[Sự ảnh hưởng] Làm Toát Lên Cảm Giác về Không Gian
Chúng ta có thể chụp những tấm ảnh toát lên cảm giác về không gian bằng cách nào? Những bố cục hiệu quả, hiệu ứng ống kính và chức năng máy ảnh mà chúng ta có thể sử dụng trong một khung hình hạn chế là gì? Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu một số tiểu xảo để làm tăng tối đa cảm giác về không gian. (Người soạn: Tatsuya Tanaka)
Sử dụng hiệu quả một ống kính góc rộng, và lưu ý sự bố trí gần góc ngắm ngang
Có thể có được một sự cảm nhận về không gian bằng cách sử dụng một bố cục có vẻ rộng hơn thực tế. Mặc dù một góc ngắm gần với mắt người có khoảng cách lấy nét là 24 mm, cảm giác khoảng cách giữa nền trước và nền sau là gần 50 mm. Do đó, cảm giác độ sâu trong khoảng phủ chồng giữa góc ngắm ngang này và phía trước và phía sau trở thành một điểm quan trọng trong cảm nhận không gian. Bạn có thể sử dụng một ống kính có khoảng cách lấy nét 24 mm trở xuống nếu bạn đang nghĩ đến tác dụng của ống kính. Một ví dụ hay về trường hợp này được minh họa trong ảnh bên dưới. Cũng có thể có được cảm giác về không gian bởi mắt người trong trong các bố cục chụp đối tượng chính đứng một mình ở tâm màn hình trong khi sử dụng nền sau và những thứ tương tự ở các khu vực xung quanh.
Các phương pháp lập bố cục chẳng hạn như quy tắc phần ba, quy tắc một nửa và các đường dẫn hướng, v.v. có thể được sử dụng để tái tạo cảm giác về không gian.
Các Yếu Tố Chính
- Biểu đạt các hình thức mở rộng ra ngoài màn hình dùng quy tắc phần ba, quy tắc một nửa và các đường dẫn hướng
- Thay đổi giá trị khẩu độ để biểu đạt cảm giác khoảng cách giữa đối tượng và nền sau
- Sử dụng một ống kính góc rộng để tạo ra những tấm ảnh xuất hiện ấn tượng hơn thực tế một cách hiệu quả
- Tái tạo cảm giác rộng mở bằng cách chụp một phần lớn bầu trời, v.v. để làm cho đối tượng tương phản với mặt đất và biển, v.v. trong cùng một khung hình
- Nhấn mạnh sự tăng màu ở độ sáng dùng chức năng bù phơi sáng
Sử dụng những thay đổi không gian và màu sắc để làm toát lên cảm giác về không gian một cách hiệu quả
EOS-1Ds Mark III/ EF24-70mm f/2.8L USM/ FL:24mm/ Aperture-priority AE (1 giây, f/10, -0,3EV)/ ISO 100/ WB: Daylight
Kỹ thuật lập bố cục: Quy tắc một nửa
Khoảng cách lấy nét: 24 mm
Ảnh phong cảnh góc rộng được chụp vào lúc bình minh từ trên cao. Sử dụng một góc ngắm rộng riêng có ở ống kính góc rộng, tôi có chụp sự tăng màu đẹp vào sáng sớm một cách hiệu quả, mở rộng từ những vùng sáng về phía những vùng tối ở cả bốn hướng. Bằng cách sử dụng một đường biên giữa bầu trời và rặng núi để chia bố cục ra làm hai, một sự thể hiện tăng dần về sự chênh lệch độ sáng dẫn đến ánh sáng chiếu từ bên phải về phía các vùng tối ở bên trái được chụp lại, nhờ đó tạo ra một cảm giác không gian lớn hơn.
Ví dụ về các bố cục tạo ra cảm giác về không gian trong ảnh
Tạo ra sự rộng mở bằng các đường dẫn hướng – Tái tạo cảm giác về không gian bằng những đợt sóng đứt gãy
Vẻ rộng mở của biển được nhấn mạnh bằng cách lập bố cục ảnh những con sóng xô bờ và tan ra, từ những đỉnh sóng màu trắng ở trên cùng của màn hình đến rìa nước. Một cảm giác về khoảng cách cũng được tái tạo bằng cách đặt đường chân trời ở nền sau.
Tạo ra sự rộng mở bằng độ tương phản – Chụp đường chân trời có chủ ý
Mặc dù bố cục này nhắm đến các đám mây vào lúc hoàng hôn, người ta không thể cảm nhận được không gian nếu bạn chỉ chụp bầu trời vì không có gì tương phản với nó. Do đó, mặt đất ở phía trước được chụp lại trong nền trước như một sự tương phản với biển ở xa để tái tạo cảm giác về không gian.
Nguồn canon-asia.com