Ánh sáng tạo nên màu sắc
Ánh sáng trong Hội Họa và Nhiếp Ảnh rất là quan trọng. Vì thế cho nên người nghệ Sĩ Hội Họa hay Nhiếp Ảnh đã biết cách và khéo léo tận dụng ánh sáng để diễn đạt trong tác phẩm của họ. Ánh sáng quyết định cho tác phẩm hoăc đôi khi cũng là chủ đề chính trong tác phẩm. Có ánh sáng chúng ta mới nhìn thấy được mọi vật và mầu sắc.
Ánh sáng đậm nhạt để cho chúng ta nhìn được những mầu sắc chính và mầu phụ thuộc. Thường thì người Nhiếp Ảnh không lấy được nhiều mầu sắc như người Họa sĩ để đưa vào tác phẩm của mình. Vì họ bị lệ thuộc nhiều vào máy ảnh, nhưng nếu họ biết cách và khéo léo để tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Và sau đó có đươc sự hổ trợ của Photosphop để đưa tác phẩn đó tới hoàn mỹ hơn. Ánh sáng thay đổi từng giờ từng phút từng mùa bất cứ trong một khung cảnh nào. Như ánh sáng từ một khung cảnh tẻ nhạt chúng ta cũng có thề áp dụng nó cho chủ đề ta muốn, và cũng có thể đổi hướng chụp để lấy ánh sáng cho hình ảnh chúng ta trở nên lóng lánh tuyệt mỹ hơn, có nghĩa là ánh sáng bao quanh chúng ta, chúng ta chỉ cần lựa chọn góc chụp để lấy ánh sáng sao cho tác phẩm của chúng ta vì nhờ có ánh sáng mà trở nên khác biệt với những tác phẩm khác cũng cùng chung khung cảnh đó. Có hai hướng chụp thường hay sử dụng là hướng thuận ánh sáng có nghĩa là mặt trời đứng sau lưng người chụp, hướng này đễ chụp hơn, ánh sáng thứ hai là ngược ánh sáng có nghĩa là ánh sáng trước mặt người chụp, ánh sáng này khó chụp nhưng nếu chúng ta biết cách sẽ cho chúng ta môt tác phẩm tuyệt vời vì chụp phương cách này có nghĩa là chúng ta muốn đưa ánh sáng lên đề giới thiệu chủ đề của chúng ta.
Ánh sáng mà người Nhiếp Ảnh ưa chuộng nhất là buổi sáng sớm và chiều tối khi mặt trời lặn Hãy tìm những ánh sáng đi lướt qua, như khi mặt trời ló qua những đám mây và chiếu những tia sáng xuống dưới. Hãy nghiên cứu và chọn cho mình một ví trí phù hợp, như thế bạn có thể chụp được trong hầu hết các trường hợp ánh sáng lướt nhanh qua. Điều quan trọng là các bạn phải biết và sử dụng máy ảnh của mình để lấy ánh sáng đúng vào từng trường hợp.
Mầu của thời gian và không gian.Mầu của buổi sáng không giống mầu của buổi chiều, mầu dưới ánh trăng không giống mầu trong đêm tối. Đó là thời gian thay đổi khiến cho mầu sắc cũng thay đổi. Vì thế mầu sắc của ngày, sáng trưa chiều tối, mỗi thời gian đều đổi sắc. Nhà Nhiếp ảnh phải biết điều đó để sau đó dùng photoshop tạo ra ấn tượng phong phú cho mầu sắc để diễn đạt cảm xúc của mình với cảnh vật đúng thiên nhiên bên ngoài.
Khi chụp ảnh và sử dụng Photoshop chúng ta phải nắm vững những yếu tố sau đây: Vì thời gian không giống nhau trong một ngày, cho nên mầu sắc không bao giờ tự ý duy nhất bản sắc của nó. Mầu buổi sáng trước cảnh vật thiên nhiên, ta nhận thấy mầu sắc tươi và trong như lọc, nơi nào cũng lộ một mầu vàng mơ nhẹ trên các mầu khác. Biến hình cảnh vật thêm rực rỡ với chiếc bóng chạy dài của thân cây ngã. Đó là đối tượng sắc thái và hình bóng trước sự vật thiên nhiên linh động. Rồi từ đó mầu nào cũng được ẩn pha chút mầu vàng mơ nhẹ để thấy mầu tươi lộng của muôn vật trong buổi ban mai.Cố nhiên những thời gian đó mầu sắc không bao giờ thay đổi. chỉ có thể thay đổi các buổi ban mai của các mùa.
Ảnh chụp vào buổi sáng. Photography Nguyễn Son
Mầu của buổi chiều xuống trước cảnh vật thiên nhiên. Chúng ta nhận thấy bao nhiêu mầu sắc đã trải qua từ sáng cho đến chiều tối nên mầu sắc không còn tươi nữa đổi ra mầu hồng cam đỏ và chuyển mình qua một ngày tàn. Bao nhiêu mầu sắc của cảnh vật là mầu u tối để buông mình tắt lịm với vần thái dương. Nếu các bạn chụp ảnh vào buổi chiều xuống phải công nhận là: Mầu nào cũng bị pha lẩn vào mầu cam đỏ hồng, mầu sắc oi nóng. Như vậy cái nhìn thấy của chúng ta là mờ tối, mầu sắc đen và đỏ cam hồng. Xem đó ta thấy sắc thái trong ngày không giống nhau.
Chụp một cảnh nào buổi sáng hay buổi chiều mà không phân định được mầu sắc đúng. Khi chỉnh mầu với Photoshop hình ảnh không bao giờ đúng và tươi đẹp được. Ví dụ như:Mầu không giống nhau, bóng không hợp nó sẽ không đem đến cho ta sự thành công.
Hình chụp vào buổi chiều. Photography Nguyễn Sơn
Bên thềm Xuân. Photography Nguyễn Sơn
Mầu của không gian. Mầu của không gian là mầu của một xứ hay mầu của mùa. Mầu cho biết rõ nơi chốn chúng ta chụp. Mầu cho biết rõ mùa Xuân, Hạ Thu Đông. Mầu sắc của 4 mùa được thay đổi như:
Mua Xuân khí hậu ôn hòa, sắc trời thanh trong sáng, Mầu tươi thắm, mặn mà lóng lánh.Mùa Hạ khí hậu oi bức sắc trời nồng nực. Mầu đỏ hồng chói lọi, lòa mắt.
Mùa Thu khí hậu dìu dịu sắc trời mơn man mầu nhợt nhạt, uể oải trắng đục, nhưng khi có nắng thì lóng lánh ánh vàng.
Mùa đông khí hậu lạnh sắc trời xậm xám và tối, khi trời có nắng: mầu dương xậm hay mầu tím bầm, hay xanh trong lạnh. Biết rõ mầu sắc của 4 mùa phô bày mầu sắc là tính chất của mầu để phá mầu trong các thời gian trên ảnh khi dùng Photoshop. Tính chất và ảnh hưởng của mầu. Tính chất là căn nguyên của mầu tạo ra, mầu chính và mầu phụ. Căn bản của mầu sắc là do người nhiếp ảnh ấn định. Điều quan trọng phải hiểu các thành phần của mầu để khi làm Photoshop dùng cho đúng mầu để làm mầu sắc hài hòa với nhau.
-Tính chất là mầu nặng nhẹ
-Ảnh hưởng là mầu hòa hợp. Là hai nguyên lý để ảnh không nặng và chói mắt. Hình thức trên cần nghiên cứu rõ ràng và xác lý hầu giữ ảnh không mờ nhạt hay tối hù ở chổ bóng tối của lùm cây, kẻ lá.
Mùa Hạ khí hậu oi bức sắc trời nồng nực. Mầu đỏ hồng chói lọi, lòa mắt. Photography Nguyễn Sơn
Mùa Thu khí hậu dìu dịu sắc trời mơn man mầu nhợt nhạt, uể oải trắng đục, nhưng khi có nắng thì lóng lánh ánh vàng. Photography Nguyễn Sơn
Mùa đông khí hậu lạnh sắc trời xậm xám và tối, Photography Nguyễn Sơn
Mùa đông khí hậu lạnh khi trời có nắng: mầu dương xậm hay mầu tím bầm, hay xanh trong lạnh. Photography Nguyễn Sơn
Sử dụng “White Balance” trong máy ảnh. Nếu các bạn chụp Raw File thi nên để Auto White Blance thì tiện hơn không cần phải thay đổi trong mọi trường hợp, và sau đó các bạn sẽ sửa chữa sau bằng Photoshop. Nếu không thích như thế thì các bạn phải để lại mỗi khi chụp tình huấn khác nhau. Trong Program Raw của Photoshop có phần làm việc với Raw File. Hoặc Programm Lightroom. Sau đây tôi sẽ trình bày cách sử dụng cho đúng ánh sáng được phụ trợ của Photoshop. Khi các bạn chụp với Raw File thì bắt buột các bạn phải có Program Photoshop hoặc các Program khác để làm với Raw File. Ở Programm Photoshop có White Balance cho ta As Shot, Auto, Daylight, Cloudy, Schade, Tungsten, Fluorescent, Flash, Costom. Và thên 2 phần Temperature và Tint rất quan trọng để định ngày mùa.Còn nếu các bạn chụp với Jpeg File thi các bạn chỉ có As Shot, Auto, Costom mà thôi. Như vậy có nghĩa là Chụp ảnh với Raw File là có tính cách chơi ảnh Nghệ Thuật. Ảnh được điều chỉnh theo ý muốn của người chơi ảnh được phụ trợ là Program Photoshop. Như ngày xưa những người chơi ảnh phải có phòng tối, máy rọi Phim thuốc rữa hình, thuốc tráng Phim V..V..Còn nếu các bạn chỉ chụp ảnh với Jpeg File để có hình làm kỷ niệm thì không cần phải có Programm Photoshop, và cũng không cần đọc bài viết này làm gì cho mất thì giờ. Chỉ cần để đúng những trường hợp chụp có ghi trên máy ảnh là được rồi. Nhưng các bạn phải biết đó chỉ cho ta ánh sánh và mầu sắc tương đối mà thôi. Đối với đa số các máy ảnh Digital chuyên nghiệp hiện nay thì nhà sản xuất đã cung cấp sẵn trong máy ảnh của các bạn White balance rồi. Các bạn chỉ tùy chọn cho White balance mỗi trường hơp để chụp, hoặc cách tạo cân bằng trắng trước mỗi show chụp. Làm như thế nào để thiết lập thông số/tùy chọn cân bằng trắng trực tiếp trên máy. Không cần thiết phải dùng Gray Card mà đo nữa. Đối với đa số người nhiếp ảnh thì việc đạt được những hình ảnh có màu sắc trung thực là điều họ mong muốn. Đối với những người chụp ảnh tài liệu,hình căn cước, hình sản phẩm, khi mà yêu cầu màu sắc trung thực là một phần không thể thiếu trong các hình ảnh của họ.Vì thế người chụp ảnh sử dụng White balance là để lấy được những mầu sắc trung trực. Có nhiều cách để đạt được cân bằng trắng từ đơn giản tới phức tạp, như sử dụng máy đo nhiệt độ màu, sử dụng bảng màu chuyên nhiệp (Color Checker của GraytagMacbeth hay của các hãng khác). Đối với việc sử dụng máy đo nhiệt độ màu chuyên nghiệp thì ngoài việc chi phí cao, tương đối phức tạp trong sử dụng thì việc sử dụng thiết bị này trong trường hợp có nhiều nguồn sáng khác nhau cho kết quả không khả quan hơn là mấy. Việc sử dụng Color Checker thì phức tạp hơn đòi hỏi người sử dụng phải am tường hiểu biết tương đối các chương trình xử lý ảnh chuyên nghiệp và nguyên lý màu sắc, đương nhiên là nó cho chúng ta kết quả cao hơn nhiều.
Photography Nguyễn Sơn
Một bức ảnh được coi là cân bằng trắng khi/nếu trong bức ảnh đó có vùng có màu sắc trung tính (vùng màu sắc nằm trong thang độ xám, gray scale). Nói cách khác nếu ảnh thể hiện trong không gian màu RGB (Red, Green, Blue) thì trị số của các kênh màu tại các vùng này là bằng nhau. Điều này chỉ đúng khi các vùng nói trên đúng sáng (correct exposure) hay không dư sáng (một hay toàn bộ trị số của kênh màu đạt chỉ số 255) hay không hoàn toàn thiếu sáng (một hay toàn bộ trị số của kênh màu đạt trị số 0). Vậy trong các trường hợp không có màu trung tính trong bức ảnh thì sao? Trong bức ảnh sắp chụp có những vùng trung tính (ví dụ như áo xám, phông xám…) thì coi như mọi việc đã ổn. Nếu không thì hãy sử dụng một miếng giấy/bìa xám, tốt nhất là sử dụng Kodak Gray Card 18%, đặt vào. Đặt miếng bìa này ở đâu tốt nhất để rõ nét, không bị dư hoặc thiếu sáng, rồi lấy thông số đã đo được ghi lại.Tốt nhất là nên làm bracketing cho chắc chắn. Sau đó lấy miếng bìa xám, gray scale ra và chụp. Đây là trường hợp máy ảnh không có White balance thiết bị trong máy như những máy ảnh ngày xưa thì mới làm như trên đã viết.
Phương pháp chỉnh mầu và đo sắc độ ở Photoshop.Khi máy ảnh của các bạn được điều chỉnh mầu sắc và sắc độ, đường nét rõ và tốt thì khi chụp sẽ cho ta một ảnh tương đối đúng. Còn nếu không thì bắt chúng ta phải dùng Photoshop để chỉnh lại cho đúng.
Mầu sắc thì các bạn sử dụng Color Balance để làm mầu haì hòa lại.
Ánh sáng và độ nét các bạn sử dụng Brightness/Contrast để làm ảnh sáng tối và đậm nét.
Sắc độ các bạn dùng Shadows/Highlights để sắc độ tối sáng được hài hòa với nhau không thấy nặng ảnh.Xin xem 2 ảnh dưới đây:
Bức ảnh Phố đêm. Photography Nguyễn Sơn Bức ảnh Phố đêm này original ánh sáng và mầu sắc cùng sắc độ không đúng cách nên khi nhìn ảnh thấy ảnh nặng. Mầu sắc, sắc độ không hài hòa với nhau.
Bức ảnh Phố đêm. Photography Nguyễn Sơn Bức ảnh Phố đêm được dùng ánh sáng và mầu sắc cùng sắc độ đúng cách nên khi nhìn ảnh thấy ảnh rất hài hòa với nhau.
Sau cơn giông trời lại sáng. Bức ảnh này diễn đạt hai phần. Phần trong sáng và phần u ám cho ta thấy rõ chủ đề. Photography Nguyễn Sơn