Filter kính lọc phân loại và tác dụng

Filter kính lọc phân loại và tác dụng

Filter kính lọc phân loại và tác dụng

Tuy không được chú ý như nhiều như ống kính, chân máy, đèn flash… kính lọc nếu biết cách sử dụng cũng như nắm được tầm quan trọng của nó sẽ giúp những bức ảnh hoàn chỉnh hơn. Chức năng cơ bản của bộ kính lọc (filter) là giúp bảo vệ ống kính máy ảnh – bộ phận quan trọng và rất dễ hỏng. Nếu liên tục tiếp nhận ánh sáng mạnh trong quá trình sử dụng, ống kính sẽ giảm độ nhạy sáng và dần dần không còn sử dụng được nữa. Chiếc kính lọc ánh sáng trong trường hợp này sẽ có tác dụng như kính mát bảo vệ mắt người, giúp hạn chế bớt ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống kính. Trong quá trình sử dụng, chiếc kính lọc cũng giúp hạn chế bụi bẩn cũng như các tác nhân môi trường khác gây trầy xước ống kính máy.

 
 

Kính lọc theo vật liệu sản xuất

– Gel: Loại kính lọc làm từ các chất dẻo dạng gel cực kì dễ hỏng và có giá thành rẻ nhất.

– Optical: Đây là dòng sản phẩm được chế tạo từ loại nhựa đặc biệt, tương tự như nhựa làm kính đeo mắt. Dòng sản phẩm này có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền hơn các sản phẩm làm từ gel, đa dạng, và giá không quá cao.
– Kính: Các kính lọc được làm từ kính cho chất lượng tốt và bền bỉ nhất trong mọi môi trường sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này là giá thành khá cao và thường được dùng nhiều bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Các dòng kính lọc thông dụng

Mỗi dòng sản phẩm kính lọc đều có các chức năng khác nhau và theo đó mà có ứng dụng khác nhau trong quá trình sử dụng.
– Clear filter – kính lọc trong suốt: Loại kính lọc này không lọc được các tia sáng. Công dụng đơn giản là bảo vệ ống kính trước các tác nhân môi trường, và hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa ống kính với ánh sáng.
– Ultraviolet filter – UV, kính lọc tia cực tím: có tác dụng giảm bớt độ chói của ánh sáng do tác động của bức xạ tia cực tím và thường được dùng trong việc chụp ảnh ở môi trường có ánh sáng tự nhiên như ảnh phong cảnh. Các kính lọc UV trong suốt và vì thế có thể dùng với hầu hết mọi nguồn sáng cũng như trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ngoài ra, một số dòng kính lọc UV mạnh còn có tác dụng làm ảnh chụp có vẻ ấm hơn. Do cấu tạo nhiều lớp, các kính lọc UV có thể giảm đáng kể các viền tím quanh ảnh chụp do tác nhân từ ánh sáng tia cực tím gây nên.

– Infrared filter – Kính lọc hồng ngoại: Loại kính này lại có tác dụng giảm ánh sáng mắt thường có thể thấy được và chỉ cho các tia hồng ngoại đi qua. Hầu hết chúng ta đều rất quen thuộc với ý tưởng những vật nóng sẽ cho ảnh màu đỏ và lạnh hơn sẽ cho ảnh màu xanh khi nói về ảnh hồng ngoại. Tuy nhiên, kính lọc hồng ngoại không cho kết quả ảnh chụp tương tự như vậy vì thực chất chúng là kết quả của sự tương phản lại ánh sáng hồng ngoại mà kính lọc cho đi qua và vào cảm biến máy ảnh. Những vật có độ phản chiếu ánh sáng hồng ngoại tốt hơn khi lên ảnh sẽ cho kết quả màu trắng trong khi những vật tương phản kém hơn sẽ cho ảnh màu đen. Dễ hiểu nhất là bạn hãy liên tưởng đến việc chụp một rừng cây dưới bầu trời trong xanh, kết quả sẽ cho ra một bức ảnh với bầu trời tối đen và một khoảng rừng trắng.
 

Các bộ lọc (filter)

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng các bộ lọc vẫn có giá trị nhất định trong túi đồ nghề chụp ảnh bạn. Tất nhiên bạn có thể giả lập rất nhiều hiệu ứng của một bộ lọc trong Photoshop sau khi chụp nhưng bạn không thể điều chỉnh tất cả chỉ bằng phần mềm. Trong một số trường hợp, bạn sẽ có những tấm ảnh đẹp hơn ngay từ đầu nếu sử dụng các công cụ thích hợp khi chụp ảnh.

Bộ lọc UV

Phần lớn những bộ lọc kiểu này được bán cùng với ống kính bởi những người đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu. Thông thường họ sẽ thuyết phục bạn bằng một câu đại loại như "Bạn có muốn một bộ lọc UV để bảo vệ ống kính không?". Về lý thuyết, khi bạn đánh rơi những ống kính mới, đắt tiền hay để cái gì cào vào thì bộ lọc này sẽ bảo vệ các thấu kính trong ống kính khỏi bị tổn thương. Tuy vậy, nếu bạn thực sự muốn bảo vệ ống kính của mình, tốt hơn bạn nên sử dụng một lens hood, nó sẽ thực hiện công việc này tốt hơn nhiều.

Nhưng vấn đề lớn nhất tôi gặp phải với các bộ lọc UV là vấn đề chất lượng. Bạn đã phải tiêu một khoản kha khá tiền để mua ống kính tốt nhất có thể và bây giờ, người bán lại muốn bạn lắp thêm một thấu kính rẻ tiền vào phía trước? Việc này thực sự mang ý nghĩa gì? Thủ thuật
Nếu bạn đang sử dụng một bộ lọc UV, tôi khuyên bản hay mua một cái có chất lượng cao nhất từ một công ty như B+W, Nikon, Canon, Maruni hay Tiffen. Các bộ lọc UV giúp ngăn chặn các tia cực tím (untraviolet) tiếp xúc với bộ cảm biến của máy ảnh, do đó rất hữu ích khi bạn chụp phía trên cao. Vì vậy, sử dụng bộ lọc UV sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đang chụp những ngọn núi so với việc chụp công viên .

Chỉ có một khả năng tôi khuyên bạn nên mua bộ lọc UV. Nếu bạn đang chụp trong tình huống có nhiều gió và bụi, hãy sử dụng một bộ lọc UV ở phía trước ống kính. Cát và bụi sẽ phủ lên ống kính nhanh hơn là bạn nghĩ, do đó rất có thể sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh.

Polarizer

Có một loại bộ lọc tôi không bao giờ bỏ lại khi rời nhà. Nó là bộ lọc mà tôi thường sử dụng nhất trong bộ đồ nghề của mình và hơn hết, tôi có lý do tốt để sử dụng nó. Đó là bộ lọc Polarizing. Một bộ lọc Polarizing có thể làm thay đổi cách nhìn của bạn về thế giới thông qua những bức ảnh trong nhiều tình huống khác nhau. Điều đầu tiên mà phần lớn mọi người nghĩ ngay đến là một bầu trời xanh hơn. Mức độ này sẽ đạt giá trị lớn nhất nếu góc chụp của bạn vuông góc với ánh sáng mặt trời. Nhưng đó chỉ là mở màn những ấn tượng mà bộ lọc này có thể mang đến cho bạn.

 

Filter – Kính lọc và tất cả những gì liên quan


Cho dù bạn đang sử dụng loại máy ảnh dCam hay dSLR thì chắc bạn cũng đã ít nhiều nghe nói tới các kính lọc dùng trong nhiếp ảnh. Tôi cũng xin được nói ngay rằng với kỹ thuật số hiện tại thì bạn hoặc đã có các kính lọc "điện tử" đi liền trong máy hoặc bạn hoàn toàn có thể sử dụng bộ kính lọc hoàn hảo của…PhotoShop CS để tạo những hiệu quả tương đương cho nhiếp ảnh. Thế nhưng ta không thể nói rằng những khả năng này đã có thể hoàn toàn thay thế các kính lọc lắp trực tiếp lên ống kính. Xin được điểm qua một số loại kính lọc thông dụng cho giới nhiếp ảnh nghiệp dư và nhà nghề cũng như cách sử dụng và bảo quản chúng.
 

Kính lọc: những câu hỏi quan trọng


Trước khi đi sâu vào chi tiết của một loại kính lọc nào đó chúng ta bàn tới những vấn đề hay sự quan tâm chung của chúng ta cho các loại kính lọc.

Câu hỏi thứ 1: Có nên dùng kính lọc bảo vệ ống kính hay không?

Trả lời:

– Có, lý do: bề mặt của tiền thấu kính không có cấu tạo "bền" như kính lọc bảo vệ (thường là kính UV) và rất có thể khi ta quên không đậy nắp ống kính thì trên bề mặt sẽ có những vết tay hay thậm chí những sự va chạm nhẹ…Ta có thể lau chùi kính lọc vào bất cứ lúc nào và thao tác cũng đơn giản hơn.

– Không, lý do: khi ta lắp thêm kính lọc vào ống kính thì vô hình ta đã ghép thêm một không gian "kính+không khí" không hề được tính đến trong các phép tính làm nên cấu tạo ống kính. Kính lọc có thể làm biến dạng hình ảnh hay tạo lỗi phản xạ cạnh nhất là trong những trường hợp chụp ngược sáng hay ánh sáng mạnh.

Thế còn các nhà chế tạp ống kính khuyên chúng ta như thế nào? Dưới đây là trích dẫn lời khuyên của Leica trong "Manuel" đi kèm ống kính:

Trích dẫn
"Trong những điều kiện không thuận lợi như ở ngoài biển, tại các nước có khí hậu nhiệt đới…một chiếc kính lọc UV, không mầu, lắp thêm vào ống kính sẽ ngăn cản những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài như hơi nước biển, cát…Nhưng bề mặt kính lọc lắp thêm vào ống kính hoàn toàn có thể sẽ là nguyên nhân của những phản xạ ánh sáng ngoài mong muốn nhất khi ánh sáng đến ống kính theo một số góc tới nhất định, nhất là trong các trườnh hợp ngược sáng hay khi độ tương phản của ánh sáng lớn. Loa che nắng đóng một vai trò rất quan trọng vì nó ngăn không cho ta chạm vào tiền thấu kính hay tránh mưa cho ống kính."

Câu hỏi thứ 2: Khi dùng kính lọc thì nên bảo quản như thế nào?

Trả lời:

– Cách bảo quản: Nếu bạn có nhiều kính lọc khác nhau thì nên mua một chiếc bao đựng chuyên dụng cho kính lọc. Nó sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi di chuyển và cất giữ, đồng thời cũng bảo vệ rất hiệu quả các kính lọc dễ vỡ này. Bạn không nên bọc kính lọc bằng các túi ni-lông kín với hy vọng…tránh bụi vì để lâu ngày hoá chất trong ni-lông sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của kính lọc. Kính lọc nên được để ở chố khô ráo và thoáng mát.

– Cách lau kính lọc: các kính lọc được chế tạo với một độ chính xác rất cao vì thế bạn nên thận trọng khi thao tác và luôn giữ cho kính sạch sẽ. Kính lọc có thể được lau sạch bằng một miếng vải cotton mềm giống như loại khăn chuyên dụng làm bằng "Microfibre".

Trích dẫn
Tuyệt đối không được dùng các chế phẩm hoá học để lau kính lọc, chẳng hạn như loại dung dịch dùng để lau ống kính, vì chúng có thể làm hỏng các lớp tráng phủ của kính lọc.


Nếu trên kính lọc của bạn có vết bẩn thì bạn có thể dùng nước và khăn cotton mềm để lau.

Câu hỏi thứ 3: Khi mua kính lọc tôi thường hay thấy có thông số kỹ thuật đi kèm như x1, x2…chúng có ý nghĩa gì và dùng để làm gì?

Trả lời:

Thông số mà bạn thấy ghi trên kính lọc đó được gọi bằng một thuật ngữ chuyên môn là "Filter factor".

Trích dẫn
"Chỉ số kính lọc" này cho bạn biết cần phải hiệu chỉnh tăng lượng ánh sáng lên bao nhiêu cho đúng.


Lý do: chiếc kính lọc lắp thêm vào ống kính của bạn có thể cản trở một phần ánh sáng dùng cho chụp ảnh (tới bề mặt phim hay "sensor") như thế bạn cần tăng lượng ánh sáng lên cho chính xác. Chẳng hạn chỉ số "Filter factor" 2 cho bạn biết là cần tăng gấp đôi lượng ánh sáng để đạt tới lượng phơi sáng đúng. Vì mõi một khẩu độ ống kính làm giảm hay tăng một lượng sáng gấp đôi nên chỉ số kính lọc bằng 2 đồng nghĩa với mở thêm một khẩu độ ống kính (the opening up of one stop)

Dưới đây là bảng hoán đổi "Filter factor" sang "f/stop" – khẩu độ ống kính:

Filter Factor to F/Stop Conversion
Filter Factor = f/stop
1.0 = 0
1.3 = 1/3
1.4 = 1/2
1.6 = 2/3
2.0 = 1
2.5 = 1 1/3
2.8 = 1 1/2
3.2 = 1 2/3
4.0 = 2
5.0 = 2 1/3
5.6 = 2 1/2
6.3 = 2 2/3
8.0 = 3
10.0 = 3 1/3
11.3 = 3 1/2
12.7 = 3 2/3
16.0 = 4

Câu hỏi thứ 4: Khi dùng các loại kính lọc cho hiệu quả đặc biệt thì tôi nên đo sáng như thế nào?

Trả lời:

– Các loại kính "UV" và "Skylight" (loại kính này cũng làm giảm tia cực tím và có mầu hồng nhẹ) có thể được gắn thường xuyên trên ống kính mà không làm ảnh hưởng tới kết quả đo sáng. Kính lọc "Polarizer" được lắp lên ống kính khi thao tác đo sáng và lấy nét.

Trích dẫn
Lưu ý quan trọng: kính lọc "Linear Polarizer" không dùng được với máy ảnh kỹ thuật số do lỗi "moiré" làm dích dắc hình ảnh.

– Với các loại kính lọc có chỉ số "Filter factor" thì bạn nên thận trọng đo sáng trước khi lắp kính lọc rồi mới lắp kính vào và thao tác hiệu chỉnh ánh sáng Ev. Kết quả sẽ tuyệt đối chính xác.

Câu hỏi thứ 5: Tôi có thể dùng kết hợp nhiều loại kính lọc khác nhau được không? và khi đó sẽ tính chỉ số kính lọc thế nào?

Trả lời:

– Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều kính lọc kết hợp để tạo hiệu quả mong muốn nhưng bạn nên tránh dùng kính "Polarizer" và kính lọc UV (Ultra Violet) cùng với các loại kính khác mà thật ra bạn cũng có rất ít lý do để sử dụng kiểu kết hợp này.

Trích dẫn
– Nếu bạn sử dụng hai kính lọc có cùng chỉ số thì bạn có thể đơn giản nhân đôi chỉ số này hoặc hiệu chỉnh ánh sáng cần thiết theo thứ tự của từng chỉ số một..

Câu hỏi thứ 6: Kính lọc có làm ảnh hưởng tới chế độ tiêu cự tự động AF không?

Trả lời:

Kính lọc không làm ảnh hưởng tới độ chính xác của AF cũng như kỹ thuật TTL.

 
Hiệu quả đặc biệt với Cokin ®

Hay như chúng ta vẫn thường biết tới với tên gọi « Creative Filter System » lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1978 và nó nhanh chóng trở thành nổi tiếng và có mặt tại hơn 80 quốc gia khác nhau. Sự thành công của Cokin là nhờ vào tính phổ thông và độc đáo trong tính năng sử dụng cũng như sự phong phú của rất nhiều chủng loại kính lọc (160 CREATIVE FILTERS). 

Cấu trúc của hệ thống này rất đơn giản : với mỗi một ống kính có đường kính khác nhau Cokin có một chiếc vòng đặc biệt « Bague d’adptation » (ADAPTOR RING) xoáy vào phần dầu ống kính như ta vẫn hay làm với chiếc UV, tiếp theo là bộ phận đỡ kính lọc gọi là « Porte-Filtres » (FILTER-HOLDER) có 4 rãnh, trong đó có 1 rãnh dùng để lắp các loại kính hình tròn có thể tự xoay được và 3 ránh còn lại dùng để lắp loại kính « Gélatine » phẳng hình vuông hay hình chữ nhật. Và « Porte-Filtres » có thể tự xoay quanh trục của chính nó. Đây là một tiện dụng vô cùng cần thiết cho phép ta thoải mái thao tác và khuôn hình theo ý muốn. Để có thể tạo thuận lợi cho hoạt động của tiêu cự tự động siêu nhanh thì bạn có thể dùng mũi nhọn của con dao mà bẻ đi chiếc lưỡi nhựa nhỏ nằm ở phía dưới, sau lưng của Porte-Filtres (về phía Bague d’adaptation).
Kính lọc Cokin được chế tạo bằng loại vật liệu tổng hợp, chất lượng cao với những kỹ thuật hiện đại nhất, có khả năng chịu va đập và chống mài mòn đồng thời nó vẫn dáp ứng được các đòi hỏi về quang học và hóa học.

Hệ thống kính lọc và kính kỹ xảo của Cokin chia làm 2 dòng A và P.
« Série A » bao phủ gam ống kính có đường kính từ 36 đến 62mm. Nó có Porte-Filtres và Bague d’adptation Cokin A với các đường kính 36/39/40,5/41/42/43/44/46/48/49/52/54/55/58/62 mm và Hasselblad ®

« Série P » được thiết kế cho các loại máy ảnh kích thước lớn, và các ống kính góc rộng từ 20 đến 28mm. Nó cũng hoàn toàn thích hợp với các ống kính zoom kiểu 24-50/28-55/35-135mm và tất cả các loại ống kính khác có tiêu cự từ 20 đến 200mm. Gam P có Porte-Filtres chuyên dụng và Bague d’adptation với các đường kính 48/49/52/55/58/62/72/77/82mm và Hasselblad ®

Thiết bị phụ trợ dùng chung cho hai gam A và P có:
– “Bague de Couplage”: là thiết bị cho phép lắp thêm Porte-Filtres (A hoặc P) để có thể sử dụng cùng lúc 5 kính kỹ xảo.
– Bộ loa che nắng (A hoặc P) mà ta có thể lắp trực tiếp lên Porte-Filtres hay nối dài thêm các loa này với nhau. 

– “Adpateur A/P” cho phép ta lắp kính lọc gam A vào trong Porte-Filtres của gam P (với các tiêu cự từ 35mm trở lên) 

Cokin hệ thống hóa các kính lọc rất đa dạng của minh thành những dòng chính sau đây:

1. Les Colorés – Kính mầu
2. Les Diffracteurs –Etoiles Kính tán xạ và tia sao
3. Les Centre-Spot Kính dùng để tạo các hình ảnh rõ nét trong một vùng xác định, xung quanh sẽ lu mờ.
4. Les Pastels – Diffuseurs Kính tạo hiệu quả tranh vẽ và ánh sáng tản.
5. Les Effets Optiques Hiệu quả quang học
6. Les Dégradés Kính có tông mầu chuyển dần từ đậm tới nhạt
7. Les Polariseurs Kính phân cực
8. Les Effets Spéciaux Các hiệu quả đặc biệt

Nếu bạn bớt chút thời gian để tham quan site của Cokin ([Only registered and activated users can see links.]) sẽ biết thêm được rất nhiều chi tiết kỹ thuật bổ ích. Chẳng hạn như để hòa nhập với kỷ nguyên kỹ thuật số thì Cokin đã cho ra một hệ thống kính kỹ xảo chuyên dụng cho máy dCam hay một loạt các « ống kính góc rộng » và tele gắn thêm vào máy dCam bằng từ trường (tuy nhiên chất lượng không cao)

Bây giờ chúng ta sẽ dừng lại ở mấy câu hỏi then chốt cho hệ thống kính kỹ xảo Cokin này.

1. Tại sao Cokin ?

Như ta đã có thể hình dung vào những năm 1978 của thế kỷ…trước khi nhu cầu nhiếp ảnh lên cao và máy tính mới chỉ dành riêng cho…quân đội thì việc ra đời một loại thiết bị mới, thao tác đơn giản và làm nhẹ đi gánh nặng cho các thao tác trong buồng tối là cần thiết. Cokin đã biết đến những ngày vinh quang của nó trên khắp thế giới.

2. Dùng Cokin để làm gì ?

Như ta đã thấy ngay trong tên gọi của nó, Cokin là một hệ thống kính lọc mang tính sáng tạo trong nhiếp ảnh. Hiệu quả của nó là « thấy ngay lập tức » qua khuôn ngắm (giống như trên màn hình LCD của máy ảnh số ngày nay) và cho phép ta hiệu chỉnh theo ý muốn trước khi bấm máy. Chẳng hạn như một ngày trời u ám với kính Cokin số 123 bạn có thể làm cho bầu trời xanh hơn, hay một tấm ảnh chân dung sẽ trở nên mơ màng với Cokin số 083…

3. Nhược điểm của Cokin ?

Gót chân Ashin có thể thấy rất rõ, đó là yếu tố mỏng manh, dễ vỡ của Cokin. Bạn có thể lắp thường trực giá đỡ kính lọc Cokin trên đầu ống kính nhưng cần lưu ý với những ống kính góc rộng vì Porte-Filtres sẽ thỉnh thoảng làm tối mất một phần ảnh. Kính Cokin rất khó bảo quản khi di chuyển và dù sao vẫn là cồng kềnh. Không kể các loại kính kỹ xảo hình vuông hay hình chữ nhật thì các kính quang học còn lại của Cokin không được tráng phủ tốt và chất lượng không cao. Biểu hiện của kính Cokin có thể được nhận thấy khá rõ trên ảnh. Giá thành của thiết bị tương đối đắt cho một bộ kính căn bản.

4. Ai cần Cokin ngày nay ?

Trong kỷ nguyên của kỹ thuật số thì Cokin đang đứng trước một thử thách lớn của vấn đề sống còn. Với các kính lọc điện tử trong thân máy ảnh và khả năng vô tận của máy tính thì dường như hệ thống kính sáng tạo của Cokin đang trở thành lạc hậu ? Thế nhưng không phải ai cũng thạo PS CS hay ưa ngồi sửa ảnh trên máy tính. Cokin vẫn là có ích với nhữung ai tuy dùng máy ảnh kỹ thuật số nhưng vẫn muốn chụp ảnh như kiểu cổ điển. Ở đây thời gian là yếu tố để ta cân nhắc. Nếu bạn không có nhiều thời gian, thích chụp ảnh và sau đó mang đĩa CD ra Labo và in…thì Cokin là một giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Thêm vào đó trong một số cảnh chụp khi độ chênh sáng giữa tối/sáng quá lớn thì một chiếc kính Cokin « Dégradé Gris » số 120 hay 121 lại là cần thiết để cân bằng ánh sáng hay kéo độ chênh lệch này về một giá trị khả dĩ. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chụp 2 kiểu khác nhau và ghép chúng lại bằng máy tính nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Tất cả các ảnh dưới đây được chụp bằng máy dSLR Nikon D70 với ống kính 18-70 DX tại ISO 200, WB Cloudy, không sử dụng các tính năng hộ trợ thêm của máy. Mình sử dụng kính UV Haze của hãng B+W cùng với các kính kỹ xảo của Cokin, trừ khi dùng kính phân cực CIR-PL của Hoya.


Ảnh 1. Chụp với kính UV Haze B+W 

Ảnh 2. Kính Cokin P 122, hiệu quả bầu trời xanh hơn

Ảnh 3. Kính Cokin P 125 với những vị trí của đường giới hạn kỹ xảo khác nhau, cho ta bầu trời đầy hoàng hôn !

Ảnh 4. Kính Cokin P 121 làm sẫm hơn bầu trời, nó có hệ số kính lọc là 8 tương đương với 2 Ev chênh lệch.
Tiếp theo ta thử dùng P 121 quay ngược xuống phía dưới (bầu trời hôm đó không quá chênh sáng so với mặt nước sông), và ta có một hiệu quả khá thú vị.

Ảnh 5. Vẫn dùng kính P 121 cho mặt nước, tôi dùng thêm kính P 037 nhằm làm ấm hơn ánh sáng lạnh nhưng hiệu quả không cao. 

Ảnh 6. Kính Cokin P 121 + P 122

Ảnh 7. Kính Cokin P121 + P 125 

Ảnh 8. Kính phân cực CIR-PL của Hoya có một hiệu quả không kém phần thú vị.

Hy vọng đã giúp bạn làm quen hơn với hệ thống kính kỹ xảo Cokin. Sự sáng tạo của Cokin là vô tận, nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng của chính bạn đấy.


Visited 679 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...