là với các ống FD sử dụng converter, có hai cách để điều khiển phơi sáng. Thứ nhất, chế độ chỉnh tay, bạn chỉnh tốc độ cửa trập và chỉnh độ mở trên ống kính, thứ hai, sử dụng chế độ Stop-Down AE khi điều chỉnh ống kính và máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ cửa trập tương đương.
Leica
Các thế hệ DSLR của Leica chấu S (như S2) được phát triển hoàn toàn mới, vì thế, không tương thích với ống Leica chấu R trên máy phim trước đây. Hiện tại, các phiên bản máy ảnh chấu R không được sản xuất nữa, vì thế các ống kính này đang được tận dụng lắp trên thân máy Canon và Nikon thông qua các adapter từ các hãng thứ ba.
Phiên bản mới M9 về cơ bản tương thích với tất cả các kính chấu M được sản xuất từ hồi những năm 1954. Phiên bản này sẽ tự nhận diện ống kính dựa trên 6 ô mã in trên vòng nối tiếp của ống kính.
Nikon
Về cơ bản, tất cả các ống Nikkor không phải AI đều không dùng được trên thân máy DSLR, kể cả trên các máy phim SLR tiên tiến của hãng. Các ống AI chỉnh tay với vòng độ mở độc lập có thể sử dụng được trên các thân DSLR dù vẫn có một vài ngoại lệ. Các phiên bản DSLR tiên tiến (D300, D200, D3, D2, D1) có thể đo sáng trên các ống kính này, nhưng các phiên bản DSLR bình dân đời cũ (như D60, D40, D80, và D70), các chế độ đo sáng và điều chỉnh phơi sáng phải thực hiện bằng tay.
Các ống Nikkor AF sử dụng cơ chế điều chỉnh liên kết giữa thân máy và ống kính để lấy nét. Mô-tơ lấy nét được đặt ở trong thân máy và mô-tơ này điều chỉnh ống kính qua các chấu. Vì thế, các ống kính AF để lấy nét phải sử dụng trên các thân máy DSLR tích hợp mô-tơ lấy nét. Còn khi lắp trên các thân không có mô-tơ lấy nét (như D5000, D3000, D60 hay D40) cơ chế này sẽ không hoạt động.
Các ống kính Nikkor AF-S và AF-I khác các ống kính AF thường ở chỗ mô-tơ lấy nét đã được tích hợp vào trong ống kính, vì thế mà các ống kính này có thể sử dụng trên mọi loại thân máy dù có hay không có mô-tơ lấy nét tích hợp.

Máy Nikon D200 D-SLR với ống kính AI 55mm Micro-Nikkor. Ảnh: Shutterbug.
Máy Nikon D200 D-SLR với ống kính AI 55mm Micro-Nikkor. Ảnh: Shutterbug.

Olympus
Ống OM dùng trên máy phim của Olympus đều có thể sử dụng trên các máy DSLR series E của hãng nhờ adapter MF-1 OM hay sử dụng trên các máy Micro Four Third nhờ adapter MF-2.
Tuy nhiên, các ống OM do dùng qua adapter nên không hoàn toàn phù hợp với firmware của dòng E, vì thế, người dùng cần phải lưu ý một số hạn chế như chế độ tự động lấy nét sẽ không hoạt động. Các ống tự động lấy nét OM không thể chỉnh tay; phải đo sáng ở độ mở thực (Stop-down metering); chế độ đo sáng điểm sẽ hoạt động không chính xác; người dùng có thể chọn chế độ ưu tiên độ mở dù thông số độ mở sẽ không hiển thị. Ở chế độ chỉnh tay (M) thông số độ mở sẽ không hiển thị. Ở chế độ lập trình (P) hoặc ưu tiên cửa trập (S), cửa trập vẫn hoạt động nhưng các điều chỉnh tự động phơi sáng sẽ không hoạt động. Cuối cùng là tỷ lệ khoảng cách trên các ống OM có thể không giống với khoảng cách thực tế, vì thế nên sử dụng chế độ Live View để lấy nét.
Pentax
Có vẻ như Pentak là giữ được tính tương thích cao nhất khi các ống kính dòng A (với chữ "A" trên vòng độ mở) có thể sử dụng với mọi chế độ phơi sáng trên các máy DSLR như K10D, K200D, K20D, hay K2000 dưới dạng lấy nét chỉnh tay. Thậm chí, các ống kính cũ chấu K, M và S mà không có chữ "A" trên vòng độ mở (tính năng tự động độ mở) cũng có thể dùng trên các máy số ở chế độ phơi sáng chỉnh tay, lấy nét tay và đo sáng stop-down. Lưu ý, khi sử dụng ống kính cũ không có chữ "A" ở vòng độ mở ở chế độ ưu tiên độ mở (A), có thể sẽ có lỗi. Các ống kính chấu S khi lắp trên máy DSLR sẽ phải dùng adapter B của Pentax.
Sigma
Hầu hết ống kính cũ của Sigma đều có thể sử dụng trên các thân máy số của nhiều hãng (như Nikon và Pentax) nhờ adapter. Ngược lại, với các hãng như Canon hay Sony (Minolta), ống kính cũ có thể phải nâng cấp. Với các ống kính được sản xuất gần đây, việc nâng cấp chỉ cần thay đổi firmware, còn với ống kính cũ hơn, khoảng 4 năm thì có thể phải thay thế chip ROM (có thể thay thế miễn phí tùy thị trường và tùy linh kiện còn hay hết).
Sony
Các ống dùng cho thế hệ máy phim Minolta Maxxum đều có thể dùng được với các máy Sony Alpha hiện tại (sau khi Minolta bị Sony thôn tính). Các máy phim trước thời Maxxum (đời Rokkor) thường không có chế độ tự động lấy nét và các ống kính cho thế hệ này nói chung không tương thích với các DSLR Alpha. Một số hãng thứ ba có sản xuất adapter để lắp các ống Minolta Rokkor lên Sony Alpha nhưng sẽ không hỗ trợ chế độ tự động lấy nét hay đo sáng mà người dùng phải chỉnh tay hoàn toàn.
Ngoài ra, tính tương thích giữa các ống của Minolta với các máy DSLR Alpha của Sony có thể được tra cứu ở trang esupport.sony.com của Sony.
Tokina
Tokina cũng đã có trên chục năm phát triển ống kính và là một hãng làm ống kính lâu đời cho các hãng máy ảnh khác nhau, vì thế, tùy chấu từng hãng mà cũng có thể tương thích một phần (phải chỉnh tay) hay hoàn toàn với các thân DSLR mới. Hiện hãng vẫn lưu kho các linh kiện dùng để nâng cấp một số ống kính Tokina cũ cho phù hợp với các thân máy số mới tùy từng loại và nhu cầu.

Olympus E-P1 (Micro Four Thirds) dùng ống kính OM-series Zukio Digital và E-620 (Four Thirds) lại sử dụng ống OM-series 16mm fisheye lens attached, plus the OM MF-2 adapter needed to use these lenses shown between the cameras.
Olympus E-P1 (Micro Four Thirds) dùng ống kính OM-series Zukio Digital và E-620 (Four Thirds) lại sử dụng ống OM-series 16mm fisheye. Kèm đó là ngàm OM MF-2.

Ưu và nhược của việc dùng ống kính cũ
Ưu:
• Bạn đã có sẵn những ống kính cũ hoặc có thể mua được các ống kính cũ với giá rẻ hơn nhiều so với các ống kính mới trên thị trường.
• Một số ống kính cũ có thể cập nhật để tương thích gần như hoàn toàn với các máy DSLR mới.
Nhược:
• Ống kính cũ không hoạt động hết tính năng trên các thân máy mới.
• Sự khác nhau giữa các hãng (hãng ống kính và hãng thân máy) cũng có thể có nhiều hạn chế về độ tương thích.
• Chế độ tự động lấy nét thường sẽ không được hỗ trợ.
• Đo sáng phải thực hiện chỉnh tay.
• Chất lượng có thể bị ảnh hưởng với những ống kính cũ không được thiết kế chuyên cho cảm biến ảnh số (do bị lóa bới ánh sáng phản ngược từ bề mặt cảm biến vào trong ống kính).


Visited 681 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...