Giá đầu tư DSLR cho ảnh đẹp

Giá đầu tư DSLR cho ảnh đẹp ?

Giá đầu tư DSLR cho ảnh đẹp ?

Hiện nay máy ảnh DSLR đã khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên với những người đầu tư quá nhiều tiền vào chiếc máy ảnh đó liệu có thể cho ra những bức hình đẹp không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có ý định đầu tư một chiếc DSLR có cách nhìn khách quan hơn để có thể cân đối tài chính trước khi mua máy.
 Đối với những người mới bắt đầu tham gia vào “cuộc chơi của ánh sáng” thường họ nghĩ thiết bị của họ phải chuyên nghiệp, nhiều tiền mới có thể chụp được những bức hình đẹp? Đó là một suy nghĩ khá sai lầm!
Bài viết này được dựa trên kinh nghiệm của nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Mỹ – Bryan Spencer. Anh không tự nhận mình là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng những bức hình mà anh đã chụp được giới nhiếp ảnh gia đánh giá rất cao. Sau đây là những kinh nghiệm và hình ảnh thực tế mà anh đã chụp bằng hai chiếc máy ảnh Nikon D810 và Nikon D40, hãy cùng so sánh những bức ảnh được chụp từ hai chiếc máy này và những khoản đầu tư cho hệ thống máy đó.


Dụng cụ cần chuẩn bị:

Body:

Body Nikon D810 vs Body Nikon D40

Nikon D810: 52 triệu (máy mới).
Nikon D40: 2,5 triệu (máy cũ).
Lens:
Tamron 90mm F2.8 Di Macro: 6.5 triệu.
Tamron SP 24-70mm F2.8 Di VC USD: 19 triệu.
Samyang 14mm F2.8 ED AS IF UMC: 8 triệu.
Sigma APO 70-200mm F2.8 EX DG/HSM: 23 triệu.
Nikon AF-S  85mm F1.8 G: 9,5 triệu
Nikon AF-S 18-55mm F3.5-5.6 VR: 2,1 triệu.
Flash Yongnuo YN-560: 1,4 triệu.
Tripod: 300 ngàn.
Trigger: 500 ngàn.
Nikon remote: 100 ngàn.
Hắt sáng + dù tản sáng: 600 ngàn.
Photoshop: 200 ngàn/tháng.
Hãy cùng bắt đầu so sánh những bức ảnh được chụp bằng hai hệ thống máy trên và giá mà bạn sẽ phải chi cho chúng.

Chế độ phơi sáng thời gian dài(Long exposures)

Chế độ phơi sáng thời gian dài là chế độ chụp mà màn trập máy ảnh sẽ được mở trong suốt thời gian bạn chỉnh. Lượng ánh sáng sẽ vào nhiều hơn và trường ảnh – độ sâu của bức ảnh thu được sẽ sâu hơn (tùy vào thời gian và khẩu độ).

 D810, Samyang 14mm, f2.8, ISO200, thời gian 20s —— D40, Nikon 18-55, f3.5, ISO200, thời gian 20s            

Trong bức ảnh này cả hai lens đều được lấy nét tại mặt trăng và chụp ở chế độ Manual – M. Với Lens Samyang 14mm khó lấy nét về vô cực nhưng lens kit Nikon 18-55 lại rất dễ dàng dù trong điều kiện thiếu sáng.
Bên trái: Máy, lens, tripod, photoshop: 60,5 triệu. 
Bên phải: Máy, lens, tripod, photoshop: 5,1 triệu. 

D810, Samyang 14mm, f/3.5, ISO400, thời gian 20s —— D40, Nikon 18-55, f/3.5, ISO400, thời gian 20s            

Bức ảnh tiếp theo, chiếc D40 được giảm noise bằng phần mềm Photoshop và cả hai máy đều chụp ở chế độ M.
Bên trái: Máy, lens, tripod, photoshop: 60,5 triệu. 
Bên phải:   Máy, lens, tripod, photoshop: 5,1 triệu. 

Chế độ Macro

Đây là chế độ ảnh được chụp ở cự ly rất gần vật thể, có tỉ lệ phóng đại từ 1 :1 tới lớn gấp 25 lần kích thước vật thể gốc, so sánh trên khổ phim 24×36 mm.

D810, Tamron 90mm, f/10, ISO200, thời gian 1/500s —— D40, Tamron 90mm, f/10, ISO200, thời gian 1/640s           

Ảnh trái: Máy, lens, tripod, photoshop: 59 triệu.
Ảnh phải: Máy, lens, tripod, photoshop: 10 triệu.

Chế độ chụp chân dung (Portrait)

Chế độ chụp chân dung là chế độ mà đối tượng hoặc vật thể được chụp sẽ nổi bật hơn cảnh nền (background).
Trong lần so sánh này sẽ sử dụng ánh sáng từ đèn Flash và hệ thống dù tản sáng + hắt sáng. Đèn Flash được chỉnh ở ¼ đến ½ công suất tối đa.

.D810, Sigma 70-200mm, f/2.8, ISO100, thời gian 1/160s —— D40, Tamron 90mm, f/3.2, ISO200, thời gian 1/400s     

Ảnh trái:  Máy, lens, ô tản sáng + hắt sáng, tripod,  Flash, trigger, Photoshop: 78 triệu.
Ảnh phải: Máy, lens, ô tản sáng + hắt sáng, tripod, Flash, trigger, Photoshop: 12 triệu.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên

D810, Nikon 85mm, f/1.8, ISO400, thời gian 1/800s —— D40, Tamron 90mm, f/2.8, ISO200, thời gian 1/400s  

 

D810, Nikon 85mm, f/1.8, ISO400, thời gian 1/800s —– D40, Tamron 90mm, f/2.8, ISO200, thời gian 1/200s    

Ảnh trái:  Máy, lens, Photoshop: 61.7 triệu. 
Ảnh phải: Máy, lens, Photoshop: 9.2 triệu. 

Chế độ Landscape/Lightining

Chế độ Landscape là chế độ chụp ảnh phong cảnh, thiên nhiên. Trong lần test này là chụp Landscape về tia sét xuất hiện khi trời mưa.

D810, Tamron 24-70mm, f/22, ISO200, thời gian 1/10s —– D40, Nikon 18-55mm, f/22, ISO200, thời gian 1/15s       

Ảnh trái: Máy, lens, tripod, remote, Photoshop: 71.5 triệu.
Ảnh phải: Máy, lens, tripod, remote, photoshop: 5.7 triệu.

Chụp ảnh động vật tự nhiên

Trong lần test này "mẫu" được chọn là một chú chim ruồi trong ngày đấy nắng. Bức ảnh được chụp bởi chiếc D40, đã được giảm noise thông qua phần mềm Photoshop. Ngoài ra trong phần đạo cụ có sử dụng thêm đèn strobe light (cơ chế tương tự như đèn flash nhưng cao cấp và chuyên dụng hơn) để chống nhòe trong khi vật thể chuyển động. Tuy nhiên vì lý do nó khá đắt và ít được sử dụng (trừ khi bạn mở studio hoặc tiến tới chụp chuyên nghiệp) vậy nên không được đề cập ở phần chuẩn bị.

D810, Nikon 85mm, f/6.3, chế độ lấy nét MF, ISO800, thời gian 1/250s, strobe light —– D40, Tamron 90mm, f/7.1,chế độ lấy nét MF, ISO200, thời gian 1/500s, strobe light     

Ảnh trái: Máy, lens, trigger, remote, tripod, Photoshop: 62.6 triệu.
Ảnh phải: Máy, lens, trigger, remote, tripod, Photoshop: 10.1 triệu.

Vậy qua những bức ảnh thực tế trên bạn đã rút ra được kinh nghiệm gì? Liệu có cần thiết phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn cho thiết bị đắt tiền không hay bạn nên tìm hiểu thật kỹ chúng và cách chụp để có thể cho ra một bức ảnh tuyệt vời.

Visited 748 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...