Đánh giá trải nghiệm ống kính EF50mm f/1.8 STM, sự mượt mà tinh tế

Canon ra mắt ống kính EF50mm f/1.8 STM, một mẫu ống kính làm mới của ống kính EF50mm f/1.8 II, ống kính thay đổi được, bán chạy mà người dùng EOS có khả năng quen thuộc nhất. Trong loạt bài viết hai phần này, tôi sẽ đánh giá khả năng của chiếc ống kính được bàn nhiều này. Bài viết đầu tiên tập trung vào hình thức bên ngoài và khả năng biểu đạt của nó ở những thiết lập khẩu độ khác nhau. (Người trình bày: Takeshi Ohura)

Mẫu ống kính làm mới của ống kính phổ biến EF50mm f/1.8 II được ra mắt

Nổi tiếng về chất lượng hình ảnh cao mặc dù có trọng lượng nhẹ và giá hợp lý, ống kính EF50mm f/1.8 II hiện nay đã có sản phẩm kế thừa. Ống kính EF50mm f/1.8 STM mới sử dụng kết cấu ống kính gồm sáu thấu kính chia thành năm nhóm; mặc dù kết cấu vẫn giống như trước đây, những thay đổi lớn đã được thực hiện cho những mặt khác của ống kính để đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Sản phẩm tiền thân của nó, ống kính EF50mm f/1.8 II, đã có mặt trên thị trường được 25 năm và là một lựa chọn phổ biến của người dùng EOS. Theo đó, có thể có nhiều người mong đợi khả năng biểu đạt và tính dễ vận hành mà ống kính EF50mm f/1.8 STM mới mang lại.

Ống kính mới EF50mm f/1.8 STM được trang bị một vòng lấy nét rộng hơn trước và được bọc bằng vật liệu cao su mới. Một sự cải tiến được thực hiện cho mẫu ống kính mới là đoạn kính lọc của nó ở phía trước ống kính không xoay khi sử dụng AF. Kích thước kính lọc là 49mm.

Từ trái sang, EF50mm f/1.8, EF50mm f/1.8 II và EF50mm f/1.8 STM. Mẫu ống kính đầu tiên, EF50mm f/1.8, ra mắt năm 1987 trong thời đại máy ảnh phim. Rất thú vị khi nó có cửa sổ đo khoảng cách lấy nét và thang đo độ sâu trường ảnh, và thậm chí có một chỉ số hồng ngoại (dành cho chụp ảnh hồng ngoại; cũng được gọi là dấu hồng ngoại hay dấu đỏ).

Vành ống kính của EF50mm f/1.8 STM có kích thước 69,2mm (đường kính tối đa) x 39,3mm (chiều dài) so với kích thước của ống kính tiền thân của nó, là 68,2mm x 41mm. Trọng lượng cũng tăng từ 130g lên 160g. Lý do lớn nhất dẫn đến trọng lượng thêm 30g, mặc dù có những thay đổi nhỏ ở kích thước vành ống kính và có cùng kết cấu ống kính, là vật liệu được sử dụng cho ngàm ống kính. Không như vật liệu nhựa được dùng trên EF50mm f/1.8 II, ống kính EF50mm f/1.8 STM sử dụng ngàm kim loại, giống như mẫu ống kính thế hệ đầu. Mặc dù một số người nói rằng ngàm nhựa cũng hoàn hảo về độ chính xác, nhưng tôi vẫn rất thích với thiết kế kim loại mới.

Ngàm kim loại mới của EF50mm f/1.8 STM. Tôi cho rằng người dùng EOS rất hài lòng với sự thay đổi này.

Ống kính EF50mm f/1.8 STM được sản xuất ở Malaysia. Ống kính EF50mm f/1.8 thế hệ đầu và phiên bản trước đây của ống kính EF50mm f/1.8 II thế hệ hai được sản xuất ở Nhật Bản.

Đầu vành ống kính được trang bị ngàm bayonet để lắp nắp che nắng ống kính. Một đặc điểm đáng chú ý của ngàm bayonet là không như mẫu ống kính trước đây, yêu cầu phải có một vòng adapter để sử dụng nắp che nắng, giờ đây bạn có thể gắn một nắp che nắng đặc biệt, nắp ES-68 (bán riêng), trực tiếp vào ống kính. Để dùng thử, tôi chỉ sử dụng bản thân ống kính, do đó tất cả ảnh mẫu đều không có nắp che nắng.

Một trong những điểm cải tiến đối với cơ chế này là cơ chế truyền động AF. Ống kính này sử dụng một môtơ bước loại bánh răng (STM), rất ít ồn so với môtơ DC. Bạn vẫn có thể nghe tiếng môtơ nhỏ trong thao tác AF nếu bạn chú ý kỹ, nhưng không kêu lớn. Khi quay phim, không có khả năng micrô tích hợp thu lại âm thanh vận hành của môtơ.

Ngoài ra, mặc dù tôi thực sự không so sánh chính xác, tôi thấy rằng quá trình lấy nét dường như ngắn hơn và mượt hơn trước đây. Như với các mẫu ống kính tiền thân của nó, ống kính EF50mm f/1.8 STM không được trang bị chức năng Image Stabilizer (IS).

Khoản cách lấy nét gần nhất đã giảm từ 45cm trên mẫu ống kính trước đây xuống 35cm trên EF50mm f/1.8 STM. Điều này làm tăng độ phóng đại tối đa từ 0,15 lên 0,21 lần, biến nó thành lựa chọn tốt hơn nữa để chụp cận cảnh. Ống kính này sẽ rất tiện khi bạn muốn đến gần đối tượng hơn.

Với khoảng cách lấy nét tối thiểu là 35cm, ống kính EF50mm f/1.8 STM có khả năng chụp cận cảnh được cải thiện.

 

 

Kiểm tra khả năng biểu đạt cảnh xa ở các thiết lập khẩu độ khác nhau

Mặc dù có đủ độ tương phản ở khẩu độ tối đa, nói chung độ phân giải rõ nét dường như thiếu sự sắc nét. Tuy nhiên, đặc điểm này có thể được sử dụng để chụp chân dung và chụp đồ vật trên mặt bàn với một đặc điểm độc đáo.

Độ phân giải rõ nét ở tâm tăng đáng kể khi cao hơn f/2.8. Có nghĩa là, độ sắc nét vừa đủ tốt để sử dụng, mặc dù không quá tuyệt như bạn có thể có được từ một số ống kính thay đổi được dành cho các máy ảnh mirrorless.

Sự biểu đạt của những vùng ngoại biên cần nhiều cải thiện lên đến khoảng f/4, nhưng chất lượng là chấp nhận được với hạng ống kính này. Hiện tượng tối bốn góc có vẻ nổi bật hơn, nhưng vấn đề này hầu như không tồn tại ở f/4. Sự giảm độ phân giải rõ nét do quang sai xuất hiện ở khoảng f/11.

Khả năng biểu đạt ở giữa

Khu vực được cho biết bằng khung màu đỏ được xén thành ảnh thu nhỏ được cho biết ở bên dưới và phóng to ra. Thiết lập được sử dụng như sau.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE/ ISO 100

f/1.8

f/2

f/2.8

f/4

f/5.6

f/8

f/11

f/16

Khả năng biểu đạt ở vùng ngoài biên

Khu vực được cho biết bằng khung màu đỏ được xén thành ảnh thu nhỏ được cho biết ở bên dưới và phóng to ra. Thiết lập được sử dụng như sau.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE/ EV+0,3/ ISO 100

f/1.8

f/2

f/2.8

f/4

f/5.6

f/8

f/11

f/16

Đã có những cải tiến đáng kể đối với ống kính EF50mm f/1.8 STM mới, mẫu ống kính kế thừa ống kính bán chạy nhất EF50mm f/1.8 II. Trong bài viết thứ hai của loạt bài viết kiểm tra các khả năng của ống kính được bàn nhiều này, tôi sẽ tường thuật về khả năng biểu đạt của nó như được thấy trong các ảnh tôi chụp trên thực tế. (Người trình bày: Takeshi Ohura)

Kiểm tra hiệu ứng bokeh tạo ra bởi màn khẩu tròn

Số lá khẩu trong bộ màn khẩu đã tăng từ năm lá trên mẫu ống kính tiền thân lên bảy lá trên EF50mm f/1.8 STM. Các thông số cũng được cập nhật bằng việc sử dụng màn khẩu tròn. Hiệu ứng bokeh tạo ra bởi ống kính này rất tự nhiên, và từ điểm trong tiêu cự về phía nhòe lớn có sự chuyển tiếp mượt mà. Đồng thời, các đối tượng bị mất nét được kết hợp hài hòa để tạo ra sự khắc họa mịn hơn so với mẫu ống kính tiền thân của nó.

Như với hiệu ứng nhòe nền sau, hiệu ứng nhòe nền trước cũng tự nhiên, điều này cho thấy rằng có sự kiểm soát cân bằng hiệu quả đối với cầu sai. Có khả năng là nhiều người dùng sẽ sử dụng ống kính EF50mm f/1.8 STM thường xuyên để tạo ra hiệu ứng bokeh vì góc ngắm của nó, và tôi cho rằng ống kính này có thể tạo ra kết quả hài lòng như mong muốn.

Ảnh được chụp ở khẩu độ tối đa và từ khoảng cách lấy nét gần nhất (khoảng 35cm).

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/2,000 giây, EV +0,7)/ ISO 100

Ảnh được chụp ở khẩu độ tối đa và cách vài mét.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/4,000 giây, EV +0,3)/ ISO 100

Ảnh được chụp ở f/2.8 tối đa và cách vài mét.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/1,250 giây, EV +0,3)/ ISO 100

Ảnh được chụp ở f/4 tối đa và cách vài mét.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/4, 1/640 giây, EV +0,3)/ ISO 100

Khả năng chống ngược sáng được cải thiện đáng kể bằng lớp phủ mới và bộ phận chặn lóa

Cho dù có mặt trời bố cục hay không, chúng ta có thể thấy từ các ví dụ này là không có hiện tượng lóa nghiêm trọng. Mặc dù kết cấu ống kính không có thay đổi trên EF50mm f/1.8 STM, một lớp phủ mới đã được sử dụng để tối ưu hóa các đặc điểm kỹ thuật số. Ngoài ra, các biện pháp kỹ lưỡng cũng đã được áp dụng để tránh hiện tượng phản xạ trong, chẳng hạn như tính năng chặn lóa để loại bỏ ánh sáng tới không mong muốn. Những nỗ lực này đã góp phần giảm hiện tượng lóa.

Ảnh chụp ngược sáng với mặt trời nằm trong bố cục.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/8,000 giây)/ ISO 100

Ảnh chụp ngược sáng với mặt trời nằm ngoài bố cục.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/3,200 giây)/ ISO 100

Với khoảng cách lấy nét gần nhất 35cm, bạn có thể đến gần đối tượng hơn nữa

Tiếp theo, chúng ta hãy xem khả năng khắc họa của ống kính EF50mm f/1.8 STM khi chụp cận cảnh. Để sử dụng hiệu quả nhất khoảng cách chụp gần nhất 35cm của nó, tôi chụp ảnh nhanh đời thường. Đây là hiệu suất của ống kính.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/2, 1/1,000 giây, EV +0,3)/ ISO 100

Với khoảng cách lấy nét gần nhất giảm xuống 35cm trên EF50mm f/1.8 STM, ống kính này cho phép bạn đến gần đối tượng hơn trước đây để có hình ảnh lớn hơn. Từ mặt phẳng lấy nét đến vùng có bokeh có sự chuyển tiếp mượt mà.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/1,600 giây)/ ISO 100

Ở đây, tôi cài đặt khẩu độ thành f/2.8, cao hơn so với thiết lập tối đa hơn một stop. Vì ống kính này sử dụng màn khẩu tròn có bảy lá, hiệu ứng bokeh được tạo ra, như tên gọi, có hình tròn hoàn hảo, không có góc cạnh.

EOS 5D Mark III / Aperture-priority AE (f/3.2, 1/100 giây)/ ISO 1600

Tôi khép khẩu xuống f/3.2, và ảnh có được rất tự nhiên, không có quang sai chẳng hạn như hiện tượng loạn thị. Khoảng cách lấy nét gần nhất ngắn hơn cho phép bạn đến gần đối tượng, ngay cả đối với ảnh chụp cận cảnh như minh họa bên trên.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/3,200 giây)/ ISO 100

Ảnh này được chụp ở gần khoảng cách lấy nét gần nhất. Vùng trong tiêu cự có vẻ sắc nét. Đánh giá từ nền sau của ảnh, kết quả có thể tốt hơn nếu tôi khép khẩu thêm một chút.

Khắc họa vùng trong tiêu cự một cách sắc nét đáng kinh ngạc

Bây giờ chúng ta hãy xem hiện tượng lóa của EF50mm f/1.8 STM ở các ảnh tầm trung và tầm xa.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/400 giây, EV -0,3)/ ISO 100

Khép khẩu xuống f/5.6 sẽ làm tăng đáng kể độ phân giải rõ nét và độ tương phản. Ảnh có vẻ rõ nét, bao gồm bốn góc thiếu độ sắc nét ở khẩu độ tối đa.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/4, 1/1,600 giây)/ ISO 100

Hiệu ứng nhòe nền trước trông tự nhiên. Tôi đặt khẩu độ thành f/4, nhưng không có hiện tượng tối bốn góc đáng kể như trong ảnh này. Độ sắc nét của vùng trong tiêu cự cũng hoàn hảo.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/1,000 giây)/ ISO 100

Có sự sắc nét và cảm giác chiều hướng trong sự biểu đạt chung. Thiết lập khẩu độ tôi sử dụng là f/5.6. Mặc dù không bằng ở giữa ảnh, sự biểu đạt của các vùng ngoài biên vẫn được xem là đạt yêu cầu.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/2,000 giây, EV +0,3)/ ISO 100

Mặc dù độ tương phản tạo ra bởi ống kính này có thể không hoàn hảo như các ống kính một tiêu cự khác, nó ở mức đủ đối với loại ống kính này. Như có thể thấy từ ví dụ, có lượng méo dạng vành nhỏ ở cái cột bên trái.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/2, 1/6,400 giây, EV -0,7)/ ISO 100

Chụp ở f/2. Với giá trị khẩu độ sáng hơn của một ống kính zoom khẩu độ lớn, bạn có thể có được khả năng đa dạng hơn khi tạo ra hiệu ứng bokeh trong ảnh.

EOS 5D Mark III/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/1,000 giây, EV -0,7)/ ISO 100

Hoa văn của đối tượng được tái tạo trung thực với độ tương phản và các đặc điểm sắc nét cao của ống kính một tiêu cự. Ảnh có được một cảm giác hiện thực.

Khắc họa vùng trong tiêu cự một cách sắc nét đáng kinh ngạc

Sau khi chụp thử, kết luận của tôi là EF50mm f/1.8 STM là ống kính kế thừa phù hợp của EF50mm f/1.8 II, được người mới dùng, nhiếp ảnh gia nghiệp dư nâng cao rất yêu thích, cũng như các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Với những tính năng như lớp phủ được tối ưu hóa cho máy ảnh số, hoa văn bên ngoài được cải thiện và AF mượt mà nhờ có cơ chế STM, tôi chắc rằng mọi người sẽ hài lòng với những tính năng của ống kính này.

Là người dùng các mẫu ống kính tiền thân, ống kính EF50mm f/1.8 và EF50mm f/1.8 II, và dựa trên kết quả chụp thử, không thể không nói rằng tôi sẽ cũng mua ống kính EF50mm f/1.8 STM cho mình.

Ống kính này tỏ ra sẽ mang lại khả năng linh hoạt cao hơn so với các ống kính tiền thân của nó, vừa là ống kính tiêu chuẩn dễ sử dụng khi bạn sử dụng một chiếc máy ảnh EOS full-frame, vừa là một ống tele tầm trung đối với ảnh cận cảnh phóng to khi bạn sử dụng máy ảnh EOS cỡ APS-C.

Nguồn canon-asia.com

Visited 6,592 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...