24 điều cần biết khi khởi nghiệp nhiếp ảnh

24 điều cần biết khi khởi nghiệp nhiếp ảnh24 điều cần biết khi khởi nghiệp nhiếp ảnh

Trong bài viết này, Gina Milicia – một photographer chuyên nghiệp với hơn 25 kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh đã chia sẻ những điểu cần lưu ý và chuẩn bị để tiến tới khởi nghiệp nghề nhiếp ảnh, hay đơn giản hơn, muốn đi lên về kĩ năng trong nhiếp ảnh nói chung.

1. Tìm học các khóa nhiếp ảnh và các workshop đúng với yêu cầu và mục đích của bạn

chup anh san pham - chimkudo studio
@chimkudo.com

Nếu bạn đã có ý định tham dự 1 khóa đào tạo hay workshop về nhiếp ảnh, điều đầu tiên là hãy nghiên cứu và so sánh thật kĩ lưỡng. Có vô vàn các khóa đào tạo khác nhau với các mục đích và nhu cầu cũng rất khác nhau(chưa kể tới chất lượng). Điều quan trọng là bạn nên chọn những người đang làm việc chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp này và có phong cách, kĩ thuật mà bạn yêu thích. Điều quan trọng thứ 2 đó là cách truyền đạt, trong những người bạn yêu thích, ai làm bạn hứng thú và truyền đạt dễ hiểu nhất – đây là điều rất quan trọng với một người làm công tác đào tạo. Điều thứ 3 là những người đã học, họ có suy nghĩ gì về khóa học và họ đã làm ra những tấm ảnh như thế nào sau khi hoàn thành khóa học. Điều cuối cùng, bạn hãy chọn những người đào tạo càng sát với những gì bạn yêu cầu thì càng tốt. VD nếu bạn muốn chụp model, hãy chọn những người chỉ chuyên chụp mẫu, đừng chọn những nhiếp ảnh gia đa thể loại, một điều đơn giản, khi họ chuyên biệt về một lĩnh vực, họ sẽ giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.

2. Tìm một người cố vấn(mentor)

Chup anh san pham - chimkudo studio
@usfbap.org

Tìm một người đang làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi, xin làm giúp việc hoặc yêu cầu cố vấn từ họ, ít nhất 1 giờ / tháng. Điều này có thể đắt đỏ nhưng những kinh nghiệm và cố vấn của họ sẽ giúp bạn tiết kiệm được hàng tuần, thâm chí hàng tháng làm việc.

3. Cố gắng thu nhận nhiều nhất những kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này

Nếu có thể, bạn hãy yêu cầu được đi theo trong các buổi chụp của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khi họ làm dự án với khách hàng. Ở đó bạn sẽ học được toàn bộ những tips&tricks hay kiến thức, tiêu chuẩn công nghiệp của họ(vì họ đang làm việc, họ ko thể giấu tips&tricks). Những kiến thức đó đã được họ tích lũy qua nhiều năm, và nó không thể được tính cụ thể bằng bao nhiêu tiền.

4. Quan tâm tới những điều nhỏ

Tôi đã có một công việc trợ lý studio toàn thời gian cho một nhiếp ảnh gia thời trang chuyên nghiệp khi ông ấy thấy tôi đang lau sàn nhà studio khi đang rảnh rỗi.

5. Tụ tập với những ai tạo hứng thú và giúp đỡ bạn

Đôi khi sẽ có những bạn bè, người thân trong gia đình khuyên bạn nên rời bỏ những kế hoạch của bạn. Họ có thiện chí nhưng bạn nên nhớ, đó là ước mơ của bạn, không phải là ước mơ của họ. Vì vậy tụ tập và đi chơi với những người có thể tạo niềm hứng khởi hay giúp đỡ bạn sẽ giúp bạn có thêm nghị lực và bền chí hơn trên con đường của mình.

6. 10.000 tiếng là thời gian bạn cần để trở thành một bậc thầy

Chup anh san pham - chimkudo studio@windowsace.com

Nếu mỗi ngày bạn làm việc 3 tiếng với ảnh, bạn sẽ trở thành bậc thầy sau 10 năm. Không có một con đường tắt nào hay một công thức bí mật nào, đơn giản là chăm chỉ.

7. Nhiếp ảnh không phải là 1 nghề, nó là niềm đam mê

Sẽ không bao giờ là cảm giác phải làm việc khi bạn làm những điều bạn yêu thích.

8. Học từ những thất bại

Hầu hết những người thành công đã trải qua những thất bại, và từ đó họ đứng lên và làm lại. Henry Ford đã phá sản tới 5 lần trước khi công ty Ford ngày nay ra đời. Thomas Edison cũng đã thất bại 10.000 lần trước khi bóng đèn sợi đốt được phát minh.Hãy chụp và chụp, chia sẻ với những người đi trước, tiếp thu ý kiến đóng góp và sửa. Nếu là chưa được, hãy rút kinh nghiệm và làm lại, cho tới khi nào thành công. Bạn sẽ rất dễ nhận được những lời khen nhưng sẽ vô cùng khó để nhận được những lời góp ý đầy tính xây dựng cho những khuyết điểm của bạn.

9. Bạn là duy nhất, đừng đi copy

Chup anh san pham - chimkudo studio
@kevincargos.weebly.com

Ngành công nghiệp nhiếp ảnh không cần tới một Ansel Adams, Annie Leibowitz, hay Alfred Stieglitz nữa. Khi bạn học, bạn cần có 1 người định hướng, nhưng khi đã đủ lớn, bạn phải tự đứng trên đôi chân mình, tạo cho mình một phong cách riêng.

10. Một trong nhưng lý do phổ biến của thất bại là từ bỏ

Rất nhiều người đã từ bỏ quá sớm ước mơ mà họ đang theo đuổi. Để gây dựng một sự nghiệp, thời gian cần tính bằng năm. Miễn là bạn vẫn tiến lên, đừng bận tâm tới những điều xung quanh. Xác định con đường và tiến đi.
Người ta đã thống kê từ các nhà triệu phú về thất bại của họ, mỗi  người trong họ đã thất bại 3.2 lần

11. Không có thành công mỳ ăn liền

Tôi cũng đã mất tới 5 năm để bắt đầu có lợi nhuận đều đặn, mất tới 10 năm để có thể có được cuộc sống như ngày nay. Bạn không thể vội.

12. Hãy đảm bảo rằng bạn có một công việc để nuôi sống bạn cho tới khi đủ lông đủ cánh trong nhiếp ảnh

Tôi đã làm việc bán thời gian 5 năm cho một nhà hàng trước khi nghỉ hẳn để chuyên tâm cho nhiếp ảnh. Một việc làm tay trái mang lại rất nhiều lợi ích:
– Nó tạo ra việc làm thường xuyên cho bạn trong khi chờ tới lúc bạn quyết định nghỉ hẳn. Tránh nhàn cư vi bất thiện là yếu tố quan trọng.
– Làm việc hàng ngày giúp bạn giải tỏa stress trong công cuộc tìm kiếm khách hàng của nhiếp ảnh. Sẽ chẳng có khách hàng nào thích nhìn thấy bạn đang stress khi làm việc với họ.
– Việc làm tay trái này đôi khi sẽ mang lại tài chính đủ lớn để hỗ trợ bạn trên con đường gian nan.

13. Mỗi lần bạn bị từ chối là một lần bạn tới gần hơn với thành công

Chup anh san pham - chimkudo studio
@atthehelmblog.com

Tìm kiếm khách hàng mới trong nhiếp ảnh là một trò chơi nhiều con số. Trong những năm đầu làm việc, tôi thấy rằng khi tôi đưa porfolio của mình cho các Art Director thì nhận được từ 30-50 NO cho mỗi YES. Như vậy để có 10 YES, bạn cần phải có 300-500 lần khách hàng nói NO.
Ví dụ
– Tác giả J.K Rowling’s của Harry Potter  đã bị từ chối bản thảo tới 12 lần trước khi có một nhà xuất bản chịu in bộ truyện này
– Walt Disney đã bị từ chối 302 lần trước khi ông ta nhận được sự đòng ý đầu tư cho Disney World.
– Ban nhạc huyền thoại The Beatles cũng đã có cả tá các album được dán mác “Từ chối”.
– Công thức bí truyền của KFC bởi Colonel Sanders đã bị từ chối 1009 lần trong các cuộc thi hay thử nghiệm về đồ ăn.
– Để có 1 iPhone hoàn hảo ra đời, 90% các bản thiết kế đã bị loại bỏ.

14. Ăn mặc nghiêm túc

Bạn có thể ăn mặc thoải mái để làm việc nhưng đừng luộm thuộm, đó là cách bạn tôn trọng khách hàng,

15. Đừng bỏ qua 1 chữ nào trong hợp đồng, nên đọc bản in.

Đừng bao giờ kí một hợp đồng trước khi bạn chưa cầm nó trên tay và đọc hiểu từng chi tiết. Hợp đồng nên được soạn đơn giản, đơn nghĩa và chặt chẽ.

16. Chỉ làm những gì bạn thấy mình mạnh

Chup anh san pham - chimkudo studio
@mamiverse.com

Đừng ôm đồm, bạn không phải là bác học hay thiên tài. Dù có như thế, bạn cũng không thể giỏi tất cả.Hãy chỉ làm những thứ mà mình mạnh, các thứ khác đi thuê.

17. Chú ý tới mạng xã hội

Trong nhiếp ảnh, ngoài Facebook ra thì còn nhiều mạng xh khác như Pinterest, Flickr, 500px, 1x, Photobucket, Tumbr…. Đừng tự giới hạn chia sẻ trong Facebook.

18. Thực hiện các dự án cá nhân

Chup anh san pham - chimkudo studio@
nairaland.com

Trừ phi bạn đang làm cho các đối tác hàng đầu thế giới, luôn bận bịu tối ngày thì dành thời gian thực hiện các dự án cá nhân sẽ giúp bạn phát huy khả năng sáng tạo, thử nghiệm các lighiting setup, hiểu hơn về thiết bị và các yếu tố kĩ thuật…và hơn hết, nó cho thấy cá tính của bạn vì đó là điều bạn muốn làm.

19. Thực hiện chuẩn hóa một chu trình

Chup anh san pham - chimkudo studio
@slidemodel.com

Làm việc chuyên nghiệp bao giờ cũng đòi hỏi chu trình. Chu trình đảm bảo chúng ta sẽ không bỏ lỡ hay thiếu sót nào trong quá trình làm việc, kiểm tra…và nó giúp đảm bảo chất lượng đầu ra luôn ở một mức tốt. Ví dụ như đơn giản là việc chuẩn hóa các đặt tên file, tên dự án. Nếu bạn đã dành ra hàng giờ chỉ để tìm 1 bức ảnh trong một dự án nào đó trong quá khứ, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của chu trình.

20. Sao lưu thường xuyên

Bạn sẽ biết được thảm họa ra sao khi bạn đang làm dự án và ổ cứng, thẻ nhớ lăn ra chết. Cái bạn mất không phải là cái ổ cứng, thẻ nhớ mà là uy tín của bạn đã tốn công gây dựng trong nhiều năm.

21. Chi tiền cho những thứ chuyên nghiệp

Chup anh san pham - chimkudo studio
@cbsi.com

Đừng ngần ngại chi tiền cho những thứ chuyên nghiệp khi bạn có thể, nó giúp công việc của bạn tốt hơn và tránh làm bạn phân tâm cho những điều không cần thiết, hệ quả là chất lượng công việc tốt, bạn có được các hợp đồng tốt hơn. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia giỏi, đừng hợp tác với những người chưa giỏi, mọi thứ của một ekip sẽ đổ sông đổ bể khi một người trang điểm không làm tốt nhiệm vụ của mình.

22. Đừng bao giờ chỉ chụp trên 1 thẻ nhớ

Bạn nên có ít nhất 2 thẻ nhớ cho một dự án chụp để thay đổi luân phiên vì bạn không biết bao giờ một thẻ sẽ hỏng. Nếu 1 thẻ hỏng, ít nhất bạn không mất tất cả.

23. Nghỉ ngơi và thư giãn

Ngành công nghiệp mà bạn đang bước vào là ngành công nghiệp sáng tạo, vậy hãy để bộ não có thời gian nghỉ ngơi của nó.

24. Bắt đầu ngay hôm nay thôi nào, nếu không thì bao giờ mới thành công ?

 

Visited 1,976 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...