15 yếu tố cần nhớ khi nhập môn nhiếp ảnh
Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tễnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn, chán ngấy hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm hỗn độn do dân nhà nghề chia sẻ 5 đường 7 nẻo
nhập môn nhiếp ảnh
1. Thang nhiệt độ màu
Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? – Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc…phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm… cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB – white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.
2. Độ sâu trường ảnh
Dof (depth of field – tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.
3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture – khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed – tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain – độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).
4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.
5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.
6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình
7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.
8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.
9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.
10. Cơ chế đo sáng của máy Nikon
Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang… thì cần đo sáng đã. Bảng sau chỉ là tổng hợp lại hệ thống đo sáng để tiện sử dụng với nhiều hoàn cảnh, nhiều loại đối tượng chụp và nhiều dòng máy.
11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.
12. Năm mươi mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Đây là cái bảng súc tích 50 tư thế cơ bản và đẹp bỏ túi cho bạn.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon và Nikon
Một so sánh nhỏ hai nút chọn “cơ chế” chụp của Nikon D3100 và Canon 550D. Lựa chọn thương hiệu và sở thích hoặc thói quen… đôi khi cũng nên làm một so sánh vui vẻ nhưng nhiều điều lòi ra.
[
14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.
15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.
Bài này chỉ nhằm dành cho các bạn mới "vào nghề" thuận tiện tổng hợp kiến thức cần thiết, các bạn cao thủ bổ túc thêm ạ.