Lưu ý chụp ảnh đêm và chụp khi thiếu sáng
Ánh sáng yếu và cảnh đêm cũng tạo cơ hội lớn cho người chụp sáng tạo với những nguồn sáng này. Khi thực hiện đúng, bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu này sẽ nằm trong số những bức ảnh lộng lẫy, thú vị và huyền ảo nhất mà một nhiếp ảnh gia có thể chụp được Thuật nhiếp ảnh là thuật về ánh sáng vì thế chụp cảnh đêm hay chụp cảnh trong ánh sáng yếu thường gặp nhiều thử thách hơn khi chụp vào ban ngày. Vì ánh sáng ít hơn nên người chụp phải bù sáng theo những hướng dẫn được trình bày trong phần này.
NHỮNG LỜI KHUYÊN
1. Ổn định máy ảnh của bạn
Với một nhiếp ảnh gia chụp đêm chuyên nghiệp, giá đỡ máy ảnh ba chân là một vật không thể thiếu. Có giá đỡ, máy ảnh có thể chụp tại bất kỳ tốc độ màn trập nào và
cũng không sợ tay rung gây nhòe ảnh. Ngay cả khi bạn không có giá đỡ máy ảnh, bạn cũng có thể đặt máy lên một nơi vững vàng như gờ tường, chiếc ghế, hay chiếc bàn để chụp ảnh từ vị trí đó. Một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp còn có trụ đứng mini gọi là “túi đậu” (beanbag) hay tấm lót nhỏ thuận tiện trong mọi lúc để đặt máy ảnh lên khi chụp với tốc độ màn trập chậm.
2. Chọn chế độ chụp tự động
Ngay cả khi máy ảnh của bạn được đặt trên một bề mặt vững chắc như giá đỡ ba chân thì độ rung nhẹ tạo nên lúc nhấn nút thả màn trập khi chụp với tốc độ màn trập thấp
cũng có thể gây nhòe ảnh. Để tránh điều này, bạn có thể đơn giản chọn chế độ chụp tự động cho máy.
3. Sử dụng độ nhạy bắt sáng (ISO) cao
Tốc độ màn trập cũng có thể được tăng lên bằng cách sử dụng độ nhạy bắt sáng cao. Độ nhạy bắt sáng càng cao thì bộ phận cảm biến của máy ảnh bắt lấy ánh sáng càng nhạy, như đa được trình bày ở chương trước. Tuy nhiên, khi độ nhạy bắt sáng càng cao thì độ nhiễu ảnh cũng càng cao. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi dùng tốc độ màn trập chậm hơn. Như một quy tắc chung là khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và cầm máy trên tay thì bạn nên sử dụng độ nhạy bắt sáng ISO 400 hay cao hơn. Nhưng nếu đặt máy lên giá đỡ thì bạn hãy chỉnh ISO càng thấp càng tốt để giảm thiểu độ nhiễu ảnh và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn cùng độ mở ống kính nhỏ hơn để bù cho độ nhạy kém hơn của bộ cảm biến.
4. Nắm rõ các kỹ thuật chụp đèn flash
Sử dụng đèn flash trong đêm thường là cách duy nhất để chiếu sáng cho chủ thể. Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu chụp với đèn flash, hãy bảo đảm rằng mình nắm rõ các kỹ thuật chụp đèn flash khác nhau (đa trình bày ở phần trước) và hiểu chúng sẽ tác động như thế nào đến kết quả của bức ảnh. Với ảnh chụp ban đêm, tốt hơn nên dùng các kỹ thuật chụp flash đặc biệt như chế độ đèn flash màn trập đầu/sau hay chế độ flash chậm sẽ luôn cho kết quả tốt hơn khi bạn để máy tự động phát flash.
5. Đạt được hiệu ứng vệt mờ
Sự chuyển động của các chủ thể trong đêm có thể được thể hiện bằng những vệt ánh sáng dài hay những sọc ánh sáng được chụp nhờ tốc độ màn trập chậm. Chủ thể chính cho hiệu ứng này là các phương tiện xe cộ hay khách bộ hành. Mặc dù được khuyến khích đặt máy ảnh lên một nơi vững chắc khi chụp với tốc độ màn trập chậm nhưng nhiều vệt sang dài và các hiệu ứng chuyển động thú vị có thể ghi nhận được do cố ý di chuyển máy ảnh hay chỉnh sự thu phóng (Zoom) trong suốt thời gian phơi sáng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này bạn cần phải chụp đi chụp lại và bạn nên chụp nhiều lần cho đến khi đạt được tấm ảnh ưng ý.
6. Làm chủ máy ảnh của bạn
Ánh sáng mờ và ánh sáng có độ tương phản cao thường xảy ra trong cảnh đêm và có thể khiến máy ảnh lấy nét chậm hơn hoặc không thể lấy nét được thậm chí khiến máy nhầm lẫn khi đo độ phơi sáng làm cho bức ảnh bị dư hoặc thiếu sáng.
Vì vậy, thường sẽ tốt hơn khi bạn tự lấy nét nếu thấy máy ảnh gặp vấn đề khi lấy nét. Tuy nhiên, trước tiên bạn hãy kiểm tra xem có phải việc lấy nét gặp rắc rối là do độ dài tiêu cự không thích hợp hay không. Còn về vấn đề phơi sang khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn hãy chụp một loạt ảnh với các độ phơi sáng khác nhau. Bằng cách chụp một loạt ảnh với nhiều độ sáng khác nhau bằng thủ hay tự động của máy, bạn sẽ có thể có được ít nhất một tấm ảnh ưng ý trong loạt ảnh đó.
7. Khám phá ảnh bulb
“Bulb” là kỹ thuật chụp ảnh trong ánh sáng yếu khi màn trập của máy được để mở trong khoảng thời gian không giới hạn. Chế độ bulb đều có trong mọi máy ảnh DSLR, nó cho phép người chụp mở màn trập khi nhấn giữ nút màn trập lần đầu và đóng màn trập lại khi thả nút màn trập ra. Chế độ bulb được dùng để chụp những chủ thể phản xạ rất ít ánh sáng hay môi trường ánh sáng quá yếu hoặc không dự đoán được. Ví dụ, người chụp có thể cầm máy ở một nơi tối đen như mực và hướng máy lên trời, dùng thời gian phơi sáng dài để chụp các ngôi sao hay chụp theo chuyển động để có được những vệt sáng dài trong suốt thời gian phơi sáng. Ví dụ về chủ thể không thể dự đoán được chỉ có thể chụp bằng chế độ bulb là cơn mưa sao băng và những tia chớp. Để chụp tia chớp, người chụp phải để màn trập mở bằng chế độ bulb, hướng máy về nơi có thể xảy ra tia sấm chớp như cái cây đứng đơn độc giữa đồng chẳng hạn và chờ cho đến khi tia chớp xuất hiện. Để chụp ảnh bulb, người chụp luôn thiết lập độ mở ống kính cực nhỏ và độ nhạy bắt sáng ISO càng thấp nhất càng tốt để bù cho tốc độ màn trập cực chậm.
CÁC LOẠI ỐNG KÍNH ĐƯỢC KHUYÊN SỬ DỤNG
Các ống kính “nhanh” là các ống kính có thể có khẩu độ tương ứng rộng khi chụp ở độ phóng to tối đa cho các bức ảnh ban đêm bởi chúng cho phép người chụp sử dụng tốc độ màn trập cao hơn vì vậy giảm rung cho máy tránh gây nhòe ảnh.
Ví dụ, nếu một ống kính 400mm f/5,6 đoi hỏi tốc độ màn trập là 1/60 giây để chụp cảnh đêm thì một ống kính 400mm f/4 sẽ cho phép bạn chụp với tốc độ màn trập là 1/125 giây và một ống kính 400mm f/2,8 sẽ cho phép bạn chụp với một tốc độ màn trập thậm chí nhanh hơn 1/250 giây. Việc tăng tốc độ màn trập nhờ ống kính nhanh sẽ tạo nên sự khác biệt giữa một bức ảnh rõ nét và một bức ảnh bị mờ.