Phương pháp đo sáng cơ bản
Đo sáng là một việc phức tạp, để đảm bảo cho bức hình được phơi sáng đúng (correct exposure).
Có 2 cách đo sáng:
– đo sáng trực tiếp đối tượng được chụp bằng thiết bị đo sáng (cái này bán rời à nha, hundreds bucks !!!!)
– đo sáng trên máy ảnh (nhờ vào lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể định chụp đi vào ống kính, không thể chính xác bằng phương pháp trực tiếp, tuy nhiên không phải mua thêm thiết bị đo, và nói chung thì đủ dùng trong tất cả các trường hợp)
Khi đo sáng đúng, khẩu (f-stop hay là aperture value – Av) và tốc (shutter speed, hay là time value – Tv) sẽ được phối hợp để cho một lượng ánh sáng vừa đủ đi lên phim hay sensor, đảm bảo bức hình được phơi sáng chuẩn xác.
Av và Tv tỷ lệ nghịch với nhau:
Cùng một mức ánh sáng thì {khẩu mở lớn-thời gian chụp ngắn} và ngược lại. Tuy nhiên Av còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (DOF) nên khi ưu tiên Av phải tính đến yếu tố này
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến đo sáng là ISO speed (độ nhạy của phim). ISO càng cao thì càng nhạy sáng nên khi tăng ISO thì có thể giảm thời gian chụp mà ảnh vẫn sáng như vậy.
Tiếp theo là các phương pháp đo sáng của máy ảnh số. Cái này được lập trình trong con vi xử lý của thân máy số, dựa vào lượng ánh sáng thu được từ ống kính và các yếu tố liên quan để trả ra kết quả phù hơp là Av và Tv cho từng cú bấm máy.
Phương pháp 1: Đo sáng toàn khung hình (Evaluative Metering hoặc Matrix Metering).
Đây là phương pháp đo sáng phổ biến nhất, gần như ngầm định trên hầu hết máy ảnh, đặc biệt là máy PnS.
Lúc này vi xử lý nhận toàn bộ thông tin về ánh sáng của frame hình mà ống kính thu được, rồi căn cứ đến các yếu tố liên quan như
(Av + ISO) để tính ra Tv
(Tv + ISO) để tính ra Av
hoặc là tự tính tất cả 3 yếu tố này (nếu các bác dùng Full Auto)
Nó sẽ cho ra một "loạt giá trị" (mà theo nó là ổn nhất) để có một bức hình phơi sáng đúng tại hầu hết mọi điểm của frame hình. Không có chỗ bị cháy, không có chỗ bị đen, tóm lại là sáng đều đều cả khung hình trong khoảng giữa các mức thang xám từ 0-255
Đại khái nó sẽ cho ra một bức hình có histogram kiểu như hình dưới, không có cột giá trị sát biên trái (vùng quá tối, gray level = 0) và cột sát biên phải (vùng quá sáng, gần như trắng toát, gray level = 255)
Toàn bộ khung hình được đo sáng/ phơi sáng đúng theo tính toán, chưa chắc ảnh đã đạt. Đặc biệt là trong những tình huống có tương phản ánh sáng quá lớn giữa các thành phần của bức hình
Ví dụ: khi bác chụp hình một người trên đỉnh đồi cát, lúc trời nắng. Trong toàn bộ frame hình của các bác sẽ có 3 vùng sáng khác nhau: vùng cát (sáng vừa), thân người (có thể hơi tối do quần áo sẫm màu), và bầu trời rất sáng
Kết quả của Evaluative Metering (hay matrix) sẽ cho các bác một {bức hình người + phong cảnh}, không cháy, nhưng phần người thì tối thui.
Lý do: toàn khung hình được phơi sáng đúng, trong đó phần bầu trời & phần cát chiếm số pixels lớn hơn rất nhiều so với phần người, nên nếu đúng sáng cho các phần đó thì người hơi tối một chút. ===> không đạt yêu cầu của bức hình
Tóm lại, ta sẽ dùng Evaluative Metering trong trường hợp toàn bộ khung hình có độ sáng tương đương nhau, không có các vùng sáng/tối quá tương phản, và mục đích chụp hình của ta là lấy tốt tất cả các vùng sáng trong khung hình.Thầy Hafoto rằng "khi chụp chân dung mà có background đẹp thì dùng Evaluative Metering"
Khi Đo sáng toàn khung hình, [tức là tính giá trị phơi sáng tương đối, sao cho đa số các pixel trong khuôn hình không bị rơi vào vùng đen (level=0) và vùng cháy (level=255)],
không thể giải quyết được mục đích chụp ảnh của người chụp, hoặc không phù hợp với tình huống chụp, người ta sẽ cần đến các phương pháp đo sáng khác.
Phương pháp đo sáng 2: Đo sáng phần (Partial Metering)
Khi sử dụng cách này, chip vi xử lý chỉ quan tâm đến thông số ánh sáng xung quanh điểm đo (theo vài tài liệu thì nó lấy khoảng 12-15% khung hình, quanh điểm đo) để tính toán ra kết quả Av hoặc Tv phù hợp, sao cho vùng được đo sáng sẽ được phơi (exposure) tối ưu.
Lúc này, các phần còn lại sẽ không được tính đến, vì thế chúng có thể bị cháy hoặc bị đen. Nhưng kết quả cuối cùng thì lại đáp ứng được mục đích của người chụp
Ví dụ: khi các bác chụp một người mặc quần áo tối, trong vùng tranh tối tranh sáng, và mục đích của các bác là chụp đủ sáng cho khuôn mặt. Sử dụng partial metering sẽ giúp các bác lấy đúng sáng cho mục tiêu chụp (là cái mặt), còn các phần xung quanh tối thui (anyway, who care about this?)
Phương pháp đo sáng 3: Center-Weighted Average Metering. Đo sáng trung bình toàn khung, có ưu tiên vùng trung tâm
Phương pháp đo sáng này có thể nói là sự kết hợp giữa 2 kiểu đo sáng Evaluative và Partial Metering.
Trên hình minh hoạ phía trên, ta thấy, máy sẽ ưu tiên cho vùng trung tâm được đo sáng chuẩn nhất, các vùng còn lại được tính giá trị trung bình cho tất cả các px. Sau khi tính toán, nó sẽ cho ra một bộ giá trị Av, Tv, ISO thế nào đó để hình được phơi sáng đúng.
Khác với Partial Metering, Center-Weighted sẽ điều chỉnh sao cho các phần ngoài vùng trung tâm đo sáng, được phơi sáng gần đúng nhất, tránh cháy và tránh tối, tuy nhiên nếu tương phản quá lớn thì vẫn không thể hiệu chỉnh hết được
Phương Pháp đo sáng 4: Spot Metering – Đo sáng điểm.
Khác với partial metering, (đo sáng cho khoảng 12-15% khung hình, quanh điểm đo sáng), thì Spot Metering chỉ đo sáng cho một vùng hẹp hơn nhiều, chiếm khoảng 3-4% khung hình quanh điểm đo.
Như vậy, cú đo sáng bằng Spot Metering chỉ đảm bảo cho điểm đo sáng (rất nhỏ) được đo đúng. Các phần còn lại sẽ cháy hoặc đen tè le (cho chết, ai bảo ham spot – mà spot chỉ có trên các máy đời cao thui nhé – 30D, 40D mới có)
Trong ví dụ này, người chụp đã dùng spot metering để đo sáng cho vùng cần đo (em cũng chả biết họ đo chỗ nào), các phần xung quanh tối sáng từa lưa nhưng mà chả ảnh hưởng gì đến kết quả chụp. Nó còn đẹp nữa là khác (vì theo em vùng lá cây màu đen đã tạo thành 1 frame ảo rất tốt thu hút mắt nhìn vào vùng tia sáng)
Ví dụ: khi chụp chân dung ngược sáng, có vùng ánh sáng bao quanh tóc chủ thể rất đẹp, ta có thể dùng spot metering để đo sáng cho vùng high-light đó, rồi chụp. Tránh việc mặt đủ sáng thì xung quanh tóc lại cháy hết.
Hoặc khi muốn chụp bóng đen (silhouette) thì người ta đo sáng đúng cho phông nền, còn mặc kệ mẫu đen thui (vì là chụp bóng đen mà lại ) Hoặc nếu cú đầu chưa đủ đen hẳn, thì giảm khẩu hoặc tăng tốc cho bóng đen thành đen thui luôn
Các cao nhân đã hiểu các nguyên lý làm việc của máy ảnh, và làm chủ hoàn toàn thiết bị của mình, cộng với kinh nghiệm dày dạn, thì sau đó họ vượt qua được sự phụ thuộc vào máy móc.
Toàn bộ máy móc chỉ nhằm để phục vụ cho nhu cầu sáng tạo của họ.
Ví dụ: dùng máy đo sáng ra được bộ kết quả Av=4.0, Tv=250, ISO=100 là tối ưu cho tình huống, người chụp vẫn có thể đặt chế độ M, rồi giảm Av về 3.2 (với mục đích có DOF mỏng hơn chẳng hạn), rồi tăng Tv lên 600 (mục đích là chống cháy, sau về dùng PS cứu sáng sau, dễ hơn cứu cháy nhiều)
Hoặc các cao nhân chụp tình huống quá tương phản, bèn dùng tripod cố định góc máy, chụp 2 cú, một cú đúng sáng cho bầu trời, một cú đúng sáng cho hàng cây, sau về nhà, dùng PS ghép 2 tấm thành 1 tấm tuyệt đẹp. (đại khái là để 2 bức trên 2 layers, biến 1 thằng thành mask, rồi dùng brush đục lỗ cho nó lộ phần đẹp ra, phần xấu che lại)