Đánh giá máy ảnh số Sony Alpha SLT-A77

Ưu điểm:

  • + Màn hình xoay lật linh hoạt, độc đáo
  • + Kính ngắm điện tử độ phân giải cao 2,4 megapixel
  • + Cảm biến lớn Exmor APS-C HD CMOS, độ phân giải 24 Megapixel
  • + Khả năng chụp ảnh 3D, Panorama, quay video Full HD 1080p
  • + Hỗ trợ audio mic thu/phát tốt
  • + Mở rộng xuống ISO 50
Nhược điểm:

  • – File ảnh lớn, tốn dung lượng thẻ
  • – Thao tác xử lý ảnh Panorama chậm

Giá bán: 27 triệu đồng

 

Sony Alpha SLT-A77 là một trong hai mẫu máy ảnh sử dụng công nghệ gương mờ (Translucent mirror) độc quyền, được Sony ra mắt vào tháng 8/2011, model còn lại là SLT-A65. Bộ đôi sản phẩm này nhận được khá nhiều sự quan tâm của những người yêu nhiếp ảnh từ thời điểm giới thiệu trong triển lãm IFA2011, đặc biệt là model A77 – mẫu máy ảnh được coi là kế thừa của Alpha A700.

Trong khi model tiền nhiệm Alpha A700 – dòng máy ảnh bán chuyên đầu tiên của Sony – không giành được nhiều thị phần so với Canon và Nikon, thì A77 và A65 là niềm hy vọng của hãng nhờ sở hữu công nghệ gương mờ độc đáo. Máy ảnh công nghệ gương mờ của Sony sử dụng một gương mờ cố định cho phép ánh sáng đi thẳng vào bộ cảm biến, đồng thời cho một phần ánh sáng có thể phản xạ lên trên. Phần ánh sáng đi vào cảm biến sẽ phục vụ việc ghi hình và ngắm live view, trong khi phần phản xạ đi lên hệ thống lấy nét nhận diện pha, đảm bảo khung ngắm không bị tối trong quá trình phơi sáng, không bị rung vì gương không lật, lấy nét nhanh và chụp live view. Sony A77 là thế hệ máy ảnh thứ hai sử dụng công nghệ gương mờ này, với tốc độ chụp liên tiếp đạt tới 12 khung hình/giây, trong khi hai model gương mờ trước đó là A55 và A33 có tốc độ tương ứng là 10 hình/giây và 7 hình/giây. Tính đến tháng 8/2011, SLT-A77 là mẫu máy ảnh có tốc độ chụp liên tục nhanh nhất thế giới trong số các máy ảnh thay đổi ống kính sử dụng cảm biến APS-C. Theo Digiworld Hà Nội, hai máy ảnh gương mờ mới của Sony đều có doanh số bán rất tốt do nhiều tay chơi nhiếp ảnh thích khám phá công nghệ gương mờ này.

Sản phẩm hiện có giá chính hãng Sony Việt Nam là 26.990.000 đồng chỉ riêng thân máy, nếu muốn mua thêm kit lens 16-50mm thì bạn cần chi thêm khoảng 600 USD (12 triệu đồng) nữa. Tuy nhiên với dòng máy semi-pro này, bạn nên chọn mua các bộ lens rời dành cho máy ảnh ngàm A của Sony sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Sony Alpha SLT-A77

Sony Alpha SLT-A77

Thiết kế và cảm nhận

A77 thuộc phân khúc semi-pro, khung thân máy được làm từ hợp kim magie, hai bên tay cầm vỏ mặt trước phủ một lớp da có tác dụng tăng độ ma sát tiếp xúc với tay nắm, tạo cảm giác cầm máy chắc chắn và cái nhìn chuyên nghiệp. Những phần bề mặt còn lại được làm bằng nhựa giống như hầu hết tất cả các máy ảnh SLR khác để máy có trọng lượng nhẹ, chống ẩm mốc và dễ tạo hình trong thiết kế.

Phần báng cầm tay của máy có thiết diện vừa với lòng bàn tay, nhưng có lẽ hơn ngắn một chút nếu so với chiếc Canon 60D mà tôi hay dùng.

Sony Alpha SLT-A77

Sử dụng gương mờ nên kích thước của A77 gọn hơn so với các máy ảnh dùng gương lật

Mặt trước, ở góc phía trên trái so với ngàm ống kính, có một đèn cảm ứng AF màu đỏ có tác dụng tự động cung cấp một lượng ánh sáng vừa đủ cho đối tượng cần lấy nét (khoảng cách vừa đủ, không xa quá) trong điều kiện ánh sáng thấp. Ở phía góc dưới bên phải ngàm ống kính có một nút xoay nhỏ, nhìn tương tự như nút xoay chế độ chụp bên trên nhưng nhỏ hơn. Nút này dùng để lựa chọn chế độ lấy nét với 4 dạng là: MF, C, A, S.

Với trọng lượng 653g chỉ tính riêng thân máy, máy cho cảm giác cầm nhẹ nhàng so với hình dung khi mới nhìn tận mắt. Tuy nhiên trọng lượng của máy giảm không đáng kể so với A700, chỉ 40g (690g).

Sony A77 có một kính ngắm điện tử OLED độ phân giải lớn 2,4 triệu điểm ảnh với tầm ngắm bao phủ 100% khung hình, tương đương với một máy fullframe. Kính ngắm điện tử này không những mang lại hình ảnh hiển thị trung thực mà còn giúp người dùng làm quen nhanh chóng với cách cân bằng ánh sáng và nhận biết ánh sáng hợp lý cho bức ảnh. Hiện tại đây là mẫu máy ảnh tích hợp kính ngắm điện tử có độ phân giải điểm ảnh lớn nhất.

Máy còn có một màn hình LCD phụ trên đỉnh máy, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc thiết lập các thông số chụp.

Được coi là phiên bản kế thừa của mẫu máy ảnh bán chạy DSLR-A700, so với A700, Sony A77 có nhiều ưu điểm vượt trội: chất lượng hình ảnh cao hơn, có chế độ live view, quay được phim full HD thay vì chỉ chụp ảnh tĩnh, tốc độ chụp liên tiếp tăng từ 5 fps lên 12 fps, độ phân giải tăng gấp đôi, có màn hình xoay lật được, có GPS, kính ngắm lớn hơn… SLT-A77 được trang bị cảm biến Exmor APS HD CMOS (cảm biến thế hệ tiếp theo của APS Exmor trên A700), kích thước 23.5 x 15.6 mm, độ phân giải 24.3 Megapixel, bộ xử lý BIONZ, tốc độ màn trập 1/8000, dải hỗ trợ ISO từ 100 đến 16.000 (có thể mở rộng đến ISO 50).

Bộ lọc chậm và bộ phận thay đổi cảm biến hình ảnh có khả năng giảm bụi nhờ được phủ một lớp bảo vệ.

SLT-A77

Màn hình LCD 3 inch có khớp xoay gập độc đáo

Mặt sau máy với phần bên trái là màn hình LCD 3 inch, độ phân giải 921.000 pixel. Chế độ gập xoay màn hình của A77 được cải tiến hơn so với A65 và A55, thay vì màn hình chỉ có 1 khớp gập xoay thì A77 có thêm một khớp nối ngang cho phép màn hình có thể nâng cao hơn phần kính ngắm hoặc hạ thấp xuống hơn phần đáy máy để xử lý các góc chụp khó. Đây là một điểm độc đáo với những người thích sự mới mẻ trong thiết kế cũng như sự tiện dụng trong nhiều tình huống sử dụng máy.

Về thiết kế, A77 cũng có nhiều khác biệt so với A700, đặc biệt là sự bố trí của các nút chức năng phía mặt sau máy. Với A700 là một hàng dọc gồm 4 nút bên cạnh trái của màn hình LCD (bên trái cạnh hông máy), bên trên có nút gạt tắt/mở máy, còn với A77 thì vị trí nút gạt tắt/mở máy ở A700 thay bằng nút bấm Menu, các nút bấm bên cạnh trái được di chuyển hết sang khu vực bên phải, đẩy màn hình chuyển sát về phía cạnh trái. Nút tắt/bật chống rung trên thân máy không còn nữa như trên A700 – có thể là do Sony thấy nút này không thực sự cần thiết khi để ra ngoài và tôi cũng thấy vậy. Về tổng thể, tôi cảm giác cách thiết kế này có vẻ tiện lợi hơn với người sử dụng bởi tính chất tập trung của các nút chức năng phụ so với nút chức năng chính, thao tác đơn giản và ít phải nhìn qua trái, phải.

Sony A700 vs A77

Mặt sau của Sony A77 (phải) được thiết kế khác với A700

Bên trên phía trước và phía sau của máy có hai vòng xoay có tác dụng dễ dàng điều chỉnh ISO và tốc độ màn trập cho ảnh trong quá trình ngắm chụp, các nút này rất nhạy, di chuyển nhẹ nhàng chứ không phải từng khấc một như trên các dòng máy của Canon. Tôi đánh giá việc tích hợp các nút này là một ưu điểm (so với các hãng khác chưa có) bởi sự linh hoạt mà người sử dụng có được ngay trong quá trình chụp để có bức ảnh ưng ý.

Sony Alpha SLT-A77

Nút quay phim có chấm đỏ nổi bật

Nút quay phim được đưa ra bên ngoài với một dấu chấm đỏ bên trong chất liệu kim loại sáng khiến cho nút này nổi bật trong khu vực các nút chức năng ở mặt sau máy. Phím điều khiển 5 chiều bên dưới to hơn các nút khác một chút, phím này đặc biệt hữu dụng để điều chỉnh các thông số trong chức năng lựa chọn. Ngoài ra còn có một thanh điều khiển joystick giúp người dùng chỉ cần gạt nhẹ theo các hướng để tìm đến tùy chọn mong muốn.

Hầu hết tất cả các nút trên A77 đều nhạy, bấm mềm tay nhưng sẽ có sự lạ lẫm đối với những người lần đầu sử dụng máy Sony, đặc biệt là vốn đã quen dùng Canon.

SLT-A77

Nút xoay chế độ chụp

Cạnh trên đỉnh máy có nút xoay chế độ nằm phía bên trái. Ngoài các chế độ thông thường: Auto, P, A, S, M, trên trục xoay này có thêm chức năng chụp 3D, Auto+, chế độ chụp liên tiếp 12 ảnh, MR (Memory Recall) – chế độ gọi lại bộ nhớ có thể lưu và chọn ba kết hợp của chế độ thường sử dụng và cài đặt … Các chế độ: chụp macro, chụp phong cảnh, chụp thể thao… được đưa vào trong menu. Sony đưa các chế độ mới kia ra ngoài có thể với mục đích để nhấn mạnh vào tính năng mới trên A77.

Bên phải có một màn hình nhỏ hiển thị thông số, xung quanh là các phím tắt/bật chế độ ngắm bằng LCD, đèn màn hình, điều chỉnh cân bằng trắng, hẹn giờ chụp kết hợp chức năng chụp liên tiếp, điều chỉnh ISO và bù trừ sáng. Nút chụp ảnh nhô ra phía trước phía trên đỉnh báng cầm tay. Xoay quanh nút này là vòng gạt để tắt/mở máy.

Ngay ở đuôi đèn flash tích hợp (đèn con cóc), Sony thiết kế 4 dãy lỗ nhỏ ôm tròn cách điệu là khe thu nhận âm thanh mà tôi mới chỉ thấy trên hai model là A77 và A65. Đây cũng là một điểm nhấn mạnh trong thiết kế để đi kèm với tính năng quay phim full HD.

SLT-A77

Cạnh trái máy

Cạnh bên trái máy có cổng hỗ trợ điều khiển flash từ xa, cổng HDMI mini, Mic, Dc in, cổng USB 2.0

Cạnh bên phải máy chỉ một khe thẻ nhớ hỗ trợ chuẩn SD (SDXC/SDHC) và MS (MemoryStick Pro-HG Duo).

Hiệu năng

Sony A77 cho chất lượng ảnh chụp rất tốt. Máy có khả năng khử nhiễu tốt ở các mức ISO cao. Ở các mức ISO 50-1600, hoàn toàn không có nhiễu trên ảnh, nhiễu bắt đầu xuất hiện từ ISO 3200 và 6400 song chấp nhận được, thậm chí ở ISO 12800 và 16000 vẫn có thể sử dụng ảnh khi in cỡ nhỏ. Các ảnh RAW cho thấy nhiễu nhiều hơn so với ảnh lưu ở định dạng JPEG.

Tương tự như Sony NEX-7, quang sai màu được xử lý tốt, chỉ có một số vùng ảnh bị mềm (thiếu sắc nét) khi chụp với các chế độ sáng tạo.

SLT-A77 có 3 chế độ chụp liên tiếp: ‘Lo’,’Hi’ và ‘Continuous Advance Priority AE’. Ở chế độ ‘Lo’, máy chụp được 3fps, tăng lên 8fps ở chế độ ‘Hi’ và 12fps ở chế độ ‘Continuous Advance Priority AE’. Để chụp được ở tốc độ cao nhất này, bạn phải chọn ở vòng xoay điều chỉnh chế độ phơi sáng, và để máy có thể lấy nét liên tục, khẩu độ phải để rộng và cố định, hoặc đặt ở f/3.5. Bạn chỉ có thể kiểm soát khẩu độ nếu bạn chọn lấy nét bằng tay hoặc AF-A.

Một nhược điểm của hệ thống gương mờ SLT khi chụp nhanh, đó là A77 không thể duy trì hình ảnh live view ở tốc độ chụp cao 8fps và 12fps. Tuy kính ngắm không bị che đi khi chụp ở tốc độ này, nhưng hình ảnh được hiển thị dưới dạng một chuỗi các khung ảnh tĩnh, nghĩa là có một độ trễ khoảng 1 giây để máy hiển thị hình ảnh chụp được. Điều này sẽ thể hiện rõ khi bạn chụp các đối tượng chuyển động nhanh.

Chụp với các thiết lập ISO thay đổi:

JPEG RAW

ISO 50 (100% Crop)

ISO 50 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 100 (100% Crop)

ISO 100 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 200 (100% Crop)

ISO 200 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 400 (100% Crop)

ISO 400 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 800 (100% Crop)

ISO 800 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 1600 (100% Crop)

ISO 1600 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 3200 (100% Crop)

ISO 3200 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 6400 (100% Crop)

ISO 6400 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 12800 (100% Crop)

ISO 12800 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

ISO 16000 (100% Crop)

ISO 16000 (100% Crop)

SLT-A77 SLT-A77

Chống rung:

Tốc độ cửa trập/độ dài tiêu cự

Tắt chống rung (100% Crop)

Bật chống rung (100% Crop)

1/10th / 27mm SLT-A77 SLT-A77
1/4th / 82.5mm SLT-A77 SLT-A77

Chụp với Dynamic Range Optimizer

Tắt

Tự động
SLT-A77 SLT-A77
Mức 1 Mức 2
SLT-A77 SLT-A77
Mức 3 Mức 4
SLT-A77 SLT-A77
Mức 5
SLT-A77

Chụp hiệu ứng sáng tạo Creative Styles:

Standard

Vivid

SLT-A77 SLT-A77

Portrait

Landscape

SLT-A77 SLT-A77

Sunset

B/W

SLT-A77 SLT-A77

 

Sweep Panorama

Standard

SLT-A77

Wide

SLT-A77

3D Panorama

SLT-A77

Pin sử dụng trong Alpha A77 là NP-FM500H (giống nhiều dòng máy khác), thời gian sử dụng ước tính khoảng 470 lần chụp (với ống ngắm EVF) và 530 lần chụp (sử dụng màn hình LCD) (theo đo lường theo CIPA).

So sánh với Alpha SLT-A65

Ra mắt cùng lúc với A77, model A65 có một số tính năng hạn chế hơn so với A77 với giá rẻ hơn:

Sony A77 vs A65

A65 có kích thước thân máy và lens kit đều nhỏ hơn A77

Thông số kỹ thuật

Sony A65

Sony A77

Chất liệu Nhựa Hợp kim magiê / nhựa
Bộ cảm biến APS-C (23,5 x 15,6 mm) 24.3-megapixel APS-C (23,5 x 15,6 mm) 24.3-megapixel
ISO ISO 100 – 16000 ISO 100 – 16000
(mở rộng được đến ISO 50)
Ổn định hình ảnh
Các điểm AF 15 điểm (3 điểm cross-type) 19 điểm (11 điểm cross-type)
Joystick Không
Bù phơi sáng + / -3,0 EV, 1/3 EV step + / -5,0 EV, 1/3, 1/2 EV step
Màn hình LCD phụ Không
LCD 3-inch 921K, hai bản lề xoay 3-inch 921K, ba bản lề xoay
Tốc độ màn trập tối đa 1/4000 giây 1/8000 giây
Flash Sync socket Không
Flash Sync tốc độ cao 1/160 giây 1/250 giây
Bù flash + / -2,0 EV (1/3 EV step) + / -3,0 EV (1/3 và 1/2 EV step)
Tốc độ chụp liên tục 10 fps 12 fps
GPS
Chế độ chụp sáng tạo Standard, Vivid, Portrait, Landscape, Sunset, B / W Standard, Vivid, Neutral, Clear, Deep, Light, Portrait, Landscape, Sunset, Night Scene, lá mùa thu, Black & White, Sepia
Tuổi thọ Pin (CIPA) Kính ngắm: 510 ảnh
Live view: 560 ảnh
Kính ngắm: 470 ảnh
Live view: 530 ảnh
Chống bụi và độ ẩm Không
Trọng lượng (chỉ tính thân máy) 543 gram 653 gram
Kích thước 132.1×97.5×80.7 mm 142.6x104x80.9 mm
Giá 19.990.000 đồng 26.990.000 đồng

Kết luận

SLT-A77 là một bước tiến lớn trong lĩnh vực máy ảnh DSLR của Sony với rất nhiều tính năng và hiệu suất vượt trội so với các đối thủ chính của nó: cảm biến 24.3 megapixel cho độ phân giải ảnh tăng lên với ít nhiễu hơn, kính ngắm điện tử chất lượng cao, quay phim full HD 1080p, tích hợp GPS, tốc độ chụp liên tiếp 12fps, vòng xoay điều khiển kép, màn hình LCD phụ trên đỉnh máy, màn hình chính có khớp xoay lật linh hoạt…

Hạn chế lớn nhất của máy ảnh này là việc bạn hầu như không thể di chuyển theo đối tượng chụp và hệ thống lấy nét tự động sẽ liên tục nhảy khi bạn quay video.

So với model A65 rẻ hơn, A77 có thân máy lớn hơn với một số tính năng cao cấp hơn, tuy nhiên giá máy cũng cao hơn đáng kể. Bạn có thể cân nhắc chọn một trong hai model này nếu muốn trải nghiệm công nghệ gương mờ trên máy ảnh Sony.

Theo Nguyên Bình – vnreview.vn 

Visited 555 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...