Kỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sáng

Kỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sáng

Kỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sáng

Với mục tiêu là phát ra flash và khuếch tán đèn flash, tạo ra những ánh sáng nhẹ nhàng và mềm mại hơn cho bức ảnh của bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật đánh Flash dội sáng mà dân trong nghề vẫn gọi là Bounce Flash.

Phần I: Các bề mặt có thể hắt sáng.

 

Hắt sáng lên trần nhà

 
Đánh flash trực tiếp trong một căn phòng nhỏ không những tạo ra ánh sáng chói gắt trên chủ thể mà còn bị đổ bóng ở phông nền. Nếu bạn đang chụp chân dung nửa người, flash trực tiếp sẽ chỉ chiếu sáng được một bên mẫu, bên còn lại là bóng đen. Hãy quay đầu đèn Flash lên trần hoặc tường nhà màu trắng để loại bỏ bóng tối và tạo nên ánh sáng mềm mại, dễ chịu hơn. Hãy chắc chắn rằng chủ thể nhìn thẳng chứ đừng cúi thấp, không thôi sẽ xuất hiện quầng đen bên dưới mắt
Trong một căn phòng nhỏ, flash có thể hướng trực tiếp lên trần nhà một góc 90 độ. Ánh sáng sẽ phản chiếu từ trần nhà vừa cung cấp ánh sáng cho đối tượng vừa hắt đến những bức tường xung quanh, bổ sung thêm lượng ánh sáng cần thiết cho bức ảnh. Trong một căn phòng lớn nơi có những bức tường ở xa hơn, hãy hướng đèn flash một góc 1/3 đến đối tượng.Đừng dùng góc 1/2 vì một lượng ánh sáng từ flash sẽ bị lãng phí vào phần không gian đằng sau chủ thể.
 
Phơi sáng với flash nên để ở chế độ tự động, đôi khi bạn có thể sẽ cần một chút chỉnh sửa để phù hợp với kích cỡ của căn phòng và màu sáng của trần nhà.
 

Đánh Flash trực tiếp cho ánh sáng gắt trên chủ thể mà phông nền lại tối tăm

 
Hướng Flash thẳng lên trần nhà cho kết quả đỡ hơn, nhưng tạo vùng tối dưới quầng mắt
 
 
Hướng Flash 45 độ hướng lên trần nhà, lúc này ảnh chụp đã mềm mại và hài hòa hơn rất nhiều.
 

Hắt sáng lên tường

 
Trong khi chụp chân dung, một trong những bề mặt tốt nhất cho việc đánh đèn dội trần là bức tường. Nó sẽ phản chiếu ánh sáng lên gương mặt ngang tầm mắt, làm ánh sáng trong bức ảnh dễ chịu và hiệu quả hơn. Nó có xu hướng không tạo vệt tối dưới mắt, hiện tượng bạn có thể gặp nếu flash được đánh dội lên trần nhà.
Ánh sáng có thể được phản xạ bất kì lên ba bức tường, một là ở phía trước mẫu, hoặc là hai bên của đối tượng chụp ảnh. Bức tường trước mặt của đối tượng cần chụp nằm đằng sau nhiếp ảnh gia và thường không được xem như một thứ có thể phản chiếu được ánh sáng. Tuy nhiên, chỉ cần xoay flash 180 độ và ngửa nó khoảng từ 30 độ đến 45 độ để chắc rằng bạn không đứng trong vùng có ánh sáng lúc đang cầm máy ảnh. Hãy chắc chắn sẽ có một khoảng cách hợp lý giữa các bức tường và đèn Speedlites – nếu khoảng cách quá ngắn, diện tích của bức tường được sử dụng để phản xạ ánh sáng sẽ nhỏ, ánh sáng không đủ khuếch tán.
 
Nếu bạn sử dụng bức tường ở hai bên của đối tượng như là một màn phản xạ ánh sáng, bạn sẽ tạo nên nhiều chiều ánh sáng sáng tạo hơn. Với ánh sáng đến từ bên cạnh, phần nào của đối tượng nằm trong vùng sáng sẽ được cung cấp ánh sáng mượt mà, và ngược lại, ngoài vùng sáng sẽ tạo ra những vệt tối. Bạn sẽ tạo nên một hiệu ứng ba chiều tuyệt hơn khi sử dụng hiệu quả sự hài hòa giữa vùng sáng và vùng tối của flash dội trần. Thử nghiệm đánh flash ở các góc độ khác nhau trên tường để tìm thấy được hiệu ứng tốt nhất mà bạn thích. Bởi vì ánh sáng đến từ ngang tầm mắt nên đối tượng chụp ảnh có thể cúi xuống một chút nếu bạn muốn nhấn mạnh đôi mắt.
 
Một số hình ảnh minh họa cho kết quả Bounce Flash lên tường:
 
Hãy chọn bức tường có màu trắng để màu sắc bức ảnh không bị ảnh hưởng
 
 
Một tấm bounce flash khá chuẩn trong một bộ ảnh cưới
 
 

Phần II: Linh hoạt hơn với cáp nối dài đèn flash

Cáp nối dài đèn Flash

Cáp nối dài đèn Flash giúp cho việc đánh flash dội sáng linh hoạt hơn. Nó giống như một dây nối giữa máy ảnh với đèn Speedlites và giữ lại tất cả các tính năng tự động của cả hai. Với phụ kiện này, bạn có thể đặt Speedlite tại bất kì vị trí nào, ở các góc độ khác nhau dù cho máy chỉ đang hướng đến một đối tượng chụp ảnh nhất định. Điều này đặc biệt hữu ích nếu đèn Speedlites của bạn là loại không thể thay đổi góc đánh Flash.

Cáp nối dài đèn Flash cho phép đánh flash ngoài máy ảnh
 

Thiết bị giao tiếp không dây với đèn Flash Speedlite
Lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng thật khó để vừa giữ máy vừa dùng đèn Speedlites trên tay. Trong thực tế, phần lớn các nhiếp ảnh gia đã tìm được một cách giải quyết dễ dàng nếu bạn không sử dụng một máy ảnh quá nặng với một ống kính khổ dài.
Nếu bạn cần, đèn Speedlites được thiết kế để bạn có thể sử dụng với chân máy. Chiều dài dây khoảng 80cm có thể là tương đối ngắn, bạn không thể di chuyển quá xa với chân máy nhưng ít nhất bạn có thể sử dụng máy ảnh bằng cả hai tay. Trên các dòng máy EOS và Flash Speedlite mới, đèn flash và máy ảnh có thể kết nối với nhau bằng giao tiếp không dây mà vẫn giữ nguyên các tính năng đo sáng và phơi sáng tự động hiện đại nhất.
Thiết bị này chỉ có thể áp dụng cho kỹ năng đánh đèn dội trần khi chụp ảnh. Với đèn Speedlites gắn liền với các máy ảnh hot-shoe , gần trục ống kính đèn flash tích hợp sẽ cho ra một thứ ánh sáng khá chói. Di chuyển đèn Speedlites xa hơn một tí so với ống kính có thể làm ra chiều sâu của bóng đẹp hơn và có kết cấu chặt chẽ hơn đối với đối tượng chụp ảnh.
Thiết bị này cực hữu ích cho những bức ảnh chụp cận cảnh. Ánh sáng được chiếu từ một đèn flash tích hợp trong máy ảnh thường quá mạnh so với một đối tượng chụp ảnh đứng gần máy. Sử dụng đèn Speedlites được nối với dây linh hoạt có nghĩa là bạn đã hạ độ sáng đèn flash xuống một mức độ phù hợp với đối tượng chụp ảnh.

Gia đình Flash Speedlite của Canon – Tất cả đều cho phép ngửa đầu đèn để Bounce Flash
 

Speedlite 580 EX II và các dòng  flash cao cấp cho phép xoay đầu đèn rất linh hoạt
 


Các dòng Flash Speedlite trung cấp cũng cho phép hắt sáng nghiêng và thẳng đứng
Hãy thực hành đánh flash dội sáng cùng Speedlite và EOS ngay trong nhà với những người mẫu dễ thương là thành viên của gia đình bạn. Chúc các bạn và gia đình cùng nhau ghi lại những phút giây đầm ấm đáng nhớ bằng những góc chụp độc đáo cùng ánh sáng hài hòa.


Visited 1,171 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...