NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN:Chụp ảnh báo chí (P16)
ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự.
Phần 1: Mục lục
Phần 2: Overture
Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số
3.1Chọn máy ảnh
3.2 Có những gì trong một dCam?
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography
3.6 Kính lọc
Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh
4.4 Tốc độ chụp ảnh
4.5 Các chế độ đo sáng
4.6 Các hiệu chỉnh khác
Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
5.4 Bố cục ảnh
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục
5.6 Đường nét trong bố cục
5.7 Bố cục và sáng tạo
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
5.10 Chụp ảnh chân dung
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung
5.12 Chụp ảnh phong cảnh
5.13 Chụp close up và ảnh hoa
5.14 Chụp ảnh báo chí
Phần 6: Xử lý ảnh
6.2 RAW vs JPEG
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif
6.7 Khắc phục Out nét
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ
6.9 In ảnh tại Labs
Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc
7.3 Hiệu ứng zoom
7.4 Mẹo đo sáng thay thế
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính:
7.7 Nghệ thuật xem ảnh
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-)
7.9 Bù trừ sáng (EV)
7.10 Kinh nghiệm đo sáng
7.11 Đặt tên cho ảnh
7.12 Bóng đổ – bóng ngả – bóng đối xứng – bóng khối
7.13 Tone màu?
7.14 Chế độ chụp
7.15 Lấy nét – chế độ màu
7.16 AEB
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm
7.19 Chụp ảnh lưu niệm
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa
7.21 Chụp ảnh khi trời gió
7.22 Mưa đêm và những tia chớp
7.23 Chụp ảnh trong sương mù
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi
7.25 Chụp ảnh biển
7.26 Chụp ảnh chân dung
7.27 Chụp pháo hoa
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn
7.30 So sánh Canon và Nikon
7.31 Noise – vỡ hạt ảnh
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor
7.33 Khẩu độ sáng
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục
7.35 Hệ số nhân tiêu cự
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số
7.37 Bố cục – hội họa và nhiếp ảnh?
Phần cuối: Thông tin về sách
Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
5.4 Bố cục ảnh
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục
5.6 Đường nét trong bố cục
5.7 Bố cục và sáng tạo
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
5.10 Chụp ảnh chân dung
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung
5.12 Chụp ảnh phong cảnh
5.13 Chụp close up và ảnh hoa
5.14 Chụp ảnh báo chí
Các tài liệu tham khảo:
1. Nghề làm báo
2. Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý
3. Các thể loại báo chí
4. Phóng sự báo chí hiện đại
5. Ảnh báo chí
6. Nghệ thuật thông tin
…
Các tài liệu sẽ được bổ xung tên tác giả, nhà xuất bản sau nếu bạn nào muốn quan tâm
Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư liệu, ảnh quảng cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều tấm ảnh báo trí ngày xưa nay đều được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời đại
1. Khái niệm về ảnh báo chí:
Không kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự. Khái niệm về tin ảnh là một khái niệm tương đồng giữa báo chí Việt Nam và báo chí quốc tế nhưng chính khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều điểm dị biệt. Những hình thức mà chúng ta thường gọi chung là "phóng sự ảnh" lại được báo chí quốc tế phân định thành bốn nhóm khác nhau:
1.1. PHOTO STORY: Phóng cách phóng sự ảnh lâu đời nhất và đơn giản nhất, đặc trưng bằng một loại ảnh thuật lại một sự việc với một chủ đề cụ thể. Ví dụ: đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung cư mới,…). Mặc dù sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những chú thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh. Cái này chúng ta tạm gọi là PHÓNG SỰ ẢNH.
1.2. PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc nhiều loạt ảnh khác nhau. Ở phương Tây, photo porfolio chính là cách tự giới thiệu tốt nhất của một nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh khi đi xin việc làm. Trong nghề báo, thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí nhưng không nhất thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể. Ví dụ: một bộ photo porfolio gồm 10 bức ảnh về "Thành Phố Hồ Chí Minh hôm nay" hay "Hà Nội đón xuân",… Chúng ta tạm gọi là Ảnh Bộ.
1.3. PHOTO FEATURE: Thuật ngữ này được hãng thông tấn Asscociated Press (AP) cùng nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh không mang tính chất thời sự hay tin tức. Đó là một hay nhiều bức ảnh không có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh chuyên mục – dù là ảnh đơn hay ảnh bộ – cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú vật, thời trang trẻ em, những sự kiện khôi hài… nhưng phải đem lại cho độc giả điều gì đó mới lạ về thế giới chung quanh. Mọi nhật báo ngày nay đều cần cả những ảnh thời sự nóng bỏng lẫn những ảnh đời thường để cho trang báo có nội dung mở và bớt nặng nề.
1.4. PHOTO ESSAY: Đây là hình thức ảnh báo chí được hình thành và phát triển từ những năm 1920, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo Essay có thể đề cập đến một chủ đề nghiêm túc (chẳng hạn như các vấn đề xã hội, kinh tế, môi sinh,…) nhưng cũng có thể tập trung vào cuộc sống và công việc của những nhân vật nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính trị, hay cũng có thể tập trung vào các chủ đề như mỹ thuật, sân khấu, văn học, kiến trúc, lịch sử,…. Trong các thể loại ảnh báo chí, phóng sự và bút ký là hai thể loại tương đương nhưng phóng sự mang đậm chất thông tấn, còn bút ký in rõ dấu ấn văn chương. Photo Essay cũng giống như một bài bút ký, tác giả có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư và những phản ứng chủ quan từ tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay được xem như những tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta tạm gọi photo essay là bằng từ Ký Sự Ảnh.
Báo chí nói chung có thể xếp thành 4 loại:
– Báo viết
– Báo nói
– Báo hình (báo chí truyền hình)
– Báo điện tử
và ảnh báo chí từ trước đến nay gắn với báo viết là nhiều, chúng ta chắc ai mà trong tuần, trong ngày mà chả đọc một vài tờ báo. Lúc thì về Thể thao, Mua bán, An ninh, Thời báo kính tế… Giả sử những hình ảnh Văn Quyến trong trại giam hay thầy Hồ không có mặt trong các trang viết trên các báo, chắc sẽ giảm sự quan tâm và hấp dẫn người đọc khi xem bài đó ở các báo. Chúng ta có thể không nhớ hết nội dung của bài báo mà chúng ta quan tâm, nhưng hình ảnh "đặc trưng" sẽ còn đọng mãi.
Ảnh báo chí (ABC) được coi như câu chuyện bằng hình ảnh, máy ảnh là cây bút là phương tiên ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi hình ảnh đúc kết một câu chuyện. Mà chúng ta đã "tranh luận" khá nhiều – cái mà ông Henri Cartier-Bresson gọi là "Khoảnh khắc quyết định".
Câu chuyện ở đây rất đa dạng, có thể là một bức ảnh thời sự vừa nóng vừa thổi, ở những nơi chiến tranh ác liệt, một pha tranh bóng gay cấn, một phóng sự về Tây tạng huyền bí gian nan và cũng gần hao mất con Nikon D200 như IMIM, cái bắt tay lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải với Tổng thổng Mỹ G.Bush trên đất Mỹ, hay đơn giản là cuộc họp của thường vụ huyện Simacai chỉ đạo cho chuyến đi vừa qua của chúng ta, cũng có thể là một bức chân dung của con người trong một sự kiện nào đó… Tất cả đều là ảnh báo chí, bởi dù lớn hay nhỏ dù nó là "đỉnh cao" hay "đỉnh thấp", nhưng những khoảnh khắc ấy là thành phần mật thiết của lịch sử, gìn giữ những khoảnh khắc cho tương lai.
2. Đạo đức nghề nghiệp của phóng viên ảnh:
Vậy khái niệm cơ bản về ABC chúng ta đã có. Túm lại là:
Tường thuật bằng hình ảnh
Tóm khoảnh khắc điển hình
Cái "khoảnh khắc quyết định"
Đó là Ảnh báo chí.
Làm điều gì nếu muốn thành công cũng phải có sự đam mê, chụp ABC cũng không ngoại lệ. Những nó khác các nhà nhiếp ảnh ở chỗ: Trước khi người phóng viên ảnh (PVA) chụp ảnh, anh ta phải là một nhà báo, rồi sau đó mới là một nhà nhiếp ảnh.
Vậy thì trước hết đạo đức của người làm báo, PVA phải tuân thủ. Người ta vẫn còn tranh cãi là đạo đức nghề nghiệp nhà báo có trước hay có sau nghề báo. Người ta cũng nói rằng Xêda là người đầu tiên có ý tưởng đàm đạo với bè bạn, những vấn đề cấp thiết bằng thư từ, khi mà sự bận rộn không cho phép gặp nhau trực tiếp. Đó là sự giao tiếp linh hoạt, không qua trung gian, còn khi đọc báo. Nhà báo đã là trung gian để đưa những thông tin đến người đọc, chính vì vậy mà đòi hỏi "đạo đức" luôn được đề cao ở những Nhà báo.
Vấn đề này xin không bàn thêm, quay lại với PVA, ngoài đạo đức nghề nghiệp phải tuân thủ. Anh ta còn phải tuân thủ những quy tắc riêng của từng hãng thông tấn, từng tờ báo về hình ảnh. Các chi tiết có thể khác nhau những nguyên tắc chung vẫn phải là:
– Những bức ảnh luôn luôn thuật lại sự thật.
– Những bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi hay chế tác theo bất kỳ cách nào.
– Ngoài ra, một số hãng còn quy định chỉ cho phép tẩy các vết xước, bụi, crop… Các biện pháp chỉnh sửa hình ảnh, "gây cảm giác" khác nhau cho người xem trước và sau khi chỉnh sửa đều không được phép.
3. Phóng viên ảnh anh là ai?
Cũng giống như khái niệm ăn ảnh và không ăn ảnh trong chụp chân dung. Chỉ có khác ở đây là khái niệm dành cho người chụp chứ không phải dành cho người "bị" chụp. Có nghĩa đúng ra phải là "ăn phóng viên ảnh" và ngược lại.
Điều đó cũng có nghĩa là không phải ai cũng hợp với nghề này, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp toàn chụp ảnh nghệ thuật nhưng chưa chắc đã chụp giỏi được ABC, bởi giá trị thông tin đòi hỏi của ABC khác với ảnh nghệ thuật. Vậy điều gì đã được coi là tố chất của "Phóng viên viết bằng máy ảnh"?
3.1. Nhạy cảm và thông cảm:
Tri thức có thể học, kỹ năng có thể rèn nhưng sự nhạy cảm, năng khiếu "phát hiện" nhưng điều mà nhiều người không thấy và tìm cách thểhiện quả hình ảnh độc đáo, thích hợp thì lại không phải ai cũng có và cũng giỏi được.
Và cũng không phải "đối tượng phản ánh" nào ai đã giỏi là giỏi tuốt, phóng viên ảnh chúng ta thường biết ở Việt nam là thời sự và thể thao… PVA phải nhạy cảm và thông cảm vì anh ta sẽ gặp nhiều tình huống khác nhau, nhiều tình huống bất ngờ, có thể bạn sẽ chụp những gì đau buồn xảy đến với "chủ đề" như tai nạn, chiến tranh, thảm hoạ tự nhiên, bênh tật… Bạn không thể chăm chăm chụp ảnh với khuân mặt lạnh tanh vô cảm hay trang phục, đầu tóc "đầu gấu" mất thiện cảm cho được, mà phải có thời gian thiết lập quan hệ và sự tin cậy. Michel DuCille phóng viên Washington Post cho rằng bất kỳ lối tiếp cận nào của phóng viên ảnh cũng phải "đối xử trân trọng với chủ đề và vứt bỏ mọi định kiến có sẵn. Phải có khả năng lường trước được bản chất con người và biết có mặt đúng nơi đúng lúc".
3.2. Dũng cảm, kiên nhẫn và không ngại gian khó:
Nếu không chúng ta là sao có nhưng ảnh trong những khúc cua nguy hiểm trong đua xe, những tình huống gay cấn, cảm động trong chiến tranh, những vụ hoả hoạn, những tình huống giải cứu con tin nghẹt thở, nhưng bức cận cảnh với bệnh nhân HIV, giao lưu và làm quen với những con nghiện, những vụ thảm hoạ thiên nhiên chưa từng có… và không thể kể hết những tình huống nguy hiểm.
Nhiều bức ảnh giá trị nó nằm trước hay sau sự kiện, chínhvì vậy kiễn nhẫn chờ đợi hay chịu khó quan sát cũng là điều kiện để không bỏ lỡ nhưng khoảnh khắc không có lần 2.
Ví như nhà báo Eric Draper đang làm nhiệm vụ ở Macedonia, chụp ảnh dân tị nạn Anbani ở cuộc chiến Kosovo, anh cố nán lại thật lâu trong lúc bị cảnh sát đuổi và đó cũng là thời điểm anh chụp được bức Người bố khóc trên đầu đứa con sau cửa kính ôtô chở người tỵ nạn. Nói như Schiappa "Cảnh sát ra lệnh cho anh phải dời vị trí đó, bạn tuân theo, nhưng hãy dời đến vị trí khác và tiếp tục chụp đến khi nào họ đuổi bạn lần nữa"".
Và để kết thúc phần này tôi xin nhắc lại đại ý câu nói nổi tiếng của một phóng viên nổi tiếng, Ông có nói rằng: "Nếu bức ảnh của bạn chưa đẹp thì có nghĩa là bạn chưa đến gần". Và ông đã hy sinh trong chiến tranh khi tiếp cận gần "mục tiêu" hơn, tên của ông là CAPA.
3.3. Tư duy và óc hiếu kỳ:
Tư duy ở đây được hiểu là tư duy hình ảnh, nó sẽ được hỗ trợ nếu định trước những chủ đề cụ thể và có cơ sở vững chắc. Nó đòi hỏi vốn kiến thức và tầm hiểu biết nhất định. Như bức ảnh nổi tiếng chụp tên đọc tài Pol Pot của David Longstreath năm 1998. Tác giả bức ảnh cho rằng: "Đây là tên độc tài cuối cùng của thế kỷ 20. Tôi không thể nói không trước cơ hội này và không thực hiện được thì tôi không quay lui." Bạn phải có tầm nhìn lịch sử để hiểu được tầm quan trọng của sự kiện này.
Nhưng phải nói một thực tế không chỉ riêng ở Việt nam (Việt nam thì hiển nhiên rồi? ) mà ở tầm quốc tế là hướng tư duy của PVA bị ảnh hưởng bởi các cuộc thi ảnh báo chí và những cuốn sách giới thiệu các bức ảnh nổi tiếng. Nó đã làm cho nhiều người cầm máy dễ dàng đi theo con đường mà những người khác đã vạch ra cho mình…
Còn óc hiếu kỳ hiển nhiên luôn nằm trong đầu mỗi PVA, anh không thể vô tư "bỏ quên đời" như một nhà thơ trong những lúc "bay bổng" được. Thật sai lầm nếu tiếp cận những cảnh tượng mới PVA lại tự hỏi mình "Chuyện này có gì mà hấp dẫn vậy?". Chính óc hiếu kỳ luôn luôn thôi thúc mỗi PVA theo đuổi thông tin.
4. Chụp ảnh báo chí có cần phong cách riêng?
Trước khi đi tiếp phần này tôi muốn để mở thành cho mỗi thành viên tự cho ý kiến của mình. Bởi sau đó mỗi người sẽ cảm nhận nhiều điều mà tôi cho là sẽ hay
Ca sĩ, hoạ sĩ và cả những nhà nhiếp ảnh chụp ảnh Nghệ thuật… nhiều người nổi tiếng nhờ xây dựng cho mình một phong cách riêng. Còn trong chụp ảnh báo chí thì sao: Có cần không? Và nếu có thì nó có ảnh hưởng đến nghề nghiệp không…?
5. Ảnh báo chí Việt Nam: Mặt bằng chung còn thấp
Ảnh báo chí VN gần đây thấy rõ sự chuyển biến về chất lượng, nhưng nhìn chung những bức ảnh xuất sắc quá ít trên mặt bằng chung còn yếu. Ảnh báo chí VN luôn thất bại trong Cuộc thi ảnh báo chí thế giới World Press Photo hàng năm.
Nghệ sĩ chụp ảnh báo chí
Nhìn vào danh sách những tác giả VN ghi cuối cuốn sách ảnh (Year Book) hàng năm của cuộc thi WPP mới thấy một sự lạ: Đến gần 90% người dự thi là nghệ sĩ nhiếp ảnh, trong khi các tác giả nước ngoài đều là phóng viên ảnh từ các hãng thông tấn, các tờ báo, tạp chí lớn trên thế giới.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh ở ta thì thường tham dự các cuộc thi salon của FIAP (Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) và quen với việc can thiệp, xử lý vào ảnh. Vì tính chất FIAP là nghiệp dư, là chơi nên càng thi thố thủ pháp, càng dụng công sáng tạo thì có khi bức ảnh càng được đánh giá cao. Trong khi với các phóng viên ảnh, việc thể hiện quan điểm cá nhân còn gây tranh cãi.
Hal Buell – nguyên Trưởng ban ảnh của Hãng Thông tấn AP (Mỹ) – từng nói: "Nhà báo không phải và không nên trở thành nghệ sĩ bởi vì nghệ sĩ thường có quan điểm hay ít ra cũng cần có quan điểm. Còn nhà báo chỉ tường thuật lại những gì đã xảy ra".
Phóng viên ảnh thì sao?
Nếu nói ở ta không có sự kiện tầm cỡ để phóng viên tác nghiệp là sai! Phóng viên VN cũng không thiếu sự nhiệt tình trong nghề, nhưng kỹ năng tác nghiệp còn những hạn chế, chế độ bảo hiểm vào vùng nguy hiểm chưa có và nhuận ảnh thường chưa xứng đáng.
Nhiều phóng viên ảnh trong toà soạn vẫn mặc cảm so với phóng viên viết, hầu hết các báo chưa có biên tập ảnh riêng, và khả năng chọn ảnh của biên tập hay bất đồng với phóng viên. Một thực tế khác là nhiều phóng viên ảnh không chú ý đúng mức đến phần ghi chú cho ảnh, nên chú thích không đầy đủ…
Dạng phóng sự ảnh, ký sự ảnh đúng tính chất của nó- rất ít phóng viên ảnh VN làm tốt- mà hầu hết chỉ là những ảnh đơn lẻ ghép lại mà thiếu một móc xích kết nối chặt chẽ. Đó là chưa kể một số phóng viên ảnh vẫn quen dàn dựng, sắp đặt vì thiếu tính kiên nhẫn hoặc chậm chân.
Về điểm này, Richard Voger- phóng viên một hãng thông tấn quốc tế tại VN – nói: "Tôi đã đi cùng và nhiều lần chứng kiến các phóng viên Châu Á dàn dựng hiện trường. Điều đó là không thể. Nếu bạn đến muộn bạn phải chấp nhận thất bại".
Sự nhầm lẫn về ảnh báo chí
Không ít người cho rằng: ảnh báo chí không cần tính nghệ thuật, quan trọng nhất là khoảnh khắc diễn ra sự kiện nóng và phóng viên ảnh bất chấp hiểm nguy ghi lại sự kiện đó thì làm sao còn có điều kiện chú ý tới tính mỹ thuật trong ảnh. Điều đó chỉ đúng một phần.
Tất nhiên, không phải ai cũng làm được như nhà nhiếp ảnh lừng danh James Natchwey (Mỹ) với những bức ảnh vừa có chất sống động của sự kiện, vừa giàu chất tạo hình.
Thực tế các tác phẩm đoạt giải WPP 2005 vừa qua là minh chứng rõ nét về sự kết hợp nhuần nhuyễn báo chí và nghệ thuật, tiêu biểu ở các thể loại ảnh thể thao, nghệ thuật…
Chúng ta hay nhắc đến "đào tạo"- khâu đầu vào để chỉ ra nguyên nhân chính của sự thua kém trong ảnh báo chí ở ta. Nhưng thực tế là còn nhiều nguyên nhân khác như đã nêu trên. Vì thế việc phóng viên Việt Thanh (Báo VN News) đoạt 1 trong 8 giải nhất ảnh báo chí do hai tờ báo Asia News Network và China Daily (Châu Á) tổ chức là một tin vui, nhưng cũng vì thế mà có người vội tung hô quá mức về một sự "đối trọng" với World Press Photo là chuyện buồn cười. Ngộ nhận về mình cũng là một điểm rất nên tránh.
Bàn luận
Nhân tiện ta bàn luôn về "Ảnh báo chí" nhỉ
Chả là Người Thăng Long có được khá nhiều dịp tham gia cùng và chứng kiến anh em phóng viên của TTXVN tác nghiệp. Đã gọi là "Thông tấn xã" thì chắc chắn là chuyên về tin tức rồi thế nhưng lúc xem lại ảnh của anh em đang trên báo mới thấy là người nhà mình thiếu được đào tạo nghiệp vụ thật. Có mấy vấn đề nổi cộm:
1. Nội dung:
Ảnh phóng sự rất cần nội dung và khả năng chuyển tải thông tin. Ảnh phóng sự của TTXVN còn rất yếu về khoản này, nó gần với ảnh "ghi chép" hơn là "báo chí". Có lẽ một trong những nguyên nhân chính là thiếu đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Để ý thì thấy ngay là phóng viên nhà mình đi "cover" hội nghị thường chỉ đơn giản xin "Press release", copy bài phát biểu…mà không thật sự tìm hiểu nội dung của nó. Chính vì thế mà họ thiếu khả năng tổng quát để "phóng sự" lại sự kiện bằng ảnh. Ảnh chụp rất nhiều đến mức không cần thiết.
2. Kỹ thuật thể hiện:
Đa phần anh em phóng viên nhà mình bị hạn chế bởi phương tiện kỹ thuật. Chụp ảnh phóng sự bằng dCam và BCam là phổ biến. Thêm vào đó là khả năng thao tác kỹ thuật vẫn còn hạn hẹp nên gặp rất nhiều trường hợp phóng viên nhà mình đứng xa hơn 10m và chụp ảnh với flash của BCam! Đấy là chưa nói tới cách thức thao tác khi chụp ảnh, di chuyển…để tránh trở thành vật cản không cần thiết cho hội nghị và truyền hình.
Nói tới ảnh báo chí không có nghĩa là đặt yếu tố "nghệ thuật" sang một bên. Ảnh báo chí nhất thiết phải đẹp về kỹ thuật và mang sức mạnh của nội dung. Giá trị thời sự là quan trọng nhất với ảnh báo chí. Tiếp theo đó là hiệu quả của ảnh báo chí đem lại trong xã hội thông tin. Xét về một khía cạnh nào đó ảnh báo chí gần với những ảnh nghệ thuật của khoảnh khắc. Tuy nhiên trong ảnh báo chí người ta không "xét nét" một cách quá đáng về "ý tưởng sáng tạo" mà quan tâm nhiều về kỹ năng thể hiện.
Một vài suy nghĩ cá nhân trao đổi cùng các bạn. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi