Khuôn mặt rạng ngời với máy ảnh kỹ thuật số
Bạn có một chiếc máy ảnh kỹ thuật số? Bạn có hay chụp ảnh chân dung không? Bạn hài lòng với những "sản phẩm nghệ thuật" mình chụp được?
Chỉ cần nắm được vài mẹo cơ bản sau là bạn đã có được những tấm ảnh chân dung đẹp chẳng kém gì ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp.
Máy ảnh kỹ thuật số là thứ không thể thiếu được của bạn trẻ hiện nay trong mỗi chuyến du lịch, dã ngoại bởi tính chất nhỏ gọn và tiện lợi của nó. Ngoài chụp phong cảnh thì ảnh chân dung chiếm một tỉ trọng đáng kể nhưng không hầu hết những bức hình này đều được chụp bằng chế độ auto chứ không mấy ai bận tâm để tùy chỉnh lại thông số máy cả. Theo đó không phải tấm hình nào chụp được cũng khiến bạn hài lòng, bởi có thể có cái quá sáng, quá tối hay ngược sáng mà bạn thì không biết xử lý ra sao.
Ảnh chụp ngược sáng
Ảnh chụp xa khiến khuôn mặt chủ thể không nhận đủ sáng
Chụp ảnh ngược sáng làm cho chủ thể hoặc khung cảnh xung quanh bị tối lại. Trước đây khi gặp trường hợp ngược sáng, người chụp hay sử dụng các cách sau để cải thiện điều kiện ánh sáng:
1. Bật flash.
2. Sử dụng kĩ thuật đo sáng điểm(spot metering – kĩ thuật này được thực hiện thông qua hệ thống đo độ sáng được thiết kế bên trong máy ảnh, hệ thống này sẽ đo và điều chỉnh chính xác độ sáng cần thiết cho chủ thể, khung cảnh).
3. Để độ phơi sáng ở mức +
Cùng với chức năng nhận diện khuôn mặt được thiết kế ở hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số hiện nay, kết hợp cũng các phương pháp cơ bản trước đây, sẽ cho ra một bức hình đẹp với độ sáng phù hợp.
Sau đây là một số giải pháp cơ bản cho từng trường hợp cụ thể:
1. Điều chỉnh độ phơi sáng ở mức + trong trường hợp ngược sáng làm mặt chủ thể tối còn khung cảnh xung quanh sáng.
Trong trường hợp này, bạn không cần quan tâm tới khung cảnh xung quanh mà chỉ việc để độ phơi sáng ở mức +0.7 ~ +1.0.
Ảnh phải áp dụng độ phơi sáng +0.7 nên sáng và màu sắc tươi hơn hẳn ảnh trái để độ phơi sáng bằng 0 (chụp bằng máy Kodax Z8612 IS)
Áp dụng độ phơi sáng mức + còn làm cho màu sắc khuôn mặt tươi hơn. Bối cảnh phía sau nhân vật bị sáng lóa quá mức cũng không còn quan trọng trong trường hợp này bởi khuôn mặt của chủ thể mới là đối tượng cần chụp. Việc để độ phơi sáng ở mức + đồng nghĩa với việc kéo dài tốc độ chụp (shooter speed: chỉ thời gian đón nhận ánh sáng). Hai bức ảnh được chụp với cùng các thông số, chỉ trừ khác nhau ở tốc độ chụp thì bức hình có tốc độ chụp dài hơn sẽ sáng hơn hẳn.
Tuy nhiên, những ai chụp chưa chắc tay nên chú ý khi để tốc độ chụp dài hơn, bởi như thế rất có thể gây rung tay khi chụp.
2. Chức năng nhận diện khuôn mặt
Khuôn mặt ở ảnh phải sáng hơn bên trái do có sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt (ảnh chụp bằng Sony T-500)
Phân tích thông số bên dưới ảnh thì thấy rằng, hai bức được chụp với cùng thông số, duy chỉ có độ nhạy sáng ISO là từ 100 thành 250. ISO là chỉ số thể hiện phản ứng với ánh sáng, ISO càng cào thì ảnh càng sáng và cùng với đó là chất lượng hình ảnh cũng bị giảm.
Ảnh phải chụp với chức năng nhận diện khuôn mặt trong khi ảnh trái thì không (ảnh chụp bằng Sony W-300)
Nếu chụp ảnh với các thông số cơ bản trong khi bối cảnh cực kì sáng còn chủ thể ở trong bóng râm, 100% chủ thể sẽ bị tối. Trong trường hợp này, cẩn phải để tốc độ chụp chậm hơn và tăng ISO. Kết quả này cũng giống như trường hợp để độ phơi sáng ở +0.7.
Chức năng nhận diện khuôn mặt không phải là việc để độ phơi sáng ở mức + mà là nếu như khó kéo dài tốc độ chụp thì cần tăng ISO, còn nếu không thì chỉ cần kéo dài tốc độ chụp là khuôn mặt chủ thể sẽ trở nên tươi sáng hơn.
3. Trường hợp khuôn mặt chủ thể đã nhận đủ sáng
Chụp ảnh sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt (chụp bằng Panasonic FX36)
Khuôn mặt nhân vật trong ảnh rất sáng vì được chụp với chức năng nhận diện khuôn mặt, tuy nhiên không hẳn cứ sử dụng chức năng này là chụp được khuôn mặt tươi sáng. Chức năng nhận diện khuôn mặt sử dụng một hệ thống gần giống với đo sáng điểm, tức là chỉ điều chỉnh ánh sáng tại một điểm được chỉ định chứ không quan tâm tới bối cảnh xung quanh.
Do đó nếu sử dụng đo sáng điểm tại điểm tối hơn hẳn so với những vùng khác thì điểm đó sẽ rất sáng, còn nếu đo sáng điểm tại điểm rất sáng so với những vùng khác thì điểm đó sẽ trở nên tối hơn một chút.
4. Sử dụng chức năng đo sáng điểm thay vì sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt
Ảnh trái sử dụng chức năng đo sáng đa mẫu (Multi-Pattern), còn bên phải sử dụng chức năng đo sáng điểm trên khuôn mặt bị bóng chiếu (ảnh chụp bằng máy Ricoh R10)
Thông số trên hai ảnh cho thấy sự khác biệt về tốc độ chụp là khá lớn (1/500 giây, 1/97 giây) và ảnh thể hiện sáng nét hơn cả chức năng chụp nhận diện khuôn mặt. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh KTS không dễ gì thực hiện được điều này bởi tỉ lệ thất bại là rất lớn. Vậy thông qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chức năng đo sáng điểm và nhận diện khuôn mặt có cùng tính chất và cho ra sản phẩm khá giống nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa thỏa mãn được với những tấm ảnh điều chỉnh độ phơi sáng hay nhận diện khuôn mặt, thì hãy thử nghiệm với đèn flash.
5. Sử dụng đèn flash
Sự khác biệt giữa các ảnh khi có và không dùng flash (chụp bằng máy Kodak Z812 IS)
Nói chung, chức năng nhận diện khuôn mặt và điều chỉnh độ phơi sáng đều làm cho chủ thể xuất hiện sáng rõ hơn. Theo đó, khung cảnh xung quanh chủ thể bị sáng mờ đi (ảnh 2). Trong trường hợp này, sử dụng flash là một phương pháp hay để làm cho cả chủ thể lẫn khung cảnh được thể hiện chi tiết và rõ nét (ảnh 3).
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp flash không phát huy được tác dụng trên. Khi chụp từ xa và muốn ảnh bao quát phạm vi rộng thì flash chỉ có thể làm rõ được hoặc chủ thể, hoặc khung cảnh. Và khi chụp quá gần và sử dụng flash cũng làm cho chủ thể trở nên không tự nhiên.
Ảnh chụp ngoài trời sử dụng đèn flash
Trường hợp chủ thể ở trong bóng râm còn khung cảnh phía sau sáng rõ (ảnh chụp bằng máy Kodak Z1085 IS)
Trong trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt hoặc điều chỉnh độ phơi sáng, tuy nhiên điều đó rất dễ khiến bầu trời và khung cảnh phía sau trở thành sáng trắng. Do đó, nếu sử dụng flash thì không những có thể làm cho chủ thể trong bóng râm sáng rõ mà còn giữ nguyên được chi tiết cũng như độ sáng của khung cảnh phía sau. Tuy nhiên không phải trường hợp nào như thế này cũng có thể sử dụng flash vì đôi khi chức năng này sẽ làm hình ảnh không được tự nhiên và làm thay đổi sắc da của chủ thể. Do vậy nên tùy trường hợp mà phán đoán xem nên sử dụng kĩ thuật nào là tốt nhất.
Chụp ảnh trong nhà dùng đèn flash
Hình chụp trong phòng có cửa sổ lớn nhận nhiều ánh sáng và rõ ràng sáng hơn gấp nhiều lần so với khuôn mặt chủ thể (ảnh chụp bằng máy Fujifilm F60 fd)
Trong trường hợp này khó mà sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt được vì khuôn mặt quá tối. Giải pháp đơn giản đó là thay đổi vị trí chụp với vị trí chủ thể, tuy nhiên đây không phải là cách hay bởi có thể gây bất tiện cho đối tượng được chụp. Do đó sử dụng flash là giải pháp thông minh hơn cả.
Nhưng nếu ngay cả đã để phơi sáng +, sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt, đèn flash cũng không hiệu nghiệm thì sao? Trong trường hợp này nên để phơi sáng –
6. Độ phơi sáng –
Độ phơi sáng 0.0 nhưng vẫn cho khuôn mặt quá sáng (ảnh chụp bằng máy Kodak Z1015 IS)
Vì sao chủ thể lại được chụp sáng như vậy trong khi độ phơi sáng là 0.0 Là bởi vì khuôn mặt chủ thể nhận quá nhiều ánh sáng trong khi khung cảnh xung quanh rất tối. Thêm nữa, người mẫu trong ảnh lại mặc áo màu đen. Do đó để độ phơi sáng xuống mức – sẽ cho ra bức hình có độ sáng phù hợp. Dĩ nhiên tùy vào từng loại máy ảnh thì độ sáng sẽ khác nhau, và có một vài trường hợp chỉ cần sử dụng chức năng nhận diện khuôn mặt là có được độ sáng như ý.
7. Chức năng Exposure Bracketing
Độ phơi sáng +0.7 phù hợp cho ngày trời u ám (ảnh chụp bằng Fujifilm S100fs)
Exposure Bracketing là chức năng tự động chụp nhiều bức ảnh với độ phơi sáng khác nhau. Hầu hết các máy ảnh KTS hiện nay đều được tích hợp chức năng này, do đó nếu bộ nhớ máy lớn, bạn cũng nên thử chụp ảnh với chức năng này để học được cách điều chỉnh phơi sáng trong từng trường hợp cụ thể. Với nền trời âm u thì nên để phơi sáng ở mức +, theo đó trong trường hợp của bức ảnh trên với khung cảnh sáng và bầu trời âm u, thì để phơi sáng +0.7 là phù hợp hơn cả.
Hi vọng với một vài kĩ thuật cơ bản trên, bạn sẽ có được những tấm ản chụp chân dung đẹp như ý muốn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là không nên áp dụng máy móc các quy tắc, bởi kinh nghiệm đúc rút được qua mỗi lần chụp luôn là lựa chọn hay hơn cả.