Mẹo chụp ảnh nhòe chuyển động
Những bức ảnh chụp bằng máy ảnh không chỉ thể hiện một khoảnh khắc của chuyển động mà cả sự điêu luyện không tưởng
Khung thời gian phụ thuộc vào tốc độ cửa trập của máy ảnh. Trong kỹ thuật chụp ‘nhòe chuyển động’ (Motion Blur), bất kỳ đối tượng đang chuyển động nào lọt vào ống kính máy ảnh đều trông mờ hay nhòe hơn theo hướng tương ứng với chuyển động của đối tượng.
Ảnh Motion Blur thường cho ta cảm giác về tốc độ. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng nào vào trong các bức hình của mình bằng cách giảm tốc độ cửa trập. Bạn cũng có thể sử dụng Photoshop nhưng đôi khi nó khiến cho các bức ảnh trở nên không tự nhiên và kém chuyên nghiệp.
Khi nghĩ tới chụp ảnh các chuyển động, các nhiếp ảnh gia thường nghĩ về chụp ảnh thể thao hoặc chụp vật gì đó di chuyển với tốc độ nhanh. Tất nhiên chụp chuyển động trong thể thao thì dễ dàng tóm được nhiều nét làm điểm nhấn của bức ảnh – hầu hết những bức ảnh này khá ấn tượng. Tuy nhiên, nếu biết cách có thể chụp cả những chuyển động chậm, nhỏ để tạo ra những bức ảnh đẹp và lạ.
Dưới đây là một vài lưu ý khi chụp ảnh Motion Blur:
1. Giảm tốc độ cửa trập
Nguyên tắc chung khi chụp ảnh Motion Blur là mở cửa trập của máy ảnh trong một khoảng thời gian cần thiết, cho phép bộ cảm biến (sensor) của máy ảnh “nhìn” thấy chuyển động của đối tượng chụp.
Vì thế, lưu ý đầu tiên để chụp chuyển động là phải để tốc độ cửa trập lâu hơn.
Nếu tốc độ cửa trập trong máy ảnh của bạn nhanh (ví dụ 1/4000 giây) thì cảm biến sẽ không nhìn thấy hoặc thấy rất ít chuyển động (trừ phi là đối tượng đang di chuyển với một tốc độ cực nhanh). Trong khi đó, nếu bạn chọn thời gian đóng máy lâu hơn (ví dụ 5 giây) thì đối tượng chụp không cần phải di chuyển quá nhanh để có thể tạo ra mờ nhòe.
Tốc độ cửa trập bao lâu thì hợp lý?
Tốc độ cửa trập: Chuyển động của một con ốc sên đang bò rõ ràng sẽ khác với chuyển động của chiếc xe công thức 1 khi được chụp cùng một tốc độ cửa trập.
Yếu tố thứ 2 quyết định tốc độ cửa trập là bao nhiêu ánh sáng trong khung hình. Tốc độ cửa trập lâu sẽ cho phép nhiều ánh sáng vào máy hơn đồng thời làm tăng nguy cơ bức ảnh bị cháy sáng. Khi đó bạn cần biết một vài cách để hạn chế ánh sáng vào máy và cho phép bạn chỉnh tốc độ cửa trập lâu hơn.
Vậy thì nên để tốc độ cửa trập như thế nào để có thể cho ra chuyển động mờ nhòe trong bức ảnh? Không có “câu trả lời” nào cho câu hỏi này, bởi vì rõ ràng điều này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển của đối tượng chụp, vào độ nhòe mà bạn muốn cũng như đối tượng chụp được chiếu sáng nhiều hay ít. Chìa khóa chính là thử nghiệm (đây là ưu điểm của máy kỹ thuật số, bạn tha hồ chụp mà chẳng mất gì).
2. Giữ vững máy
Có hai cách để tạo cảm giác di chuyển trong bức ảnh – để đối tượng chuyển động hoặc để máy ảnh chuyển động (hoặc cả 2). Phần lớn trường hợp là vật chuyển động.
Để chụp kiểu này bạn phải tìm mọi cách để máy ảnh đứng yên tuyệt đối. Nhìn qua khung hình bạn sẽ cảm tưởng như tất cả đang chuyển động do hiệu ứng của việc sử dụng tốc độ cửa trập lâu hơn. Chân máy ảnh (tripod) hay bất cứ vật gì đứng yên, chắc chắn máy ảnh phải tuyệt đối đứng yên.
3. Chế độ ưu tiên cửa trập
Khi chụp ảnh lấy chuyển động làm điểm nhấn, một trong những cài đặt quan trọng nhất là tốc độ cửa trập. Chỉ thay đổi thông số này một chút thôi cũng có ảnh hưởng lớn đến bức ảnh của bạn – vì vậy bạn cần phải hoàn toàn làm chủ được chế độ này.
Điều đó có nghĩa là để máy hoàn toàn ở chế độ cài đặt tay hay là Chế độ ưu tiên cửa trập. Chế độ ưu tiên cửa trập cho phép bạn cài đặt tốc độ cửa trập và máy ảnh sẽ tự chọn những chế độ khác (ví dụ như Độ mở ống kính) để bức ảnh có phơi sáng phù hợp. Chế độ này rất dễ sử dụng vì nó đảm bảo hiệu ứng của chuyển động cũng như sự phơi sáng trong mỗi bức ảnh.
Một lực chọn khác khi sử dụng Chế độ chỉnh tay là để cân bằng Độ mở ống kính/tốc độ cửa trập nếu bạn cảm thấy tự tin.