Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh: SỰ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG (P3)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh: SỰ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG (P3)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh: SỰ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG (P3)

Trải nghiệm thực tế với "Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh"

– Màu như một chủ thể:

Một bức ảnh mà màu sắc có mặt trong đó một cách ngẫu nhiên rất khác biệt với một bức ảnh mà màu sắc đựợc chọn như một chủ thể và đóng vai trò quan trọng. Đây là một lĩnh vực hơi nguy hiểm và đầy rẫy những cạm bẫy sáng tạo. Sẽ dễ dàng lôi cuốn sự chỉ trích nếu ta thử phân biệt giữa màu sắc và một chủ thể "bằng xương bằng thịt". Do tính trừu tượng và không chính xác của các phương tiện đánh giá nên có rất nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ trong giới hạn nào mà màu sắc có thể trở thành chủ thể trong một bức ảnh, đó thực sự là một vấn đề quan điểm.

John Szarkowski nghĩ rằng một trong 2 "thất bại" chính là ưu tiên "mối liên hệ hòa hợp giữa các màu đẹp" (thất bại thứ 2 đơn giản là không quan tâm đến, giống việc chụp hình màu như chụp trắng đen). Ta không chắc là một bức ảnh "đẹp" và "hài hòa dễ chịu" là một điều không tốt, nhưng ít ra các phẩm chất này không bị các lời chỉ trích "nhòm ngó" tới. Để kết luận thì một mảng màu đẹp không đủ làm nên một bức ảnh vì kết quả sẽ cho ra, giống như Bob Morley một giám đốc nghệ thuật nói, "một bức ảnh tìm kiếm chủ đề". Mệnh đề có lẽ hơi rộng nhưng vấn đề là hiện hữu.

Chúng ta có thể xác định được mức độ quan trọng của màu sắc trong những bức ảnh đi từ trắng đen cho đến những bức ảnh tồn tại bởi vì màu và nếu không có màu thì chúng không có lí do đề tồn tại. Ta dễ dàng thử nghiệm bằng các phầm mềm sửa ảnh như photoshop bằng cách biến chúng thành đơn sắc hay désaturation.

Vậy ai có thể phán xét? tất nhiên là các nhà nhiếp ảnh. Nhưng các quan điểm về màu rất đa dạng và không giới hạn. Một lời bình luận trịch thượng của Szarkowski "Phần lớn trong các bức ảnh màu hoặc không có hình thể, hoặc đẹp" cũng phản ánh được quan điểm của ông. Nhà nhiếp ảnh Magnum Ian Berry thì cho rằng ông chỉ chụp hình trắng đen ngay cả khi dùng các cuộn phim màu (cần cho các tạp chí). Là một nhiếp ảnh gia phóng sự, ông ta không quan tâm đến màu sắc. Không qua tâm đến màu sắc không phải là một sự thất bại, mà chỉ là một thái độ. Nhưng nếu bạn nhạy cảm với màu, thì nên tìm trước tiên những hình ảnh thích đáng. Giống như những khoảnh khắc tương tác giữa con người trong phóng sự, các tổ hợp màu thú vị chỉ thỉnh thoảng mới có mặt, và sức lôi cuốn của chúng tùy thuộc vào gu của bạn.

 
Chủ đề của bức ảnh này, các tàu đánh cá philippin, bản thân nó cũng hấp dẫn nhưng chính là màu sắc có vai trò truyền đạt độ sâu và sự phong phú của vùng biển nhiệt đới.

 
Bức ảnh này không không chỉ là một tư liệu về máy bay cổ mà còn là một tổ hộp màu sắc kinh điển

 
Ở một lễ hội đón mùa mưa ở Đông Bắc Thái lan, người ta đốt pháo bông tự làm và vẽ các màu sắc rực rỡ, ở đây mày sắc chính là chủ thể

– Một phong cách màu (style): 

Trong lĩnh vực màu sắc, phong cách là sử dụng một số bảng màu nào đó (palette) và dùng một số cách xử lý. Nếu trung thành với một phong cách, chúng ta có nguy cơ tự đóng khung trong sự bó buộc. Trong màu sắc cũng như trong đa số lĩnh vực sáng tác, phong cách được coi như quân chủ bài vì đó là dấu hiệu của việc ta đã đạt đến một độ chín chắn nào đó. Nhưng sự định nghĩa của nó rất rộng và cách biệt cũng rất mong manh với kiểu cách. Sự kiểu cách dễ được xác định hơn khiến chúng ta dễ dàng phạm phải khi quá mong muốn tạo dựng một phong cách cho mình. Phần đông các nhiếp ảnh gia tìm tòi thử nghiệm các kĩ thuật mới, hoặc lúc bấm máy chụp, hoặc lúc xử lí hình sau đó, nhưng nên tránh bị đóng khung trong một kĩ thuật riêng biệt, ví dụ như bầu trời chuyển nhạt dần. Điều đó nói lên, phong cách là một ngôn từ có định nghĩa rất rộng, nhất là khi nó làm nên tính cách của một họa sĩ hay một nhiếp ảnh gia như một cá nhân. Nó dễ dàng hơn khi áp dụng vào các tác phẩm mang tính tập thể, các tác phẩm trong các trường đào tạo, hoặc của các trào lưu.

Đối với tôi (Michael Freeman), hãy giới hạn định nghĩa của phong cách ở cách thức mà các nhiếp ảnh gia xử lý màu sắc. Điều quan trọng là phải biết thử nghiệm và phân biệt với "phong cách của kĩ thuật", nó dễ xác định hơn và thường xuyên bị lẫn lộn với phong cách. Tôi nói là hãy thử nghiệm vì cả hai đều không được định nghĩa rõ ràng và kĩ thuật (ví dụ dùng flash để giảm bóng đổ, tăng cường các vùng màu tươi) là gốc của việc xây dựng một phong cách.

Trong nhiếp ảnh, kĩ thuật để xử lí màu sắc rất dễ hiểu và dễ sử dụng. Một số là kết quả của trình tự xử lí trong Photoshop, lựa chọn và biến đổi các màu. Số khác là thành quả của việc quan sát-cách thức chọn lựa các tổ hợp màu trong bố cục. Bất kể các kĩ thuật được dùng, chúng hình thành nên phong cách qua các bài tập về chọn lựa và đánh giá sáng tạo. Các họa sĩ như Van Gogh, Matisse hay Francis Bacon là các ví dụ tốt.

Trong số các nhiếp ảnh gia, có nhiều người chuyên gia về màu nổi tiếng mà ta nhìn nhận ngay các tác phẩm của họ. Theo trật tự chung, hoặc họ tự tạo cho mình một phong cách màu riêng, hoặc họ lựa chọn một phong cách phù hợp. Trong những người nổi tiếng, dẫn ra vài người như Joel Meyerowitz, Jan Groover, Ernst Haas, Martin Parr, Alex Webb và Eliot Porter, tất cả đều có một phong cách khác biệt.

Cuối cùng, ta có thể nói là các phong cách có giới hạn của nó, một nhiếp ảnh gia tài năng phải biết trừu tượng hóa chúng và cặm cụi chăm chỉ trong nhiều kĩ thuật khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và công việc đòi hỏi. Phong cách nhiều khi đơn giản trong cách nhìn của người xem nhiều hơn là trong cảm nhận của người chụp

 
Phong phú về màu: khi hoàn cảnh cho phép, một cảnh đầy màu sắc cho cảm giác thích thú không thể sánh được và thể hiện một lựa chọn về phong cách, giống như cảnh đường phố trên đây một người đàn ông đang đọc sách trước một ngôi đền ở Việt nam.

 
Màu điếc, một cảnh đường phố khác nhưng cách xử lí màu buồn hơn, độ bão hòa được giảm và các tông màu nhẹ hơn tô hình ảnh người dân của một khu phố nghèo ở Calcutta.

 
Buổi hoàng hôn, mẵt trời lặn trên một ngọn đồi ở Mandalay, Miến điện. Sự thiếu vắng chủ thể lôi cuốn cái nhìn vô sự tương tác giữa các màu tinh tế được phản chiếu bởi bức tường vôi của ngọn Stupa

 
Màu tối thiểu, bằng cách tập trung vô một màu rực rỡ do chọn đóng khung và đo sáng, tạo nên một phong cách. Như trong nhiếp ảnh, trên hết là vấn đề khoảnh khắc.- Phong phú và rực rỡ:


Trong nhiếp ảnh màu sắc, việc tranh luận về phong cách thường xảy ra giữa màu mang tính dữ dội, kịch tính (được ủng hộ bởi đa số quần chúng và bị gièm pha bởi phê bình nghệ thuật) với màu sắc nhẹ nhàng nhã nhặn. Mặc dù có rất nhiều phong cách màu, nhất là từ khi các phần mềm xử lí ảnh cho phép làm chủ việc điều chỉnh dễ dàng, ranh giới giữa màu sắc rực rỡ và màu nhã nhặn luôn luôn cách biệt.

Một cuộc tranh luận ra đời trong những năm 1970 với sự tràn ngập chủ yếu tại Mỹ cái mà người ta gọi là "màu sắc mới". Các nhà nhiếp ảnh như William Eggleston và Stephen Shore tuy làm việc một cách độc lập nhưng lại có các điểm chung là phủ nhận sự rực rỡ nổi bật và kịch tính, tôn thờ tính tầm thường. Công việc của họ hoàn toàn khác biệt với nhiếp ảnh màu được ưa thích hiện thời, với đặc điểm màu sắc bão hòa, phong phú và rực rỡ. Loại nhiếp ảnh mang tính không thể tách rời với các sắc màu bão hòa chính là Ernst Haas, là một tên tuổi lớn trong làng nhiếp ảnh, Haas chịu ảnh hưởng nhiều bởi Peter Turner, Jay Maisel et Galen Rowell, cũng như từ các tạp chí màu như National Geographic và GEO.

Từ nguồn gốc, các màu bão hòa và tương phản gắn liền với Kodachrome. Khi phim Kodac được chụp hơi thiếu sáng, màu sắc ảnh trở nên rất rực rỡ. Kĩ thuật này trở nên rất thông dụng trong làng nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Với người dùng thì phim Kodachome khiến nhiếp ảnh màu trở nên rất cuồng nhiệt đam mê, nhưng với dân phê bình nghệ thuật thì đây thực sự là một tai họa. Peter Turner tuyên bố: "chính nhờ vào độ bão hòa các màu sắc phong phú đã làm tôi trở nên nổi tiếng, không có Kodak thì không bao giờ tôi có thể đạt được các kết quả tương tự". Cùng lúc đó Haas được mệnh danh là "Papanini (tên một nhạc sĩ nổi tiếng Ý) của Kodachrome". Szarkowski, không hề dấu diếm quan điểm chống lại loại nhiếp ảnh màu mè tầm thường này, đã phê bình Haas: "Màu sắc trong nhiếp ảnh thường được dùng làm bình phong trang trí không có giá trị giữa người xem và chủ đề của bức ảnh". Haas sau đó tìm cách sửa chữa vấn đề bằng cách thể hiện được cảm xúc màu sắc của các chủ đề trong thế giới của ông. William Eggleston, đối lại với Haas, cũng sử dụng cùng ngôn từ khi thể hiện các chủ thể như "một cái cớ để tạo dựng một bức ảnh màu".

Phim Fuji Velvia ra đời đã giải phóng Kodachrome khỏi các màu sắc bão hòa. Rất thú vị khi thấy ảnh hưởng của các nhãn hiệu phim chụp lên các phong cách màu sắc, sau đó là thời đại kĩ thuật số. Các hiệu quả đó dù là mong muốn hay không , hiện tại có thể đo lường chính xác theo độ bão hòa và tương phản, hoàn toàn làm chủ được. Các màu phong phú, ánh sáng rực rỡ của hoàng hôn, ánh cầu vồng, ánh sáng mờ ảo, các tia nắng xuyên qua bóng tối đã tạo nên tính cách tích cực, các hiệu quả đó trở nên hoàn toàn thông dụng và dễ đạt được

 
Các chai dầu cọ trong một buổi chợ ở Soudain có thể được chụp bằng nhiều cách thức. Ở đây màu sắc, được tăng cường bằng bố cục khép chặt, filtre và ánh sáng ngược, là điểm trọng tâm của bức ảnh

 
Một phụ nữ bộ tộc akha đang nhuộm lông gà bằng các chất phẩm tự nhiên. Màu đỏ là màu rực rỡ nhất và ở đây nó làm chúng ta bất ngờ. 


 
Con voi của quốc vương Thái lan tự nhiên không có sắc này. Mày rực rỡ này có được do ánh nắng mặt trời lặn chiếu trực tiếp vào chủ thể và việc đo thiếu sáng giúp giữ lại được sắc đỏ của hàng cột. Lỗ tai voi và ánh phản chiếu lên hàng cột cho cảm giác phong phú.

– Màu sắc nhã nhặn và bình dị:

Các bảng màu không bão hòa được gắn liền với sự tinh tế và sự cố tình thể hiện những cái gì bình thường đại chúng, nhưng việc sử dụng chúng cần sự khéo léo để không bị rơi xuống cái tầm thường. Phía bên kia ranh giới của phê bình nghệ thuật ta có màu sắc nhã nhặn. Hiện tượng này có từ rất lâu trước nhiếp ảnh và theo John Gage thì nó là "một sự coi khinh của màu sắc", được nhìn nhận trong nhiều nền văn hóa như một " dấu hiệu của sự thanh tao và cách biệt". Cuộc tranh luận về màu sắc nhã nhặn đạt đỉnh cao nhất vào những năm 1970, bắt đầu khi phim màu tràn ngập thay thế phim trắng đen. Các nhà nhiếp ảnh lúc đó đã quen thuộc với ảnh trắng đen bất kể các yếu điểm của nó, đó cũng làm nên sự khác biệt giữa hội họa và nhiếp ảnh. Sự đăng quang của màu sắc đã làm phức tạp hóa cái thẩm mỹ của việc thể hiện lại thế giới hiện hữu hay theo ngôn từ của Szarkowski:" Với các nhà nhiếp ảnh đòi hỏi sự chặt chẽ về hình thức, màu sắc chỉ làm tệ hại thêm một vấn đề vốn đã cực kỳ khó giải quyết".

Màu sắc đã rất khó làm chủ. Các chuyên gia về màu như Ernst Haas phải rất vất vả khi tìm ra các cảnh chụp, các điểm nhìn và ánh sáng để có thể làm cảnh ngoạn mục phong phú như ý muốn. Nhưng công việc của những người ủng hộ màu sắc nhã nhặn cũng khó khăn không kém. Một trong những giải pháp là lựa chọn làm việc ngoài trời hay trong studio (Jan Groover), ở những nơi mà ánh sáng có thể thay đổi được. Bên ngoài, họ có thể chọn lựa chụp khi mà ánh nắng giảm nhiều như chụp lúc gần chiều tối hay khi trời có mây che phủ. Việc đặt kế cận các màu và bố cục cũng quan trọng như trong nhiếp ảnh màu sắc mạnh, nhưng phải được dự kiến khác, cách thức tinh tế hơn thậm chí chậm hơn. Nhiếp ảnh KTS đã chuyển các công việc đó về post-production nên đã giải phóng người chụp được tự do hơn.

Một trong những kĩ thuật của màu sắc nhã nhặn là làm việc với các bảng màu giới hạn hơn, do đó cũng áp đặt một vài tính nhất quán cho bức ảnh bằng cách lựa chọn chụp những màu ít nhiều tương tự nhau (về sắc màu, độ bão hòa hay độ sáng). Ở những nhiếp ảnh gia của "Màu sắc mới" (một trào lưu màu sắc nhã nhặn), Joel Meyerowitz đã thực thiện một série ảnh phong cảnh rất thảnh công xung quanh Cape Cod bằng cách tập trung vô tính nhất quán về ánh sáng. Một ngày, ông ta bị hớp hồn bởi màu xanh dương của cảnh chụp và tuyên bố: "… màu xanh đó, bức xạ, sâu thẳm. Nó phát tỏa ra từ tất cả những màu xanh tổng hợp lại trong suốt cuộc đời của tôi. Thực tế, ngay khi Meyerowitz thường gắn liền với lời phê bình ở Eggleston, Shore…ông ta rõ ràng là một chuyên gia màu sắc.

 
Màu trong bóng tối, ánh sáng dịu bớt và quần áo cũ của em bé thợ dệt Ấn độ trong ảnh là nguyên nhân giảm bớt màu sắc. Thêm sắc màu "điếc" của tấm thảm, chúng truyền đạt một cảm giác ưu tư cho bức ảnh khép chặt bố cục này

 
Bụi và thời gian liên kết lại để làm giảm bớt các màu sắc của quá khứ của một cái bếp bỏ hoang trong một ngôi nhà đồng quê cũ ở Anh. Vị trí máy so với ánh sáng cũng nhằm mục đích giảm độ bão hòa 

 
Một bảng màu giới hạn, ánh sáng nhẹ nhàng góp phần pha trộn các màu vốn rất nhã nhặn trong sân một ngôi nhà ở Mae Hong Son, Thái lan. Khoảng chụp gần đã làm biến mất tất cả, trừ màu xám, xanh tái và các biến thể của Beige

 
Trong bức ảnh gần như sihouette một người Miến điện trong quán cà phê ở Rangoon, màu sắc gần như vắng mặt. Bức ảnh có thể trắng đen, nhưng một chút ngờ ngợ về màu sẽ làm tăng thêm tính đơn sắc cho cảnh

– Màu sắc và nơi chốn: 

Màu sắc của phong cảnh, của thời tiết, của địa phương hay của các nền văn hóa đôi khi rất đặc trưng nên chúng giúp định nghĩa nơi chốn. Trong nhiếp ảnh, nhất là thể loại du lịch và phóng sự, bản chất của nơi chốn được dựa trên ý kiến là luôn tồn tại các nét đủ tính đặc trưng để ta có thể ghi nhận lại trong một série các bức ảnh. Ý kiến trên hơi tham vọng, một khi thông thường ngay trong các bức ảnh ý vị nhất, tính phổ biến cũng bao trùm lên tất cả. Tuy nhiên, các phóng viên và những người khám phá một lãnh thổ nhất định, luôn tìm cách truyền đạt lại không khí đặc trưng của nơi chốn bằng nhiều phương tiện khác nhau, đôi khi bằng màu sắc.

Thực chất, việc gắn kết một nơi chốn hay một nền văn hóa với một bảng màu nhất định phụ thuộc một phần vào người chụp, là người nối chắp lại ý niệm của sự chủ quan cá nhân về màu. Tất cả phụ thuộc vào đặc tính riêng của địa phương, sự cách biệt vớc các vùng khác. Các nhân tố đóng góp nhiều nhất cho việc định nghĩa màu sắc của nơi chốn là các nguyên tố cơ bản: đá, đất, thực vật, cách thức canh tác, mùa, khí hậu và thời tiết. Đôi khi chúng được gợi nên bằng các tính chất đặc biệt của ánh sáng do điều kiện khí quyển ở một vài nơi (độ trong suốt của không khí vùng núi cao Himalaya, một vài dạng ô nhiễm rất được chào đón như khói do đốt phân bò ở một vài địa phương Ấn độ mùa đông, bụi mù ở Athènes lúc chiều mặt trời lặn…) 

 
Màu tím và màu hạt dẻ, nhất là khi chúng được đặt kế cận nhau được gắn liền với các đền đài và kiến trúc truyền thống ở Triều tiên. Tất cả các quốc gia và nền văn hóa đều có một số màu ưa thích đặc trưng.

 
Các ngọn đồi ở Nilgiri phía nam Ấn độ nổi tiếng trong việc trồng chè, tại đây việc canh tác theo bậc thang rất đặc trưng và màu xanh tươi mang tính định nghĩa nơi chốn.

 
Vịnh Fundy, Một tàu kéo lưới rê đang vào cảng sáng sớm, ánh màu xanh dương phản ánh được độ đẩm ướt của vùng bờ biển Tây Bắc.

 
Ngọn núi Kailash trên cao nguyên vùng Tây tạng, các vùng núi cao được đặc trưng bởi ánh sáng trong suốt, rực rỡ và bầu trời sâu thẳm.

 
Mặt trời lặn trên các ngọn đồi Anafiotika ở Parthénon, Athènes, bức ảnh thể hiện rõ sự ô nhiễm danh tiếng, tạo nên không khí riêng biệt buổi chiều tối của địa phương

– Nghiên cứu một trường hợp: Le Nouveau-mexique


Một vài địa phương có "cá tính" hơn các địa phương khác, đó là trường hợp của Nouveau-mexique, nhất là các vùng Santa Fé và Taos Bueblo. Chính các kiến trúc bằng đất nện đã tạo nên tính đặc trưng cho vùng này và thu hút các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia đến đây để "làm giàu" bảng màu của họ. Điều đó thật lý tưởng cho một vùng đất không có nhiều rừng, nhưng đất nện có thể thay thế trong xây dựng (vùng này rất ít mưa). Phong cách màu sắc chủ yếu pha trộn giữa văn hóa pueblos và văn hóa thực dân Tây Ban Nha.


 
Phong cách Pueblo: Một ví dụ của kiến trúc truyền thống là tổng thể Taos pueblo từ nhiều thế kỉ nay. Nó bao gồm nhiều tầng bằng đất nện. Cách trang trí là điển hình, màu xanh lam trên nền nâu của đất là nền móng của các phong cách màu Nouveau-Mexique.

 
Các cây Peupliers là đặc trưng của thực vật vùng này, mùa thu, chúng đưa vào phong cảnh một "gam" màu từ vàng-xanh lá cây đến màu cam.


 
Nhà hát Miko (sư tử núi) xây dựng 1927 là một điển hình của Art déco lấy cảm hứng phong cách địa phương. Tấm ghép màu này, cũng như các chi tiết trang trí khác là tác phẩm của kiến trúc sư của Hollywood Carl Boller, là người có những nghiên cứu rất sâu về phong cách màu và motif Pueblo cũng như phong cách thuộc địa Tây Ban Nha.

 
Đất, trời và cây: Một ngôi nhà theo phong cách thuộc địa TBN có sân trong. Trong bức ảnh này ta có thể thấy các màu cơ bản của Nouveau-Mexique: màu đất nóng với màu trời xanh cùng màu các cây peublier mùa thu, ta có thể thêm vào clair-obscur của bóng đổ lên các mảng tường đất nện

 
Ngôi nhà của Marbel Dodge: Địa phương đã thu hút khác du lịch ngay đầu thế kỉ 20 và ngôi nhà của Mabel dodge trở thành nơi tiếp khách từng được D.H Lawrence đến thăm. Cái lò sưởi được trang trí theo phong cách Tây Ban Nha pha trộn Taos Pueblo

 
Các màu xanh được dân cư địa phương lựa chọn luôn luôn thú vị, ngay cả trong trường hợp nó không nhằm mục đích trang trí. Màu xanh dương chọn hơi ngả sang xanh lá cây và rất hiếm khi ngả sang màu tím, màu của chiếc xe pick-up này rất hợp với màu các trái ớt và bí ngô đang chuẩn bị mang ra chợ.

 
Đất nện, gỗ xanh lam và các trái ớt đỏ đang được phơi nắng thực sự điển hình cho địa phương

– Màu của đô thị:

Môi trường đô thị, được xây dựng bởi con người, có màu sắc của riêng nó. Đó là một phông nền không bão hòa, trên đó nổi bật lên các màu nhân tạo, được điểm xuyết bằng các bảng quảng cáo. Các chốn đô thị (ngoại trừ các công viên, vườn cây với mục đích làm nhẹ bớt tính đô thị) có một gam màu đặc biệt mà một vài màu mang tính phổ biến cho hầu hết các thành phố. Nếu ta chụp hình thành phố và muốn khai thác màu sắc thì sẽ tìm thấy các sắc màu rất thú vị.

Màu sắc chủ yếu từ các vật liệu xây dựng, chúng có khuynh hướng thống nhất trên toàn thế giới. Trong các đô thị hiện đại thì màu xám chiếm lĩnh, là màu của bê tông, nhựa đường, đá và kim loại. Ngay các cửa kính dùng ở các diện tích lớn có tác dụng làm tăng cường màu xám vì phản chiếu lại môi trường xung quanh, nhất là những ngày có mây phủ do làm giảm độ tương phản. Vấn đề là do ta cảm giác chúng buồn tẻ, lạnh nhạt hay như Wiliam Eggleston, thấy chúng phong phú một cách tinh tế.

Các thành phố cổ, nhất là khu trung tâm, nơi các công trình cũ được bảo tồn, có khuynh hướng hơi khác biệt vì được sử dụng vật liệu đặc trưng. Ví dụ trung tâm làng đại học Oxford có nhiều công trình được xây bằng đá vôi địa phương, có sắc màu biến đổi từ xám beige ngả sang màu cam khi có ráng nắng chiều . Các khu phố cổ trong các đô thị thuộc địa cũ như singapour tràn đầy các ngôi nhà đựợc sơn màu nóng dưới bóng râm của tán cây, chúng cho ra một "clair-obscur"* rất đặc trưng có độ tương phản cao giữa các sắc trắng, đen và xanh lá cây. 

Các ánh màu rực rỡ của bảng quảng cáo, các cửa hiệu, bảng hiệu, có mặt khắp nơi, cùng với ánh đèn xe cộ chúng hoàn toàn đối lập với màu xám tổng thể của thành phố. Tất cả các yếu tố đó rất thu hút do màu sắc phong phú. Khi màn đêm buông xuống ở trung tâm đô thị, độ tương phản trở nên rất mạnh. Nói về độ bão hòa màu sắc thì các cảnh đô thị rất sống động lúc hoàng hôn.

(* chú thích "clair-obscur": Trong một khung cảnh trong bóng tối có những vệt ánh sáng rất tương phản. Đó cũng là một danh từ chỉ một phong cách hội họa, ví dụ clair-obscur của Rembrandt. Các bác nào chuyên về chân dung sẽ biết cách chiếu sáng "clair-obscur Rembrandt" với cái vệt tam giác ánh sáng nổi tiếng trên gò má của người mẫu (xuất xứ từ bức chân dung tự họa nổi tiếng của họa sĩ), xin lỗi các bác vì tôi không biết dùng từ tiếng Việt nào để thay thế.)

 
Cây cầu ở trung tâm Tokyo gần Ochanomizu chụp lúc tối, ánh sáng "clair-obscur" là điển hình, ở đây chúng được tăng cường bằng ánh phản chiếu xuống mặt nước. Bình thường khi ta chụp cảnh buổi tối sẽ gặp vấn đề phải giữ lại được hình thể (forme), ở đây cây cầu đóng vai trò đó.

 
Màu xám đặc trưng của thành phố là một chủ đề hay của nhiếp ảnh. Một cây cầu băng qua nhà ga Liverpool Street ở Luân đôn được chụp từ rất xa bằng ống tele xuyên qua bụi mù của thành phố, biến đổi thành một bức ảnh đơn sắc

 
Một công trình được bọc kính mặt tiền ở Phoenix Arizona. Các bóng phản chiếu là cơ hội để chụp cận cảnh, với một ống kính wide.- Màu trong tĩnh vật:


Tĩnh vật là thể loại lí tưởng để sắp xếp một tấm ảnh, thay vì để chúng một cách tình cờ. Các màu sắc được chọn và làm việc một cách tùy ý. Paul Outerbridge, một trong những nhiếp ảnh gia chuyên về tĩnh vật màu đầu tiên đã viết năm 1940 là thể loại này có rất nhiều khả năng cho: "các công việc hoàn toàn mang tính sáng tạo của nhiếp ảnh màu". Điều đó không có gì bất ngờ, cho những ai muốn làm chủ hoàn toàn tình thế giống như các họa sĩ làm việc từ trước đến nay. Sau Outerbridge, theo một loại các nhiếp ảnh gia với các phong cánh riêng biệt: tự do, chừng mực, chín chắn như Irving Penn, Hiro (Wakabayashi Yasuhiro), Henry Sandbank và Lester Bookbinder.

Không phải một sự trùng hợp nếu công việc của họ đã làm kết nối giữa thẩm mỹ sáng tạo với thương mại. Quảng cáo và thời trang đặc biệt cần thể loại tĩnh vật để giới thiệu sản phẩm và thể hiện các concept một cách được kiểm soát chi li. Đó là phản đề của loại nhiếp ảnh mang tính tự nhiên, không có bất cứ gì mang tính tình cờ. Một cách tuyệt đối tất cả được "nhập khẩu" vô khung ảnh, bất cứ một lỗi nhỏ nhất là do trách nhiệm của người chụp. Điều đó ảnh hưởng tới màu sắc cũng như các yếu tố khác. Đó cũng giống như trong hội họa. Khác với hội họa được tự do chọn pha trộn màu sắc, trong nhiép ảnh thì màu sắc đã có sẵn trước khi chụp, nhưng trong thể loại này ta có thể chọn lựa rất chính xác. Trong tay của một người như Irving Penn, một đơn đặt hàng thương mại có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Việc lựa chọn bảng màu là do người chụp, màu sắc trong tĩnh vật rất đa dạng nhưng sự chính xác và chọn lựa là hiển nhiên trong một bức ảnh suy nghĩ kĩ càng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia bị thu hút bởi tính đơn giản và chừng mực là những cái đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối cho các màu trung tính và các sắc màu tinh tế, bây giờ điều đó dễ dàng hơn nhiều với ảnh KTS. Người khác thì chọn làm việc với các màu rực rỡ hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày.

 
Cho bức ảnh một đóa hoa tulipe này, người giám đốc nghệ thuật đã xé các băng giấy màu và bố trí sao cho các màu đó như tiếp tục phát triển ra từ cánh hoa


 
Sự tinh khiết của ly cocktail cổ điển làm nó là một subject không màu, sự trang trí trung tính là một khả năng. Ở đây, trong một khách sạn chuyển đổi từ ngôi thành cổ Râjasthâni , các cửa sổ kiếng màu truyền thống tạo thành một trang trí độc đáo


 
Chủ đề là 2 chai thủy tinh và ở đây được xử lý theo trừu tượng. Chúng trở thành các hình thể màu sắc với các đường nét đơn giản. Để làm tăng giá trị cái bên trái, cái kia được đổ đầy nước màu xanh và các bọt khí làm ảnh sống động thêm- Sửa đổi màu có chọn lọc:


Dùng các lệnh biến đổi màu trong photoshop cho những màu được chọn lựa, ta có thể tạo nên hài hòa màu sắc cho bức ảnh . Để hình ảnh vẫn giữ được tính tự nhiên, không bị giả tạo, ta cần sử dụng chúng một cách tinh tế, không nên lạm dụng. Ở đây, công cụ được dùng là những công cụ có thể chọn được một màu nhất định trong ảnh để sửa đổi. Có 2 lệnh hay được dùng:

– Trong menu của Photoshop>chọn Image> Réglages (dòng thứ 2 từ trên xuống)>Remplacer la couleur (dòng thứ 11-replace color? xin lỗi vì tôi dùng photoshop tiếng Pháp). Sau đó ta click chọn cái công cụ pipette để chọn màu cần biến đổi trong ảnh, ta có thể di chuyển con trỏ "tolérence" ngay bên dưới để mở rộng hay thu hẹp vùng được chọn. Sau khi đã chọn xong thì có thể biến đổi màu đó bằng 3 thông số hue (sắc màu), saturation (độ bão hòa), lightness (cường độ sáng). Tất cả những biến đổi chỉ ảnh hưởng đến màu được chọn mà không ảnh hường đến các màu khác.
– Trong menu Photoshop>Image>Réglages> Hue/Saturation (ctr+U). Sau đó chọn trong phần edit màu cần sửa đổi (Toàn bộ, đỏ, vàng, xanh lá cây,cyan, xanh dương, magenta), có thể dùng pipette để chọn màu chính xác hơn. Sau khi đã chọn màu thì cũng như lệnh trên ta có thể biến đổi Hue, Saturation và lightness.

Trong ví dụ dưới đây, một cái bể bơi được thiết kế từ 3 màu cơ bản nhưng khi chụp do ánh sáng đèn huỳnh quang đã làm giảm các sắc màu và cho một tông xanh lá cây. Mục tiêu của việc chỉnh màu trong photoshop là tăng độ bão hòa các màu cơ bản và làm mất đi tông xanh lá cây. Nhờ lệnh Hue/saturation, qua pipette, ta có thể chọn chính xác lần lượt màu đỏ và màu vàng để làm chúng tươi lên bằng cách tăng saturation (thực ra màu xanh dương trong ảnh không cần sửa), rồi tiếp tục chọn màu xanh lá cây đề giảm độ saturation của nó gần thành màu xám trung tính.


Visited 435 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...