9 Bước Cơ Bản Chụp Ảnh Phong Cảnh Ban Đêm Đẹp

9 Bước Cơ Bản Chụp Ảnh Phong Cảnh Ban Đêm Đẹp

9 Bước Cơ Bản Chụp Ảnh Phong Cảnh Ban Đêm Đẹp

Bạn chỉ muốn tìm hiểu làm thế nào để ghi lại hình ảnh của bầu trời đêm, tìm hiểu làm thế nào chụp lại ánh sáng rực rỡ của ánh đèn, hoặc chỉ muốn biết các cài đặt máy ảnh sao cho phù hợp để chụp ảnh ban đêm, 9 lời khuyên sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc và giúp bạn am hiểu kỹ thuật, có khả năng giải quyết một số tình huống chụp ảnh ánh sáng và đêm phổ biến. Cảnh đêm với xe dập dìu, đèn màu rực rỡ cảnh tượng huy hoàng, có chiếc máy ảnh trên tay bạn sẽ không bỏ qua những gì diễn ra trước mắt, bạn chụp rất nhiều nhưng hình ảnh không như mắt bạn nhìn thấy. Bạn thất vọng …., hãy nhớ rằng bạn không một mình. Chúng tôi sẽ giúp bạn trong tình huống khó khăn này. Bây giờ chúng tôi có 9 lời khuyên cho chụp ảnh phong cảnh vào ban đêm.

Lời khuyên 1: Chụp bức ảnh đêm với chất lượng cao

Nếu bạn muốn tạo ra những bức ảnh ban đêm tốt nhất, bạn cần phải chụp với định dạng ảnh cho chất lượng hình ảnh tốt nhất, và RAW là định dạng tốt nhất. Với định dạng ảnh RAW hình ảnh của bạn sẽ giữ lại nhiều chi tiết nhất, cho bạn một dãy các tùy chọn để tinh chỉnh lại ảnh với chương trình Adobe Camera Raw hoặc các phần mêm tinh chinh RAW khác (DPP canon, ViewNX2, Capture NX2…). RAW đặc biệt có lợi khi chụp ban đêm vì nó cho phép bạn tinh chỉnh linh hoạt hơn khi bạn muốn thay đổi những thứ như nhiệt độ màu (hoặc cân bằng trắng) hay tăng (sáng) hoặc giảm (tối) trên hình ảnh của bạn.
 
Night Photography Tips: 9 essential steps for beginners
 
 

Lời khuyên 2: Có Tripod (chân máy) khi chụp đêm

Chụp vào ban đêm rõ ràng là sẽ có ít ánh sáng và tốc độ màn trập chậm, mà tốc độ là 1/30s đã là quá chậm để cầm tay. Vì vậy, bạn cần phải gắn máy ảnh kỹ thuật số vào một chân máy nếu bạn muốn có một bức ảnh cho kết quả sắc nét. Hãy chọn chân máy tương đối phù hợp với chiếc máy ảnh của mình (máy to chân to, máy bé thì chân bé). Những nơi chụp có vị trí đứng cao thường có gió to bạn nên treo túi máy ảnh của bạn vào cột trung tâm của chân máy (nếu có) sẽ làm cho chân máy của bạn vững chắc hơn. Luôn nhớ rằng khi bạn đang chụp với tốc độ màn trập chậm thì bất kỳ rung động nhỏ nào của máy ảnh thì hình ảnh sẽ bị mờ.
 

Lời khuyên 3: Lên kế hoạch chụp trước.

Trước khi bạn đi chụp ảnh vào ban đêm, hãy lên kế hoạch, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian quý báu. Chọn vị trí tốt trước, tìm hiểu ngắm nghía những vị trí đứng tốt nhất, tìm ánh sáng, kiến trúc thú vị nhất hoặc nếu bạn đang tìm kiếm những ánh sáng đèn ô tô được tạo thành những đường mòn duyên dáng hãy kiểm tra xem con đường nào đông xe nhất, lúc nào thì xe đông nhất, và đó có là vị trí tốt nhất (an toàn) để chụp ảnh. Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh ở đây trên PhotoRadar để tìm cảm hứng cho bức ảnh của mình. Các bạn hãy xem cách các nhiếp ảnh gia khác đã chụp những ánh đèn thành phố của từng địa phương vào ban đêm như thế nào?
 

Lời khuyên 4: Sử dụng khẩu độ vàng của ống kính

Nếu điều kiện cho phép luôn luôn các bạn hãy sử dụng khấu độ vàng của ống kính để có hình ảnh sắc nét nhất – khẩu độ vàng thường là khoảng giữa từ f/8 và f/16 các bạn hãy tự kiểm tra. Ngay cả ống kính chuyên nghiệp cao cấp cũng không tạo ra kết quả tốt nhất khi được sử dụng ở khẩu độ tối đa (f/2.8) và tối thiểu (22) của họ. Bằng cách sử dụng khẩu độ ở giữa các khẩu độ có sẵn bạn sẽ tăng khả năng chụp những bức ảnh sắc nét với ống kính của bạn. (ví dụ: trong dãy khẩu độ ống kính ta có 2.8-4-5.6-8-11-16-22 thì khẩu độ 8 là khẩu độ vàng)
 

Lời khuyên 5: Thiết lập máy ảnh cho chụp ảnh đêm

Trong các chế độ chụp thì chụp Manual là tốt nhất trong trường hợp này, bạn có thể chọn độ mở ống kính với khẩu độ vàng và tốc độ màn trập chậm để chụp ảnh đêm. Bắt đầu căn khung bố cục và đo sáng thiết lập khẩu độ hẹp f/8 – f/16, sau đó chụp ở tốc độ màn trập vừa phải tương ứng. Chụp một số bức ảnh và xem lại chúng trên màn hình LCD của bạn.
 
 
Night Photography Tips: 9 essential steps for beginners
 
 

Lời khuyên 6: Làm thế nào để có được hiệu ứng “tia sáng như sao ‘trên đèn đường

Sử dụng một khẩu độ hẹp nhất (khoảng f/16 hoặc f/22) không chỉ đảm bảo về độ nét sâu hơn trong hình,bức ảnh của bạn được sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh nền, thêm vào đó cũng sẽ làm cho đèn đường ‘lấp lánh’ trong ảnh của bạn cho hình ảnh của bạn thêm kỳ diệu.
 
 

Lời khuyên 7: Lựa chọn vị trí đứng (bố cục) tốt nhất

Cẩn thận nghiên cứu hiện trường trước khi bắt đầu chụp ảnh. Bóng tối là một phần của khung cảnh. Cách làm cho bức ảnh trở nên thú vị hơn, là những ánh sáng rực rỡ hoặc màu sắc trên nền bóng tối. Nếu vậy, hãy làm nổi bật những điểm đó trên ảnh của bạn. Phóng to với ống kính zoom góc rộng hoặc “zoom với bàn chân của bạn – chỉ cần di chuyển gần hơn đến chủ đề …” Đặt những thứ thú vị như ánh sáng, kiến trúc vào điểm trung tâm hoặc chiếm tỷ lệ lớn trong ảnh của bạn.
 

Lời khuyên 8: Sử dụng chức năng Mirror Lock-up (khóa gương lật)

Chúng ta sẽ chụp với tốc độ chậm nên việc hạn chế tất cả sự rung động dù là nhỏ nhất trong đó bao gồm có sự chuyển động lên xuống của gương nghiêng 45 độ trong máy ảnh DSLR, để tránh nhoè hình. Bạn hãy nhanh chóng kích hoạt Mirror Lock-up (tìm nó trong Menu tùy chỉnh chức năng của máy ảnh của bạn) để có thể loại bỏ cạm bẫy tiềm năng này.
 

Lời khuyên 9: Sử dụng dây bấm mềm để không chạm vào máy ảnh của bạn!

Khi chụp phơi sáng vào ban đêm, thậm chí chạm vào máy ảnh của bạn khi nhấn nút màn trập cũng có thể tạo ra rung động đủ để lại cho bạn một kết quả là mờ ảnh. Nếu bạn không có điều kiện (tiền) để mua dây bấm mềm thì hãy sử dụng chế độ hẹn giờ để kích hoạt màn trập sau khi bạn đã nhấn nút chụp để tránh rung trong tình huống chụp này. Một số máy ảnh có remote có khả năng nhấn nút chụp cũng là một cách hay.

Visited 843 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...