6 tips chụp ảnh có thể bạn chưa từng biết
6 tips chụp ảnh dưới đây có lạ lẫm với bạn không? Hãy cùng theo dõi xem bạn đã nghe được những lời khuyên nào dưới đây nhé!
1. Thoát khỏi chiếc túi của bạn
Bạn có thể thường xuyên lái xe ngang qua một khu vực có phong cảnh rất đẹp và bạn thốt lên rằng “mình sẽ chụp nó vào một ngày nào đó”, sau đó bạn dừng lại và chụp. Và thật sự bạn đã có một tấm ảnh tuyệt vời theo ý bạn. Bằng không, bạn sẽ dành cả năm để đi qua đi lại nơi đó rất nhiều lần và cũng nói điều tương tự.
Vấn đề ở đây là bạn có thể thấy rằng việc khả năng bạn nhận thấy tiềm năng của một bức ảnh đã không làm việc hiệu quả.Mọi thứ trông sẽ rất khác khi nhìn qua ô cửa kính xe hơi hơn so với khi nhìn qua máy ảnh. Bạn cũng không có được một góc nhìn tốt mà bạn tìm kiếm bới vì có quá nhiều vật gây nhiễu hoặc những yếu tố chồng chéo, đan xen. Thỉnh thoảng bạn mới nhìn thấy những điều này thông qua chiếc máy ảnh trên tay.
2. Bạn sẽ chụp ảnh tốt hơn vào ngày chủ nhật thay vì thứ bảy
Nếu bạn chỉ sử dụng máy ảnh của bạn vào ngày cuối tuần thì rất có thể đây là cơ hội cho những sai sót mà bạn sẽ mắc phải trong ngày đầu tiên vì bạn đến với máy trong tình trạng “nguội”.
Hãy cầm máy ảnh lên mỗi ngày, bạn không cần phải chụp một hình ảnh nào. Thay vào đó, bạn có thể phát triển bộ nhớ cơ bắp của bạn thân như xoay vòng zoom của lens để các đối tượng trông nhỏ hơn hoặc lớn hơn hoặc bạn quay số của máy ảnh để thiết lập khẩu độ nhỏ hay lớn. Mục đích chính là biến những việc đó trở thành bản năng của bạn bên khía cạnh kĩ thuật, nhờ đó mà bạn có thể tập trung vào thành phần của bức ảnh hơn.
3. Đừng chụp ảnh với cái dạ dày rỗng
Bạn có thể đưa ra lí do bào chữa cho việc bạn bị lỡ mất một shot hình, nhưng cố gắng không ham muốn chúng. Thực tế là bạn càng đứng ngoài với máy ảnh của bạn, bạn càng tăng thêm cơ hội có được một shot hình tuyệt vời.
Ví dụ đơn giản khi chụp ảnh động vật hoang dã, khi mọi người đã bắt đầu đóng gói đồ đạc và hướng về bữa ăn tối, đây là thời gian mà các con vật có thể làm gì đó thú vị. Một trong những mẹo chụp ảnh phong cảnh cổ điển là chờ đợi đến khi mặt trời lặn và hoàng hôn, khi đó là khoảng thời gian ánh sáng tốt nhất và màu sắc phong phú có thể có được. Nhưng cũng thật khó để cưỡng lại lời cầu xin từ cái dạ dày đi tìm một cái gì đó để thỏa mãn và lấp đầy bụng và trở lại vào một ngày nào đó.
4. Xóa 50 tấm ảnh
Có bao nhiêu bức ảnh theo kiểu gần với thời điểm chụp hụt, bị nhòe mờ, hay những bản sao được lưu trên ổ cứng. Nếu có những bức ảnh như vậy, sẽ rất nhiều cho máy của bạn.
Đặt mục tiêu cho mình xóa một đoạn của bộ sưu tập ảnh của bạn. Ở đây, chúng ta nói đến 50 bức ảnh, nhưng bạn có thể xóa từ 30 đến 100 bức ảnh tùy thuộc vào kích thước bộ nhớ lưu trữ của bạn.
Điều này không chỉ tiết kiệm không gian lưu trữ của bạn mà nó còn giải thoát cho bộ sưu tập ảnh, giúp nó có một sức khỏe tốt hơn.
5. Ghi nhận ý kiến từ nhưng người không phải nhiếp ảnh gia
Đăng hình ảnh và nhận những lời phê bình trên các trang web chia sẻ hình ảnh là một điều tốt. Nhưng nhận được những ý kiến từ những người không thuộc nhiếp ảnh theo cách khá giống nhau thì đó cũng chỉ như một thông tin. Trong khi ý kiến của họ có thể không cung cấp cái nhìn sâu sắc về kĩ thuật hay là trịnh trọng như những bậc nhiếp ảnh gia mà bạn ngưỡng mộ, thì những phản ứng thẳng thắn của họ với hình ảnh của bạn có thể được tiết lộ. Rõ ràng một điều rằng người duy nhất mà bạn có thể làm hài lòng với nhiếp ảnh của bạn là chính bạn chứ không ai khác, và cách thức bạn sáng tạo với những bức ảnh có thể không phải hương vị với nhiều người. Những ý kiến thẳng thắn có thể giúp bạn nhìn thấy công việc của bạn theo những cách mới.
6. Nghe nhạc khi chụp và chỉnh sửa ảnh
Như Ansel Adams từng nói “Bạn không thực hiện một bức ảnh chỉ với chiếc máy ảnh, bạn mang đến cho các hoạt động của nhiếp ảnh tất cả hình ảnh mà bạn đã thấy, những cuốn sách mà bạn đã đọc, âm nhạc mà bạn đã nghe, những người mà bạn đã yêu thương.”
Nhiếp ảnh chân dung thường sử dụng nhạc nền trong các studio để người mẫu cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng bạn vẫn có thể dùng âm nhạc với bản thân khi đang chụp ảnh ngoài trời. Ngăn những phiền nhiễu với tai nghe và bạn có thể tập trung hoàn toàn vào hình ảnh. Chọn nhạc phản ánh đúng tâm trạng mà bạn muốn tạo ra như âm nhạc cổ điển, nhạc phim có thể truyền cảm hứng khi bạn chụp ảnh phong cảnh…
Read more: http://dohoafx.com/2015/06/6-tips-chup-anh-co-the-ban-chua-tung-biet/#ixzz3eE6FG1bY