Bàn thêm nguyên tắc và bố cục
Trong bài viết này, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu những ưu – nhược điểm của loại máy ảnh không gương lật.
Phần 1
” Chẳng có nguyên tắc nào để có bức ảnh đẹp, mà chỉ có những bức ảnh đẹp mà thôi” Ansel Adams
Phần 1: Giới thiệu
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng sao có những bức hình bạn nhìn vào 1 lần là thấy ngay nó đẹp, lội cuốn và quyến rũ hơn những bức hình khác?
Và đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các bức tranh của các danh họa được thưởng ngoạn và yêu thích hàng trăm năm?
Và tại sao một vài nhiếp ảnh gia lại có thể thắng những giải thưởng lớn từ tay những ban giám khảo và những người khó tính nhất?
Đó là toàn bộ những bức ảnh, tác phẩm ấy đều có một bố cục chặt chẽ mà không ai có thể chối cãi. Bài viết này chỉ muốn làm rõ thêm các thể loại bố cục ấy mà thôi
Bố cục đẹp có thể là 1 toà thành La Mã hàng ngàn năm tuổi,
cũng có thể là 1 kiến trúc hiện đại tân thời
Và ngày nay, bố cục tiếp tục phát triển như là 1 phần quan trọng của các công trình kiến trúc, của nghệ thuật sắp đặt hay các bức ảnh. Nhưng nền tản vẫn dựa theo những bố cục ban đầu mà được coi như là tiềm thức của con người.
Phần 2: Bố cục – Sự đơn giản
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng của bố cục là sự đơn giản. Chắc hẳn các bạn nghe nhiều đến câu Less is More. Đừng quá tham lam cho vào hình của mình một bố cục rối rắm, những đường cong, chéo phức tạp, hay vị trí lộ nxộn của chủ thể lẫn backgroung. Đơn giản là con đường ngắn nhất đưa người xem lại gần với ảnh của bạn. Để người xem chú í vào ảnh, vào chủ thể thì chỉ có cách duy nhất là làm nó đơn giản đi.
Hãy cùng nhau nhìn vào bức hình dưới nhé:
Bức hình bên trái đã quá tham lam khi muốn lấy thêm cây cọ và khoe rằng ở xa mạc cũng có phone điện thoại đấy. Thế nhưng, ở sa mạc ta chỉ cần chụp xương rồng thì ai cũng biết mình đứng ở sa mạc cơ mà…..hãy làm theo bức hình thứ 2 thử xem nào.
Xử lí nó nhé: Zoom in một chút này, chọn background là bầu trời xanh, một màu xanh mượt và bấm. Kết quả là mát mắt hơn chứ ạ?
Thế còn ở bức hình này thỉ sao?
Bánh xe, cột nhà…1 phần là cờ cứ làm cho mắt em rối tung cả lên mà quên ràng 1 cặp đẹp đôi đang ngồi. Thế xử lí ra sao?
Xừ em nó nhé: đơn giản là loại bỏ những cái vật linh tinh kia bằng frame đứng, em thử nhé
Trong khung vàng, đôi tình nhân trông nổi bật hơn các bác nhỉ.
Vậy nguyên tắc của sự đơn giản là gì? Một bố cục đơn giản thì nó chỉ đơn giản là chỉ có chủ thể nằm trong hình, sạch sẽ và nổi bật. Cố gắng nhắm vào chủ thể, và làm nổi bật nó lên bằng cách loại bỏ những sự vật dư thừa xung quanh.
Nhưng có 1 vài bạn thắc mắc rằng, mình chụp hình rất rất đơn giản rồi. Cứ như hình chú chim này.
Thế nhưng nhìn nó vẫn không hay bằng hình chú bé đang ngồi vẽ thế này
Và câu trả lời đơn giản là theo nguyên tắc đơn giản thì bạn đúng, nhưng ẩn chứa sau nó là một loại bố cục khác mà bạn cần quan tâm……muốn biết thêm thì theo dõi kì sau nhé…chào bạn
Phần 3: Bố cục 1/3
Nhắc đến bố cục 1/3 thì chắc ai cũng biết hết cả rồi, cũng như anh tuanlionsg đã có 1 bài quá chi tiết về nó (xem lại tại đây). Nhưng Kev mạn phép nhắc lại như là 1 phần không thể thiếu của bố cục.
trước hết vẫn là cách chia 1/3 cho 1 khung hình
Các vòng tròn chính là các điểm vàng mà mắt con người bị thu hút đầu tiên khi nhìn vào tấm ảnh. Nó làm chủ thể nổi lên và làm “thuận” mắt người xem nhất.
Bước kế tiếp em xin xử lí hình chú chim ở phần trước. Ánh sáng đẹp quá, một background sạch và đơn giản nhưng vẫn chưa thu hút, vẫn chưa đẹp. Vậy thì hãy cho chú chim ấy đừng vào chấm tròn của 1/3 rules xem nó như thế nào nhé.
Các bạn thấy sao? Ánh sáng dường như đẹp hơn, chú chim nổi bật hơn nhỉ.
Bây giờ chúng ta xem tiếp hình này nhé
Trong hình này, tác giả đã đặt ánh sáng của ngọn hải đăng đúng vào vị trí 1/3. Thêm vào đó, điều làm bức hình này có bố cục gần như hoàn hảo là bố cục đường cắt V mà có thể Kev sẽ giới thiệu ở phần sau.
Với bốc cục hoàn hảo làm cho bức hình nổi bật với 1 buổi hoàn hôn trên 1 vùng đảo…..nhẹ nhàng và đẹp. Vẫn là nguyên tắc đơn giản phải ko các bạn. 1 bức hình kết hợp cả 3 loại bố cục nhé.
Giờ ta xem 1 bức hình theo nguyên tắc 1/3 khác để xem nó hợp lí thế nào nhé.
Với lối mở ảnh theo line từ phải qua trái như thế này, bạn có thể mẫu đứng và pose bất kì chỗ nào trên đường thẳng này đều đẹp, vì gần như trên con đường xa vút này, đâu cũng là bố cục 1/3. Nhưng tốt nhất là trong tình huống này, hãy để chủ thể nhìn về phía xa……mở ảnh thì phải để người ta nhìn xa tít chứ nhỉ.
Và cũng theo nguyên tắc 1/3, nó làm cho chủ thể hay người mẫu xinh đẹp của bạn như có thêm không gian để đi, để thở…..hãy nhìn bức hình dưới và xem nhé…..một con đường rộng trước mắt để đi
Vì vậy, nguyên tắc 1/3 này phải được áp dụng mềm mỏng, ứng biến với tổng quan bức ảnh với chủ thể. Nếu không, bạn sẽ mắc phả trường hợp này
Với buổi bình minh nắng đẹp như thế này mà người phụ nữ dường như chạy vào ngõ cụt thì phải, sao ta không tuân theo nguyên tắc 1/3 mà làm cho nó rộng mở hơn với cô gái xinh đẹp này?
CÒn trong bức hình này, đường chân trời là tuyết gần như hoàn hảo với qui tắc 1/3, thế nhưng chủ thể lại thiếu lối trượt tuyết khi cô gái áo đỏ đã trượt quá nửa khung hình.
Nói đến đường chân trời theo qui tắc 1/3, các bạn cũng nên dùng nó 1 cách đúng nhất nhé. Thí dụ như trong hình sau
Chủ thể nằm giữa, đường chân trời nằm giữa…..nhìn nó lạc lõng không ạ.
Thế thì áp dụng nguyên tắc 1/3 nhé
Thì đây, đường chân trời chia 1/3 khung hình nhé, rối chủ thể cũng nằm ở 1/3, hoàn hảo chưa……sai ạ
Có thể áp dụng 1/3 theo cách này hay hơn chăng?
Nói chung là phải tùy cơ ứng biến mà vận dụng nguyên tắc 1/3 làm cho khung hình của mình trở nên đẹp hơn. Có thể là khung hình đứng nếu cùng áp dụng nguyên tắc 1/3 để chừa chỗ cho 1 đường dài chạy như hình này, các bạn sẽ thấy tháp cao hơn, đường dây cáp xa hơn ngay. (hình bên phải, để so sánh với hình bình thường bên trái)
Nhưng điều trước tiên Kev muốn các bạn sau khi đọc bài này là quên nó đi khi có thể. Tức là đừng quá cứng nhắc khi lúc nào cũng chỉ là 1/3 và 1/3. 1 bức hình còn có rất nhiều bố cục để làm nó đẹp không kể là ánh sáng cũng làm thu hút sức nhìn chứ không riêng gì nguyên tắc 1/3. Chỉ là tùy cơ ứng biến…..và phần tiếp theo sẽ là bố cục line nhé…các đường chéo cắt sẽ làm bức hình bạn xinh hơn đấy…..đón chờ
Phần 4: Những đường cắt vàng
Trứơc hết là xin nhìn sơ qua bức hình này, theo bạn thì bức hình nào có đôi mắt quyến rũ hơn nhỉ, 1 hay là 2?
1.
2.
Theo em thì em thấy là hình 1, với đội mắt hướng thẳng, nhìn sâu hơn. Nhưng cái chính, hình như là nó đã tuân theo đường cắt vàng này
Và nếu gắn tỉ lệ này lên hình ta cũng thấy ngay chính nó đã làm cho mắt mẫu đẹp hơn vì nằm đúng trọng tâm thu hút của mắt nhìn nhất
1.
Còn trong hình 2 thì tỉ lệ này lệch mất rồi….
tuy vẫn theo nguyên tắc 1/3 đấy, nhưng nếu muốn quyến rũ hơn chút, sao ta không lồng vào đường chéo vàng như thế này, bạn sẽ có những cái nhìn quyến rũ hơn.
Và tiếp đến là đường cắt chữ V.
V shape là 1 trong những giải pháp bố cục tuyệt vời cho nhiếp ảnh phong cảnh và kiến trúc vì nó có thể làm bức hình cân đối hay làm đường mở ảnh làm cho tấm ảnh có ôô5 sâu.
1. V shape làm cho bức hình cân đối
Với hai nhát cắt chữ V trên và dưới, bức hình này thật hoàn hảo cân bằng vững chắc, Nhát cắt V trong trươờg hợp này làm cho cảnh sông núi hùng vĩ hơn lên.
2. V shape để mở ảnh.
Một bài tập làm văn hay thì luôn phải có mở bài thân bài và kết luận. Ảnh cũng vậy, trong hình dưới, để nói lên những hy sinh cho em bé dc sống tươi vui, người chụp đã dùng V shape mở ảnh từ trái qua phải với bia đá tên dài đăằg đẵng, và em bé là dc nhấn trên V shape ấy.
3. V shape với kiến trúc.
Để thấy chiều sâu hay chiều cao, sự hoành tráng của công trình kiến trúc, V shape cũng dc coi như là giải pháp tốt nhất
4. V shape làm hình bứt nhàm chán
Xếp những nét cắt V làm cho bức hình thêm sinh động, Nếu chỉ chụp rừng cây vớI V shape hướng lên thì nhaà chán, ta có thể đưa vào 1 V shape ngược là mái nhà như trong hình, sẽ thấy sinh động hơn hẳn.