Cách phơi sáng dài

Cách phơi sáng dài

Cách phơi sáng dài

Phơi sáng, chỉ độ sáng của ảnh, được quyết định bởi sự tương tác lẫn nhau giữa cửa trập và khẩu độ. Hiểu rõ phơi sáng để kiểm soát ảnh của bạn xuất hiện thế nào.

Những Điểm Cơ Bản về Phơi Sáng

Mức phơi sáng được quyết định bởi giá trị khẩu độ và tốc độ cửa trập

Phơi sáng là một thuật ngữ nói chung chỉ độ sáng của ảnh. Độ sáng của ảnh được quyết định bởi tổng lượng ánh sáng chiếu lên cảm biến hình ảnh, trong khi cửa trập và khẩu độ đóng vai trò như những chiếc van để điều chỉnh lượng ánh sáng. Như thuật ngữ tốc độ cửa trập cho thấy, nó đo lượng thời gian cửa vẫn mở cho ánh sáng đi vào. Trong khi đó, khẩu độ có thể được hiểu là một chỉ số về độ lớn của cửa. Do đó, lượng ánh sáng tới có thể được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh tốc độ cửa trập và khẩu độ. Đạt được mức bù phơi sáng thích hợp thông qua sự tương tác lẫn nhau giữa hai bộ phận này. Trong khi một mặt có thể đạt được mức độ sáng thích hợp bằng cách tăng tốc độ cửa trập để mở khẩu độ, hoặc mặt khác bằng cách giảm tốc độ cửa trập để giảm khẩu độ, khái niệm phơi sáng là giống như nhau trong cả hai trường hợp. Nếu chúng ta lấy marathon làm ví dụ, bất kể vận động viên đạt đích bằng cách chạy nhanh hay chậm, khoảng cách thực vẫn không đổi.

Mối Quan Hệ Giữa Tốc Độ Cửa Trập & Khẩu Độ


Biểu đồ bên trên cho thấy mối quan hệ giữa giá trị khẩu độ và tốc độ cửa trập. Ví dụ, cùng một mức độ sáng có thể đạt được trong một ảnh hoặc bằng cách mở khẩu độ để tăng tốc độ cửa trập, hoặc bằng cách giảm khẩu độ để làm giảm tốc độ cửa trập.

Tìm Hiểu Ý Nghĩa của Phơi Sáng Thích Hợp

Phơi sáng quá


Phơi Sáng Thích Hợp


Phơi sáng thiếu

Độ sáng dễ chịu với mắt khi đạt được mức phơi sáng thích hợp

Phơi sáng thích hợp chỉ mức độ sáng chính xác để ảnh xuất hiện dễ chịu với mắt người xem. Định nghĩa này là tương đối lớn, và chủ yếu phụ thuộc vào mức mà nhiếp ảnh gia cho là mức độ sáng phù hợp. Có nghĩa là, tồn tại một phạm vi cho mức phơi sáng thích hợp, trừ phi nhiếp ảnh gia cố tình làm sáng (hay làm tối) ảnh. Nếu độ sáng lệch nhiều so với phạm vi này, ảnh có được hoặc sẽ bị phơi sáng quá (quá sáng) hoặc phơi sáng thiếu (quá tối). Ngay cả khi độ sáng nằm trong phạm vi phơi sáng thích họp, có những trường hợp trong đó một phần của ảnh có thể có vẻ rất sáng hoặc rất tối. Khi các điểm sáng hoàn toàn bị mất, hiện tượng này được gọi là lóa sáng. Trong khi đo, một khu vực tối được gọi là mất chi tiết vùng sáng tối. Những hiện tượng này có khả năng xuất hiện cao hơn khi mức phơi sáng chung của ảnh lệch quá nhiều so với phạm vi thích hợp, do đó điều quan trọng là phải luôn duy trì mức phơi sáng thích hợp khi bạn chụp ảnh. Tiếp tục đến phần sử dụng các kỹ thuật biểu đạt để cố tình làm sáng (high key) hoặc làm tối (low key) ảnh sau khi bạn nắm bắt khái niệm mức phơi sáng thích hợp.

 

Ví Dụ về Lóa Sáng


Ánh nắng mạnh được phản chiếu từ căn lều màu trắng, làm xuất hiện lóa sáng. Để giảm nhẹ hiện tượng này, chỉ cần giảm mức phơi sáng.

Ví Dụ về Mất Chi Tiết Vùng Sáng Tối


Độ tương phản cao làm cho các vùng bóng râm bị mất chi tiết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, lưu ý rằng việc tăng mức phơi sáng có thể làm lóa sáng một số vùng khác.

 
 
Có ba chế độ trên máy ảnh DSLR của Canon tự động tính toán phơi sáng thích hợp: chế độ Aperture-priority AE (Av), Shutter-priority AE (Tv), và Program AE (P). Máy ảnh sẽ tính toán giá trị tối ưu bằng cách sử dụng một thuật toán được kiểm soát cấp cao để tạo ra sự hỗ trợ đáng tin cậy để có ảnh đẹp. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)

 

Các Chế Độ Aperture-/Shutter-priority AE & Chế Độ AE Lập Trình Hoàn Toàn Tự Động

Chế độ phơi sáng tự động được thiết kế sao cho tốc độ cửa trập và giá trị khẩu độ được máy ảnh tự động quyết định để có được phơi sáng tối ưu. Ở chế độ ‘Shutter-priority AE’ và ‘Aperture-priority AE,’ nhiếp ảnh gia cài đặt một trong hai giá trị tốc độ cửa trập và khẩu độ, để máy ảnh quyết định giá trị còn lại.
Ở chế độ Program AE, máy ảnh sử dụng một thuật toán được kiểm soát cao hơn để tính toán và quyết định cả tốc độ cửa trập lẫn giá trị khẩu độ. Chế độ đa phơi sáng tự động cung cấp các tính năng khác nhau để hỗ trợ nhiều phong cách chụp.
Ví dụ như, ở chế độ Aperture-priority AE, nhiếp ảnh gia có thể chọn một giá trị khẩu độ cho phép kiểm soát hiệu ứng nhòe nền sau trong ảnh.
Ngược lại, chế độ Shutter-priority AE cho nhiếp ảnh gia có khả năng kiểm soát cách mình muốn chụp các đối tượng chuyển động. Khẩu độ và cửa trập không chỉ đóng vai trò như những chiếc van để điều chỉnh lượng ánh sáng tới đi vào máy ảnh, chúng còn có tác động đối với kết quả chung của ảnh.

Các Loại Chế Độ AE

Chế độ [Av] Aperture-priority AE

 

Nhiếp ảnh gia cài đặt giá trị khẩu độ và máy ảnh quyết định tốc độ cửa trập. Lý tưởng để chụp các đối tượng có chuyển động tối thiểu.
Thích hợp cho:

  • Chân dung
  • Phong cảnh

 

Chế độ [Tv] Shutter-priority AE

 

Nhiếp ảnh gia cài đặt tốc độ cửa trập và máy ảnh quyết định giá trị khẩu độ. Lý tưởng để biểu đạt chuyển động.
Thích hợp cho:

  • Thể thao
  • Động vật

 

Chế độ [P] Program AE

 

Ở chế độ này, máy ảnh tự động quyết định cả tốc độ cửa trập lẫn giá trị khẩu độ. Độ sáng của đối tượng và loại ống kính cũng được cân nhắc.
Thích hợp cho:

  • Chụp ảnh nhanh
  • Ảnh kỷ niệm

 

 

Chọn và vận hành các chế độ AE

(1) Chọn một chế độ dùng Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ
Chọn một chế độ dùng Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ một cách đơn giản bằng cách điều chỉnh chỉ báo với ‘Av,’ ‘Tv,’ hoặc ‘P.’

 
 

(2) Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ để điều chỉnh thiết lập
Ở chế độ Av hoặc Tv, điều chỉnh lần lượt giá trị khẩu độ hoặc tốc độ cửa trập dùng Bánh Xe Chính.

 
 

Hiển thị trên màn hình LCD.
Chế độ đã chọn được hiển thị trên màn hình LCD ở khu vực được cho biết bằng khung hình màu đỏ.

 

 

Linh tinh – Khi nào bạn nên sử dụng chế độ M?

Chế độ M (Thủ Công) cho phép nhiếp ảnh gia kiểm soát hoàn toàn cả giá trị khẩu độ lẫn tốc độ cửa trập. Chế độ này rất tiện lợi ở các thể loại chẳng hạn như chụp ảnh trong studio, ở đó bạn muốn điều chỉnh ánh sáng của từng đèn flash, hoặc khi bạn không muốn bị giới hạn bởi tính năng đo sáng tích hợp của máy ảnh. Chế độ này cũng thường được sử dụng để chụp ảnh đêm và thể thao.

 

 


Visited 436 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...