NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Kỹ thuật và nguyên tắc chụp ảnh (P4)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Kỹ thuật và nguyên tắc chụp ảnh   (P4)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN : Kỹ thuật và nguyên tắc chụp ảnh (P4)

Nguyên tắc chung của việc cầm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa trên cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạn nên tỳ một khuỷu tay vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu hơn.

Phần 1: Mục lục

 

Phần 2: Overture 

 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 

7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
7.3 Hiệu ứng zoom 
7.4 Mẹo đo sáng thay thế 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
7.9 Bù trừ sáng (EV) 
7.10 Kinh nghiệm đo sáng 
7.11 Đặt tên cho ảnh 
7.12 Bóng đổ – bóng ngả – bóng đối xứng – bóng khối 
7.13 Tone màu? 
7.14 Chế độ chụp 
7.15 Lấy nét – chế độ màu 
7.16 AEB 
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn 
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm 
7.19 Chụp ảnh lưu niệm 
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa 
7.21 Chụp ảnh khi trời gió 
7.22 Mưa đêm và những tia chớp 
7.23 Chụp ảnh trong sương mù 
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi 
7.25 Chụp ảnh biển 
7.26 Chụp ảnh chân dung 
7.27 Chụp pháo hoa 
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn 
7.30 So sánh Canon và Nikon 
7.31 Noise – vỡ hạt ảnh 
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor 
7.33 Khẩu độ sáng 
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục 
7.35 Hệ số nhân tiêu cự 
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số 
7.37 Bố cục – hội họa và nhiếp ảnh? 

Phần cuối: Thông tin về sách

 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 

 

1. Thao tác cầm máy ảnh khi chụp 

Đây là điều mà không ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCam thường hay không để ý hoặc không coi trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả ảnh không đẹp. Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm máy chắc chắn và thoải mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng một tay là nguyên nhân của không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam & BCam. Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh nên tránh: 

Với các máy ảnh có dây đeo tay thì động tác đầu tiên bạn nên làm là lồng nó thật chắc vào cổ tay, không ít người hối hận muộn màng vì làm rơi máy ảnh đấy nhé. 

Nguyên tắc chung của việc cầm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa trên cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạn nên tỳ một khuỷu tay vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu hơn. 

Tư thế cầm máy ngang kiểu này rất chắc chắn và bạn sẽ tránh được lỗi che tay vào ống kính hay đèn flash.

Với tư thế chụp máy dọc, bàn tay trái tạo một điểm tựa kẹp chặt máy ảnh, bàn tay phải hỗ trợ thêm đồng thời thao tác bấm máy. 
Dĩ nhiên là còn có rất nhiều cách cầm máy rất hiệu quả khác nhưng trên đây Người Thăng Long chỉ muốn đưa ra những ví dụ cụ thể để dễ hình dung hơn. Với kiểu máy BCam thì cá nhân Người Thăng Long ưa thích cách đặt gọn máy trên lòng bàn tay trái, các ngón tay khẽ giữ lấy phần thân máy và ống kính nhô ra phía trước (lưu ý tránh che các "mắt điện tử" của máy), tay phải thao tác chụp.

Hình ảnh minh họa trích dẫn từ Manual của Nikon 8800

2. Thao tác chụp ảnh 


Với sự phát triển của kỹ thuật số và phổ cập máy ảnh số thì việc hiểu biết cấu tạo và cách sử dụng chúng không hẳn là quá xa lạ nữa. Nhưng vẫn có không ít người coi nhẹ các thao tác căn bản này dẫn tới kết quả ảnh xấu mà không hiểu tại sao? Hình ảnh trích dẫn từ Manual của Nikon 8800 dưới đây chỉ dẫn rất cụ thể các bước căn bản khi bấm máy:

Ta có thể chia thao tác này ra làm 2 giai đoạn: 
1. Bạn bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống khoảng 1/2 quãng đường đi của nó để máy ảnh hoạt động chỉnh nét và đo sáng. Sau khi các thao tác kỹ thuật đã hoàn thành, trong một khoảng thời gian rất ngắn, thì bạn có thể nghe thấy một tiếng "bíp" nhỏ và nhìn thấy đèn báo hiệu "AF" mầu xanh hiện sáng. Tuỳ theo cấu tạo của máy mà bạn có thể nhìn thấy 2 chiếc đèn hiệu báo nét và báo flash nằm phía sau lưng máy. 

2. Sau khi đã chắc chắn là máy ảnh đã thao tác xong, bạn chỉ việc nhấn nốt 1/2 quãng đường còn lại để chụp ảnh.

Nếu bạn thấy đèn AF nhấp nháy hoặc là có mầu vàng thì điều này chứng tỏ rằng máy chưa thực hiện được các thao tác kỹ thuật cần thiết. Lý do có thể là bạn chưa canh được nét đúng, có thể là khoảng cách chụp ảnh quá gần, có thể là tốc độ chụp ảnh quá chậm…Bạn cần đọc Manual của máy để hiểu rõ từng trường hợp. Người Thăng Long muốn nhấn mạnh lại ở đây rằng việc đọc sách hướng dẫn trước khi chụp ảnh là rất quan trọng. Đừng bao giờ để lỡ mất những khoảnh khắc quan trọng chỉ vì chưa nắm vừng cách dùng máy ảnh.

3. Thao tác chỉnh nét 

Với những ai mới khởi đầu tập chụp ảnh thì việc biết lấy nét chính xác là rất quan trọng. Một tấm hình lưu niệm thì không thể sai nét. Thao tác này được thực hiện rất hiệu quả bởi chế độ lấy nét tự động AF của các máy dCam & BCam nhưng nó cũng cần được hỗ trợ thêm bởi thao tác của người sử dụng. Đa phần các máy ảnh kỹ thuật số hiện tại đều có chức năng tự động 100% chọn điểm canh nét "thông minh" như các nhà chế tạo vẫn quảng cáo nhưng thật sự chức năng này rất nguy hiểm trong trường hợp khuôn hình rộng, có nhiều chủ thể ở các khoảng cách khác nhau…Bạn sẽ không kiểm soát được chính xác điểm canh nét theo ý muốn. Người Thăng Long khuyên bạn nên chọn chế độ chỉnh nét AF theo 1 điểm duy nhất tại trung tâm khuôn hình và thao tác như hướng dẫn sau đây: 

Hình minh họa trích từ Manual của Nikon 7900 

Bạn để vùng lấy nét vào chủ thể chính của ảnh, bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống để thao tác AF. Sau khi thấy tín hiệu đèn mầu xanh xuất hiện (hay thấy xuất hiện một chấm tròn nhỏ trong khuôn hình, LCD…) bạn nhấn nốt quãng đường còn lại để chụp ảnh. 

Hình minh họa trích từ Manual của Nikon 7900

Máy ảnh cũng là một thiết bị điện tử thông thường và nó cần có thời gian để thực hiện các thao tác kỹ thuật cần thiết, khi chụp ảnh chúng ta nhất thiết phải tôn trọng nguyên tắc này. Việc chụp ảnh bằng cánh bấm một lèo cho xong thường ra kết quả ảnh xấu. Thêm một điều quan trọng nữa mà bạn cần lưu ý là sau khi đã lấy nét xong, chừng nào bạn còn giữ nút chụp ảnh ở vị trí 1/2 quãng đường đi của nó thì điểm canh nét không thay đổi. Như thế bạn hoàn toàn có thể chủ động chọn điểm lấy nét sau đó khuôn lại hình như ý muốn và chụp ảnh.

1. Chỉnh nét :

2. Khuôn lại hình và bấm máy :

Hình minh họa trích từ Manual của Nikon D70 

Kỹ thuật AF dựa trên thao tác của "sensor" nên có những hạn chế của nó mà ta cần biết để tránh gặp phải những lỗi căn bản khi lấy nét. Tài liệu trích dẫn từ Manual của máy Nikon D70 dưới đây đã giải thích rất cụ thể: 

Trên đây là tổng hợp những thao tác căn bản nhất mà bạn có thể đọc được trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình. Người Thăng Long muốn nhấn mạnh thêm rằng với các máy dCam & BCam thì khả năng cho độ nét sâu rất lớn nên nói chung bạn sẽ ít gặp phải trở ngại khi chụp ảnh phong cảnh, có khuôn hình rộng. Thế nhưng khi bạn chọn "mode" chụp ảnh chân dung, macro hay chụp với tele thì việc chọn đúng điểm canh nét là rất quan trọng vì "sai một ly sẽ đi một dặm". Thông thường với ảnh lưu niệm bạn nên đặt vùng lấy nét trên khuôn mặt của chủ thể là sẽ thành công.


4.2 Nguyên tắc chụp ảnh

 


Nguyên tắc chung bao gồm nhiều bước căn bản để đảm bảo việc thành công trong thao tác chụp ảnh thông thường.

1. Kiểm tra hiện trạng máy móc 


Việc làm này rất đơn giản nhưng hầu như tất cả đều bỏ qua cho đến khi có sự cố về chất lượng hình ảnh hay trục trặc kỹ thuật. Vì thế trước mỗi lần đi chụp ảnh bạn hãy kiểm tra lại các chi tiết sau: 

– Ống kính máy ảnh: bề mặt ngoài cùng của ống kính phải sạch, không có bụi, vết tay, vết nước…Bạn nên thử zoom vài lần xem có vấn đề gì không? 

– Pin: bạn đã sạc pin chưa? hoặc bạn đã có thêm pin dự trữ… 

– Thẻ nhớ: bạn cần biết chắc chắn chiếc thẻ nhớ mang theo hoạt động tốt với thân máy ảnh của mình. Tổng dung lượng của các thẻ nhớ tính toán cho một chuyến đi cũng rất quan trọng. 

– Bạn nhớ tắt máy sau khi đã kiểm tra xong. 

2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy 


Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xấu ảnh của bạn khi chụp nhầm WB hay dùng ISO cao vào lúc không cần thiết…Vậy thì ta chỉ cần để 30 giây để tiến hành thao tác sau đây: 

– Kiểm tra lại chế độ cân bằng trắng WB 

– Kiểm tra lại giá trị ISO: bạn nên dùng ISO bé nhất khi có thể 

– Kiểm tra lại kích thước ảnh/chất lượng ảnh: Người Thăng Long khuyên bạn nên dùng kích thước lớn nhất cùng chất lượng cao nhất để dễ thao tác thêm về sau nếu cần. 

– Kiểm tra lại các chế độ hỗ trợ như tăng độ sắc nét, độ tương phản, làm rực rỡ mầu sắc…: Người Thăng Long khuyên bạn không nên dùng, nếu có thể, vì chúng chỉ làm cho ảnh của bạn…kém hơn mà thôi. 

3. Thiết định các thông số kỹ thuật chụp ảnh 


Với các loại máy dCam & BCam cho phép lựa chọn "mode" chụp ảnh thì bạn nên sử dụng. Với các loại máy ảnh tự động 100% với các modes mặc định thì bạn nên chọn đúng "mode" cần thiết cho tấm ảnh của mình. 

– Chọn chế độ chụp ảnh tuỳ theo nhu cầu thực tế: Av hay Tv… 

– Chọn chế độ đo sáng: nếu máy của bạn có khả năng đo sáng điểm "spot" thì bạn cần chú ý không sử dụng nó cho các thể loại ảnh nói chung vì spot đòi hỏi một kinh nghiệm sử dụng nhất định. Thông thường bạn có thể chọn đo sáng trung tâm hay đo sáng phức hợp. 

– Chọn chế độ canh nét: có 2 loại canh nét là AF-S cho các chủ thể cố định và AF-C cho các chủ thể chuyển động. Nếu máy của bạn cho phép lựa chọn chế độ AF/MF thì bạn nên kiểm tra xem máy của mình có ở AF không nhé.

– Chọn chế độ đèn flash/chống mắt đỏ: thông thường bạn không cần sử dụng chế độ chống mắt đỏ trừ trường hợp chụp ảnh trong đêm tối. Bạn nên chủ động tắt hay bật đèn flash chứ không nên để ở chế độ "Auto". 

– Kiểm tra lại chức năng hiệu chỉnh Ev xem nó có ở vị trí "0"? Bạn chỉ nên sử dụng chức năng này khi thật sự nắm vững nó. 

4. Chụp ảnh 


Có vẻ như ai cũng biết nhưng thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng thao tác đúng việc canh nét và đo sáng. Bạn có thể đọc lại bài viết phía trên về thao tác canh nét. Một điều đơn giản cần nhớ là bạn chỉ bấm máy sau khi đã có đèn hiệu mầu xanh xuất hiện cùng tiếng "bip" nhỏ. 

Chúc thành công và có nhiều ảnh đẹp!

 


Visited 613 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...