Bố cục nhiếp ảnh dành cho người đam mê
Bài này chỉ dành cho những người nhiếp ảnh đam mê hoặc chuyên nghiệp (Những bạn mới chơi nên đọc bài cơ bản trước khi đọc bài này)
Tìm hiểu các bố cục để cải thiện các tác phẩm nhiếp ảnh của bạn
Sau khi bạn đã tìm hiểu các kỹ thuật cơ bản chẳng hạn như Quy Tắc Một Phần Ba và bố cục trung tâm, chúng ta hãy thử thách hơn nữa với những kỹ thuật lập bố cục mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Các bố cục mà tôi sẽ giới thiệu bên dưới không phải là các bố cục chỉ chia khung hình ra thành hai hay ba phần, mà là những bố cục cân nhắc vị trí của đối tượng bên trong ảnh, mối quan hệ gần gũi giữa chủ đề chính và chủ đề phụ, cũng như quan điểm của người xem. Làm như thế sẽ giúp cải thiện chất lượng tác phẩm của bạn đáng kể. Bắt đầu bằng cách ghi nhớ từng bước một, sau đó kết hợp những mô thức bố cục khác nhau để tạo ra những tấm ảnh gần với ý định nhiếp ảnh của bạn nhất. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét các kỹ thuật lập bố cục khác nhau.
Sử dụng sông suối và đường xá để hướng sự chú ý của người xem
Hướng Dẫn Trực Quan
Bố cục đường chéo được sử dụng để bố trí các yếu tố trong một ảnh dựa trên một đường chéo. Ví dụ như, bạn có thể sử dụng các đường chéo được tạo bởi sườn núi, dòng sông, hay một con đường để nhấn mạnh phối cảnh, nhờ đó làm nổi bật chuyển động cũng như độ sâu trong ảnh. Một cách dễ dàng để tạo ra bố cục đường chéo là chụp một thác nước hoặc cầu thang từ một bên sao cho dễ nhận thấy độ chéo hơn. Nhưng một kỹ thuật khác là sử dụng hai đường chéo giao nhau tạo thành một hình chữ X để thu hút sự chú ý của người xem vào điểm giao. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc bao gồm một đường chéo cố ý quá mức có thể dẫn đến một bố cục đơn điệu chỉ chia ảnh thành hai.
Dùng đường ray xe lửa để hướng sự chú ý của người xem vào xe lửa
Con đường nông thôn khúc khuỷu hướng sự chú ý của người xem vào căn nhà
Yếu tố bất ngờ từ một điểm quan sát khác
Sự bất ngờ
Để tạo ra cảm giác bất ngờ trong bố cục, hãy thay đổi góc của ống kính và vị trí của máy ảnh được nhắm vào đối tượng để chụp từ một điểm quan sát khác. Kỹ thuật này được đặc biệt khuyên dùng cho những ai muốn có một bố cục đơn điệu, chẳng hạn như chụp đối tượng từ một tư thế thoải mái, hay từ một độ cao cố định khi dùng chân máy. Việc thay đổi góc ống kính hoặc máy ảnh tự nhiên sẽ dẫn đến một bố cục khác biệt. Cụ thể là, khi bạn dùng ống kính góc rộng, việc điều chỉnh độ cao vài trăm centimet sẽ dẫn đến những thay đổi rất lớn cho ảnh cuối cùng. Đồng thời, đối với các ảnh cận cảnh những đối tượng chẳng hạn như hoa, sự dịch chuyển vài centimet sẽ dẫn đến một bố cục khác biệt hoàn toàn.
”Chọn một góc chính xác” làm tăng tác động cho ảnh
Đây là một ảnh khác chụp cùng chú khỉ. Chỉ bằng cách thay đổi vị trí chụp và độ dài tiêu cự, không khí có được xuất hiện rất khác biệt. Tôi quan sát những biểu đạt của nó và chụp khoảnh khắc khi nó cho tay vào miệng.
Trong ảnh này, tôi đặt hai chú tinh tinh ở bên trái và phải để làm cho chúng có vẻ như một cặp. Ở đây, tôi xác định bố cục trong khi tưởng tượng một người thứ ba sẽ cảm thấy như thế nào khi xem ảnh này.
Trừ các yếu tố để xác định chủ đề chính
Giảm trừ
Bất kỳ khi nào ảnh được chụp một cách vội vàng, hoặc khi bạn không kiểm tra bố cục qua khung ngắm, những vật không mong muốn thường sẽ được chụp trong ảnh có được. Trường hợp này rất cụ thể ở các khu vực ngoài biên của ảnh, và khi phạm vi bao phủ của khung ngắm máy ảnh thấp hơn 100%. Giảm trừ là một kỹ thuật để lược bỏ những yếu tố không mong muốn ra khỏi bố cục. Để làm như thế, hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra hình ảnh trên màn hình LCD phía sau sau khi nhả cửa trập. Tiếp theo, loại bỏ những yếu tố ra khỏi bố cục theo ảnh bạn muốn, sau đó chụp một ảnh khác. Xây dựng thói quen luôn lập lại bố cục ảnh.
Làm nổi bật chủ đề chính bằng một bố cục đơn giản
Ảnh chụp ven hồ bao quanh bởi cây cỏ xanh tươi. Ví dụ bên trái cung cấp một sự khắc họa rõ nét về môi trường, trong khi những yếu tố không mong muốn đã bị loại bỏ trong ví dụ bên phải, dẫn đến một bố cục nhấn mạnh hiệu quả đến những cái cây, là chủ đề chính.
Ví dụ bên phải là một bố cục tham lam cố chụp mọi thứ trong tầm mắt từ vị trí chụp. Tuy nhiên, làm như thế sẽ làm cho ý định nhiếp ảnh trở nên mơ hồ. Ngược lại, ý định nhiếp ảnh là rõ ràng trong ảnh bên phải khi nền sau bị lược bỏ.
Các đối tượng được bố trí có trật tự tạo thành sự hài hòa để có các bố cục đẹp
Mô Thức & Sự Hài Hòa
Bạn có thể bổ sung sự hài hòa cho ảnh của mình bằng cách kết hợp các yếu tố nhiếp ảnh lặp đi lặp lại vào ảnh của bạn. Một số ví dụ gồm có hoa văn của vỉa hè bằng đá và các bức tường gạch. Một khu rừng bạch dương và cánh đồng hoa nhân tạo cũng là những cơ hội tốt để chụp ảnh. Nếu bạn nhìn quanh, bạn sẽ tìm thấy mô thức ở những đường thẳng, hình dạng và thậm chí là màu sắc. Chú ý đến những điểm đồng nhất và cấu trúc này khi bạn lập bố cục ảnh. Kỹ thuật này tương đối đơn giản một khi bạn đã hiểu.
Sự hài hòa của ảnh thay đổi theo bố cục
Bố trí ngẫu nhiên
Trong ảnh bên trên, rơm được để ngẫu nhiên trên đồng. Tuy nhiên, vẫn có một dạng cân đối nào đó mang lại sự hài hòa cho ảnh.
Bố trí đều
Trong ví dụ này, cùng những đống rơm đó được sắp xếp có trật tự, mang lại ấn tượng và ảnh tổng thể hoàn toàn khác cho nhiếp ảnh gia, một hình thức hài hòa.
Cách thêm mô thức vào ảnh của bạn.
Trong các ảnh mẫu bên dưới, hãy để ý đến vị trí của những con chim, cách bố trí của tường gạch và hoa văn trên vỉa hè bằng đá.
Đây là một số ví dụ về mô thức mà bạn có thể tìm thấy trong bố cục ảnh. Nếu bạn có thể xác định những yếu tố này trước khi chụp ảnh, bạn sẽ có thể tạo ra những mô thức tuyệt đẹp trong ảnh.
Một công cụ lập bố cục năng động khác, thêm độ sâu và phối cảnh vào ảnh của bạn
Bố Cục Đường Cong Chữ S
Trong bố cục đường cong chữ S, bạn có thể tìm thấy những yếu tố giống với chữ ’S.’ Ví dụ, những dòng sông uốn khúc và những con đường sơn cước quanh co tạo thành những đối tượng lý tưởng cho bố cục này. Những vật thể chẳng hạn như xe cộ và cây cối cũng có thể được thêm vào như điểm nhấn. Những đường cong này thêm cảm giác chuyển động vào ảnh lẽ ra là ảnh tĩnh, và cũng có thể mang lại độ sâu và phối cảnh trong một số trường hợp. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật này cho các đối tượng không có hình chữ S. Ví dụ như, dây trường xuân mọc trên cây cũng có thể thích hợp vì hình dạng quấn quanh thân cây của nó trông giống chữ ’S’. Bên cạnh phong cảnh tự nhiên, cũng có thể áp dụng bố cục đường cong chữ S cho chụp ảnh phụ kiện và các đồ vật nhỏ khác. Nếu bạn không có vật gì có dạng chữ ’S,’ chỉ cần xếp nó theo hình chữ S. Đây là một kỹ thuật hiệu quả để chụp những vật nhỏ, chúng thường là đơn điệu.
Thủ thuật
Mặc dù chỉ riêng bố cục đường cong chữ S có thể làm nổi bật độ sâu và phối cảnh, bạn có thể có được một hiệu ứng còn đẹp hơn bằng cách kết hợp nó với bố cục đường chéo hoặc bố cục chia đôi.
Lý tưởng để làm nổi bật một con đường quanh co hoặc dòng chảy của một con sông
Có thể áp dụng cho các cảnh không phải phong cảnh