Ảnh cận cảnh macro

Ảnh cận cảnh macro

Ảnh cận cảnh macro

Chụp cận cảnh đơn giản nghĩa là chụp gần chủ thể. Từ “macro” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “makros” có nghĩa là “lớn”. Lý do vì sao từ này được dùng để chỉ ảnh cận cảnh là do khi được chụp gần, kích thước của chủ thể trong ảnh sẽ được phóng to bằng hoặc lớn hơn chủ thể thật ở ngoài. Một điều thú vị ở thể loại ảnh cận cảnh này là nếu bạn có mắt nhìn tinh tường thì bất kỳ vật gì cũng có thể trở thành chủ thể thú vị của bạn.

1. Hãy bắt đầu nhỏ


Nếu bạn mới bắt đầu chụp thể loại ảnh cận cảnh thì bạn nên chụp tĩnh vật hay những chủ thể không quá sinh động trước. Những đồ vật như đồng xu, con tem, hay thậm chí những món đồ chơi yêu thích của bạn sẽ tốt cho bước khám phá ban đầu. Hãy đặt chúng lên một mặt phẳng thích hợp, sạch sẽ, không bừa bộn và bạn bắt đầu chụp. Nhưng hãy nhớ là vì bạn chụp cận cảnh nên những chi tiết nhỏ như bụi, vết bẩn hay vết cáu dơ trên chủ thể, trên bề mặt cũng sẽ hiện lên rất rõ. Hãy loại bỏ chúng trước khi chụp. Bạn hãy làm vệ sinh các vật chụp trước tiên và bảo đảm bạn chụp chúng trong phòng sạch sẽ, ít bụi và không có quạt thổi trực tiếp vào vật chụp. 

Ánh sáng sẽ là một vấn đề khi bạn chụp những vật phản chiếu ánh sáng như đồng xu, gương, đồ trang sức, v.v… Bạn hãy đặt chúng dưới nguồn ánh sáng khuếch tán và không chiếu thẳng đèn flash vào. Nếu mọi cố gắng loại sự phản xạ ánh sáng (hay bóng tối) thất bại thì bạn cần một hộp phân tán ánh sáng (light tent). Những tấm hình chóp hay hình nón sẽ bao phủ chủ thể và giúp làm mềm nguồn ánh sáng, giảm độ phản xạ. Nếu bạn muốn tự làm hộp phân tán ánh sang (light tent) thì tấm màn trắng hay cái bao gối là những vật dụng gia đinh mà bạn có thể lấy làm vật liệu.

2. Chụp côn trùng


Côn trùng và bướm là những chủ thể phổ biến để chụp cận cảnh. Khi chụp chúng, chỉ có hai từ cần nằm lòng là: nghiên cứu và kiên nhẫn. Cho dù định chụp loại côn trùng
nào thì bạn cũng nên biết địa điểm và thời gian chúng hay xuất hiện hay hỏi một người chụp cùng sở thích khác về nơi chúng thích lui tới. Kiên nhẫn cũng là một yếu tố
quan trọng. Bạn có thể phải chờ hàng giờ trước khi chủ thể thích hợp xuất hiện. Lý tưởng nhất là bạn nên chuẩn bị kỹ các thiết bị rồi chờ chủ thể đến hơn là đuổi theo chúng một cách ngốc nghếch. Nếu phải tiến lại gần chủ thể thì hãy thực hiện thật cẩn thận. Đừng tạo nên những chuyển động hay tiếng ồn không cần thiết khiến chúng hoảng sợ và bỏ chạy. Bạn cũng hãy cẩn thận, đừng phủ bóng tối lên chúng.

3. Ánh sáng là chìa khóa


Ánh sáng luôn là một yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh và dĩ nhiên kể cả ảnh cận cảnh. Ngay cả khi chụp trong một ngày đầy nắng, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash để bù sáng cho những vùng tối và tăng độ sinh động cho màu sắc. Nếu máy của bạn có chức năng đó thì bạn nên dùng đèn flash ngoài chuyên dụng. Đèn flash trong máy
ảnh cũng tốt nhưng khi khoảng cách quá gần thì ống kính có thể cản ánh sáng gây đổ bóng lên chủ thể. 

4. Kỹ thuật lấy nét


Mặc dù máy ảnh có thể tự động lấy nét nhanh trong tình huống thông thường nhưng khi chụp cận cảnh máy sẽ lấy nét chậm hơn do khoảng cách quá ngắn. Nếu thấy máy
khó lấy nét tự động thì bạn hãy chuyển ngay sang chế độ lấy nét bằng tay. Thông thường, di chuyển máy về sau và đưa người ra trước sẽ dễ lấy nét hơn. 

5. Kiểm soát DOF


Bạn còn nhớ chương viết về DO F không? Bạn càng gần chủ thể thì DOF càng mỏng. Vì vậy, để tăng tối đa DOF bạn sẽ chụp ở khẩu độ càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên, điều này
chắc chắn đoi hỏi bạn dung tốc độ màn trập chậm hơn gây rung máy nếu bạn cầm máy trên tay. Một độ rung dù rất nhẹ của máy cũng có thể khiến ảnh cận cảnh bị nhòe
mờ. Vì vậy, bạn hãy nhớ luôn mang theo giá đỡ máy ảnh. 

6. Xác định tỉ lệ phóng to


Khi tham khảo ống kính cận cảnh DSLR chuyên dụng, bạn có hiểu từ “tỉ lệ phóng to” nghĩa là gì không? Ví dụ, khi có người nói “1/10 kích thước thật” có nghĩa là ví dụ như chủ thể thật cao 10cm sẽ được chiếu thành 1cm trên phim hay bộ cảm biến. Trường hợp này có thể được viết thành: độ phóng to 0,1x hay thể hiện theo tỷ lệ là 1:10. Vì vậy, khi nói độ phóng to là 1x nghĩa là 1:1 cũng có nghĩa là chủ thể được ghi bằng với kích thước thật trên phim hay bộ cảm biến. Tương tự, độ phóng to 0,5x (một nửa kích thước thật) có tỉ lệ là 1:2 và độ phóng to 2x (gấp đôi kích thước thật) sẽ có tỉ lệ là 2:1. 
Ảnh dùng ống kính có độ phóng to ít nhất là 1x theo kỹ thuật gọi là ảnh cận cảnh.

Các loại ống kính được khuyên sử dụng


Với người mới sử dụng máy DSLR thì cách nhanh và dễ nhất để tăng độ phóng to là dùng kính lúp phóng đại – một kính gắn ngoài ống kính trông giống như kính lọc. Nhiều nhà sản xuất bán riêng loại kính này chứ không bắt buộc mua kèm theo máy ảnh. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu mua loại kính này thì bạn hãy bảo đảm kích cỡ vừa với ống kính đang sử dụng. Cái hay ở loại kính này là chúng khá rẻ, nhẹ nên dễ mang theo. 

Kính lúp có độ phóng đại linh hoạt thường từ +1 đến +10 đi ốt cho biết khả năng phóng đại của nó. Bạn có thể chồng 2 kính phóng đại lại với nhau để tăng sức mạnh phóng đại (chồng một kính +1 lên kính +3 sẽ cho bạn độ phóng đại +4). 

Nhưng bạn không nên ghép quá hai kính bởi sẽ có nguy cơ làm mờ nét ảnh. Kết hợp quá nhiều kính cũng làm giảm chất lượng của ảnh. Tiện dụng hơn, ống kính cận cảnh là một lựa chọn tốt nhất. Ống kính cận cảnh cũng có độ dài tiêu cự linh hoạt như 50/55/100mm và cho độ phóng to ít nhất là 0,5x (tỉ lệ 1:2) đến 1x (tỉ lệ 1:1). Ưu điểm của ống kính cận cảnh có tiêu cự dài hơn là nó cho phép người chụp đứng ở vị trí cách xa chủ thể hơn nên có thể giảm thiểu khả năng khiến chủ thể hoảng sợ bỏ chạy. Ngoài khả năng chụp cận cảnh, những ống kính này còn được dùng như các loại ống kính khác. Nhiều người chụp ảnh còn dùng kính chụp cận cảnh để chụp chân dung. 

Dành cho những ai đam mê chụp cận cảnh, vòng ánh sáng và bộ đôi đèn flash là các thiết bị ánh sáng tuyệt vời cho chủ thể được chụp cận cảnh. Vòng ánh sáng và bộ đôi đèn flash được lắp vào ống kính máy ảnh và có thể rọi sáng đều cho chủ thể nếu không bị người chụp, máy ảnh hay bất kỳ vật nào khác che khuất chủ thể gây đổ bóng.

Visited 800 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...