5 Kỹ thuật chụp hình thiếu sáng khi không có đèn flash

Chụp hình trong điều kiện thiếu sáng và không có đèn flash luôn là một thử thách không hề dễ dàng với những tay máy mới bước vào nghề. Dưới đây là 5 kỹ thuật chụp hình sẽ giúp bạn làm quen và chinh phục những điều kiện khó khăn này.

Nhiếp ảnh là nghệ thuật tạo ra hình ảnh bằng cách ghi lại đối tượng cần chụp dưới ánh sáng. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều chọn chụp hình trong điều kiện ánh sáng lý tưởng với nguồn sáng từ mặt trời, đèn halogen…Tuy nhiên cũng có những thời điểm bạn lại phải chụp dưới ánh sáng yếu, đó là điều kiện không tối ưu trong nhiếp ảnh.

Nếu bạn không phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì đây luôn là một thách thức lớn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 5 kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để chụp các đối tượng một cách hiệu quả nhất.

Phơi sáng f/1.8, 1/50 tại ISO 3200

Vấn đề về kỹ thuật được khuyến nghị

  • Sử dụng ISO cao
  • Sử dụng khẩu độ lớn
  • Sử dụng tốc độ màn trập chậm

Yếu tố phi kỹ thuật khác

  • Hình ảnh chụp trong định dạng RAW
  • Sử dụng điều khiển từ xa và một chân máy

1. Sử dụng ISO cao

ISO là độ nhạy của máy ảnh (cảm biến) về phía có ánh sáng, được gọi ngắn gọn là độ nhạy sáng. Nó được đo bằng các số (ví dụ 80, 100, 200, 400 v.v) Số càng cao, máy ảnh càng nhận được nhiều ánh sáng để chụp.

Lượng ánh sáng khi chụp tỷ lệ thuận với ISO mà bạn chọn. Ví dụ ở giá trị ISO 200 ảnh chụp nhận được lượng ánh sáng nhiều hơn gấp đôi so với ISO 100.

Như vậy, trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn nên sử dụng một giá trị ISO cao hơn để chụp đối tượng của bạn một cách hiệu quả.

Hình ảnh chụp với f/3.2, 1/5 tại ISO 1600

Hạn chế của việc sử dụng ISO cao

Việc thiết đặt chỉ số ISO cao mặc dù giúp hình ảnh nhận được thêm nhiều ánh sáng nhưng nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, đó chính là những hạn chế của ISO. Máy ảnh với ISO cao hơn sẽ luôn luôn tạo ra độ nhiễu hạt lớn hơn trên ảnh so với ISO thấp.

Vì vậy, bạn sẽ phải kiểm tra và lựa chọn giá ISO lý tưởng cho máy ảnh của bạn mà tại đó bạn có thể nắm bắt được chủ đề với ánh sáng tối ưu, đồng thời duy trì được chất lượng hình ảnh tốt.

f/5, 1/125 giây ở ISO 2500

LƯU Ý: ISO là một tính năng của máy ảnh chứ không phải của ống kính.

XEM THÊM: 10 điều lưu ý khi thiếp lập ISO trong nhiếp ảnh

2. Sử dụng khẩu độ lớn

Khẩu độ – Aperture là độ mở của ống kính, qua đó ánh sáng đi vào máy ảnh. Kích thước khẩu độ được thể hiện qua các giá trị f-stop (ví dụ, f / 1.4, f / 1.8, f / 2.2, f / 2.8, vv). Số f càng nhỏ, khẩu độ càng mở rộng và do đó nhận được nhiều ánh sáng hơn khi chụp.

Lượng ánh sáng khi chụp tại f/1.4 nhiều gấp đôi ở khẩu độ f/2.0. Tương tự như vậy, ở f / 1.4, bạn có thể có ánh sáng nhiều hơn 8 lần so với ở f/4.0. Như vậy, trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn nên sử dụng một khẩu độ lớn hơn (giá trị nhỏ hơn) để nắm bắt đối tượng chụp một cách hiệu quả.

f/1.8, 1/5 tại ISO 400

Hạn chế của việc sử dụng một khẩu độ lớn

Độ mở ống kính đi kèm với những hạn chế riêng của nó bởi khẩu độ lớn cũng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh – độ sắc nét hay khả năng hiển thị rõ ràng của các đối tượng trong hình ảnh.

Nhìn chung, khi sử dụng một khẩu độ nhỏ (f / số cao hơn), bạn sẽ có thể giữ cho toàn bộ chủ đề của bạn được lấy nét, điều mà không thể có khi sử dụng một khẩu độ lớn (f / số thấp hơn). Một lần nữa, bạn sẽ phải kiểm tra và chọn lựa kích thước khẩu độ lý tưởng mà ở đó bạn có thể nắm bắt được chủ thể của bạn với ánh sáng tối ưu, giữ nó được sắc nét.

LƯU Ý: Khẩu độ là một tính năng của ống kính, không phải là của máy ảnh

3. Sử dụng tốc độ màn trập chậm

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập camera mở để nắm bắt ánh sáng. Tốc độ màn trập được tính bằng giây, hoặc phần của một giây. Ví dụ, tốc độ màn trập 1/200 có nghĩa là 0,02 giây. Đây cũng được gọi là “thời gian phơi sáng”, vì đó là khoảng thời gian mà cảm biến tiếp xúc với ánh sáng. Giá trị càng cao thời gian màn trập máy ảnh mở càng lâu và do đó, cảm biến nhận được nhiều ánh sáng hơn khi chụp.

Lượng ánh sáng nhận được tỷ lệ thuận với tốc độ màn trập được chọn. Tại tốc độ màn trập ½ giây nhận lượng ánh sáng nhiều gấp đôi so với ở tốc độ 1/4 giây.

Như vậy, trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn nên sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn để nắm bắt đối tượng một cách hiệu quả.

f /3.2, 1 giây ở ISO 400

Hạn chế của việc sử dụng tốc độ màn trập chậm

Việc sử dụng tốc độ màn trập chậm có cũng có hạn chế bởi liên quan đến sự chuyển động của các đối tượng cần chụp. Nếu bạn muốn đóng băng chuyển động của các đối tượng thì bạn nên sử dụng tốc độ màn trập cao hơn (ví dụ, 1/250, 1/500, 1/1000, v.v.) Trong khi đó nếu muốn chụp đối tượng với một vệt mờ phía sau bạn nên sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn (ví dụ, 1/8, 1/4, ½, v.v.). Chính vì vậy bạn nên lựa chọn tốc độ màn trập lý tưởng mà ở đó có thể nắm bắt được đối tượng với ánh sáng tối ưu, đóng băng hoặc làm mờ chuyển động của nó.

f/10, trong 8 giây ở ISO 200

XEM THÊM: Những điều cần biết về Tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh

4.Chụp ảnh ở định dạng RAW

Một hình ảnh định dạng Raw giữ được nhiều chi tiết và thông tin về đối tượng chụp hơn một tập tin JPEG. Những yếu tố này vô cùng hữu ích trong việc việc cải thiện phơi sáng, màu sắc, độ sắc nét, v.v. của chủ thể ở khâu xử lý hậu kỳ bằng những phần mềm chỉnh sửa ảnh như Adobe Photoshop hoặc Lightroom.

Phơi sáng: f/3.2, 1/5 tại ISO 400, trước khi chỉnh sửa

   Phơi sáng: f/3.2, 1/5 tại ISO 400, sau khi chỉnh sửa

Hạn chế của hình ảnh chụp ở định dạng RAW

  • Không phải tất cả các máy ảnh đều có thể tạo ra hình ảnh ở định dạng RAW. Hầu hết các máy ảnh SLR và máy ảnh không gương lật có thể chụp định dạng Raw.
  • Kích thước của một hình ảnh RAW thường lớn hơn so với các tập tin JPEG từ 4-5 lần. Như vậy, bạn sẽ cần nhiều bộ nhớ hơn để lưu trữ những hình ảnh này.
  • Cũng không có nhiều phần mềm có thể đọc và xử lý tập tin định dạng RAW. Vì vậy, bạn cần đến những phần mềm chuyên dụng (như Adobe Photoshop, Lightroom, vv) để chỉnh sửa những hình ảnh này.

Phơi sáng:  f / 2, 160 ở ISO 2200

XEM THÊM: Những kiến thức cơ bản về định dạng file ảnh

5. Sử dụng điều khiển từ xa và một chân máy

Nếu bạn muốn chụp một đối tượng cố định hoặc di chuyển chậm trong điều kiện ánh sáng yếu thì một điều khiển từ xa và một chân máy là những phụ kiện rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rung lắc trên máy ảnh, giúp chụp hình được hiệu quả hơn.

Phần kết luận

Với những bạn mới bắt đầu, việc chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu luôn là một kỹ năng không dễ dàng. 5 kỹ thuật bạn có thể sử dụng được giới thiệu trong bài là: sử dụng ISO cao hơn, sử dụng khẩu độ lớn hơn, sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn, chụp ảnh ở định dạng RAW và sử dụng điều khiển từ xa và một chân máy. Hầu như tất cả các kỹ thuật này đều có các hạn chế, nhưng chúng cũng rất hiệu quả nếu được thử nghiệm đúng khi kết hợp giữa máy ảnh và ống kính bạn đang sử dụng.

XEM THÊM: 9 bí quyết dành cho chụp ảnh phong cảnh ban đêm

Van.vn (Nguồn: Digiatal Photography School)

Visited 2,169 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...