Mẹo để chụp ảnh đẹp hơn

Mẹo để chụp ảnh đẹp hơn

Mẹo để chụp ảnh đẹp hơn

Không cần phải là một thợ ảnh chuyên nghiệp với những chiếc máy “khủng”, bạn vẫn có thể chụp những bức ảnh đẹp nhờ chú ý đến một số yếu tố trong bức ảnh như sự đối xứng, sự trùng lặp, chiều sâu…

1. Sự đối xứng và cân bằng

Kỹ thuật chụp
Đối xứng tạo cảm giác đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu
Sự cân bằng và đối xứng mang lại cho bức ảnh một bố cục đơn giản, rõ ràng và tạo ra sự dịu mắt với người xem. Bạn có thể sử dụng các yếu tố sẵn có như đường kẻ, hình khối, vật thể và màu sắc để đạt được điều này.

2. Sự lặp lại

Kỹ thuật chụp
Sự lặp lại trong ảnh sẽ tạo cảm giác nối tiếp, nối tiếp nhau không ngừng
Những chủ thể lặp lại liên tục trong bức ảnh tạo ra cảm giác nối tiếp không ngừng, gây ấn tượng mạnh về thị giác và sự độc nhất. Bất cứ khi nào nhìn thấy những chủ thể có tính chất này, bạn nên ngay lập tức chớp lấy thời cơ để có thể chụp những bức ảnh cuốn hút.

3. Sự đơn giản và ngọt ngào

Kỹ thuật chụp
Sự đơn giản trong bố cục, sự không cầu ký trong ánh sáng lại đem cảm giác nhẹ nhàng cho người xem
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng: sự đơn giản là số một. Loại bỏ phiền phức, loại bỏ phiền nhiễu, loại bỏ lộn xộn đôi khi sẽ giúp bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn. Càng nhiều vật thể không xuất hiện trong tấm ảnh, khả năng truyền tải câu chuyện và ý tưởng của bạn tới người xem càng cao.

4. Sự tập trung

Kỹ thuật chụp
Tập trung vào chủ thế sẽ khiến những yếu tố bên ngoài không làm ảnh hưởng đến ý đồ của bức ảnh
Với mọi thể loại ảnh, việc tập trung vào chủ thế chính sẽ khiến chủ đề  bức ảnh bạn chụp nối bật hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách phóng đại, khiến cho vật thể trông lớn hơn, cao hơn hoặc sắc nét hơn so với các thành phần phụ khác.

5. Chiều sâu của ảnh

kỹ thuật chụp
DOF, quy tắc 1/3 và đường dẫn làm bức ảnh của bạn có chiều sâu hơn
Tiền cảnh sẽ gia tăng chiều sâu cho bức ảnh của bạn và làm nổi bật chủ thể chính ra khỏi hậu cảnh. Bên cạnh đó, quy luật 1/3 và quy tắc đường dẫn trong ảnh sẽ giúp bức ảnh của bạn có chiều sâu hơn.

6. Thiên nhiên

Kỹ thuật chụp
Ảnh có các yếu tố thiên nhiên sẽ rực rỡ, sinh động hơn
Nếu bạn đang ở trên một cánh đồng, một thành phố hay một vùng quê, hãy tìm ra những cái nhìn mới để thêm tính tự nhiên cho mỗi bức ảnh. Quan sát xung quanh và tìm kiếm những yếu tố như nước, đất hay cây cỏ có thể thêm vào trong khung hình. Kĩ thuật này sẽ nhấn mạnh chủ đề trong ảnh một cách hiệu quả.

7. Chân dung hay toàn cảnh

Kỹ thuật chụp
Khi cần nhấn mạnh bề rộng… hãy đặt ngang máy
Sử dụng phán đoán của bạn cho mỗi lần chụp ngang máy hay dọc máy. Đặt máy dọc khi bạn muốn nhấn mạnh làm nổi bật chiều cao của chủ thể. Đặt máy ngang khi muốn nhấn mạnh bề rộng.
Kỹ thuật chụp
Khi cần nhấn mạnh chiều rộng… hãy dựng máy lên
Nếu cảm thấy băn khoăn, hãy chụp theo cả hai cách và quyết định sẽ giữ ảnh nào lại cuối cùng khi các bạn xem lại ảnh.

8. Câu chuyện của bạn là gì?

Kỹ thuật chụp
Mỗi bức ảnh nên là một câu chuyện
Một trong những mẹo quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là “chuyện trong ảnh”. Hãy tự hỏi mình muốn truyền tải điều gì trong bức ảnh tới người xem. Có thể đó là  một cảm giác xúc động, một sự phấn khích, một khoảnh khắc hay một chút tò mò?
Nếu ngay cả bạn cũng không biết bức ảnh của mình sẽ mang nội dung gì thì dù bạn chụp với bất kỳ kỹ thuật nào thì người xem cũng sẽ không có một chút ấn tượng với bức ảnh đó.
9. Bạn sẽ không hoàn thành nếu không thử lại
Kỹ thuật chụp
Chụp với nhiều góc chụp, ống kính và khoảng cách khác nhau sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn
Không phải bạn chỉ cần chụp một bức ảnh và cảm thấy ưng ý như vậy là xong. Bạn hãy thử chụp lại với nhiều góc độ, ống kính và khoảng cách và xem các kết quả. Sẽ rất đáng ngạc nhiên, vì bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới.

10. Crop ảnh

Kỹ thuật chụp
Crop ảnh cho phép bạn sửa lại những lỗi sai về bố cục trong khi chụp
Không phải bức ảnh nào cũng có bố cục chuẩn ngay từ lúc chụp. Do đó, kỹ thuật Crop là người bạn quen thuộc của các nhiếp ảnh gia.
Các công cụ, phần mềm chỉnh sửa ảnh trong nhiếp ảnh ngày nay cho phép các bạn có thể crop một cách dễ dàng để bố cục lại những tấm ảnh của mình và sửa lại những điểm sai khi chụp ảnh.
Tuy nhiên, đừng quá làm dụng điều này mà làm mất đi khả năng ngắm khung hình khi chụp của bạn

Visited 405 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...