[Hội thảo XXX Phần 2] Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp – ’Mô Thức & Sự Hài Hòa’ & ’Đường Cong Chữ S’
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật lập bố cục cơ bản, hiệu quả được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Với sự hỗ trợ của các ví dụ đã cho, bạn sẽ có thể hiểu thêm về ’mô thức và sự hài hòa’ và bố cục ‘đường cong chữ S’ và tự thử áp dụng. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
Các đối tượng được bố trí có trật tự tạo thành sự hài hòa để có các bố cục đẹp
Mô Thức & Sự Hài Hòa
Bạn có thể bổ sung sự hài hòa cho ảnh của mình bằng cách kết hợp các yếu tố nhiếp ảnh lặp đi lặp lại vào ảnh của bạn. Một số ví dụ gồm có hoa văn của vỉa hè bằng đá và các bức tường gạch. Một khu rừng bạch dương và cánh đồng hoa nhân tạo cũng là những cơ hội tốt để chụp ảnh. Nếu bạn nhìn quanh, bạn sẽ tìm thấy mô thức ở những đường thẳng, hình dạng và thậm chí là màu sắc. Chú ý đến những điểm đồng nhất và cấu trúc này khi bạn lập bố cục ảnh. Kỹ thuật này tương đối đơn giản một khi bạn đã hiểu.
Sự hài hòa của ảnh thay đổi theo bố cục
Bố trí ngẫu nhiên
Trong ảnh bên trên, rơm được để ngẫu nhiên trên đồng. Tuy nhiên, vẫn có một dạng cân đối nào đó mang lại sự hài hòa cho ảnh.
Bố trí đều
Trong ví dụ này, cùng những đống rơm đó được sắp xếp có trật tự, mang lại ấn tượng và ảnh tổng thể hoàn toàn khác cho nhiếp ảnh gia, một hình thức hài hòa.
Cách thêm mô thức vào ảnh của bạn.
Trong các ảnh mẫu bên dưới, hãy để ý đến vị trí của những con chim, cách bố trí của tường gạch và hoa văn trên vỉa hè bằng đá.
Đây là một số ví dụ về mô thức mà bạn có thể tìm thấy trong bố cục ảnh. Nếu bạn có thể xác định những yếu tố này trước khi chụp ảnh, bạn sẽ có thể tạo ra những mô thức tuyệt đẹp trong ảnh.
Một công cụ lập bố cục năng động khác, thêm độ sâu và phối cảnh vào ảnh của bạn
Bố Cục Đường Cong Chữ S
Trong bố cục đường cong chữ S, bạn có thể tìm thấy những yếu tố giống với chữ ’S.’ Ví dụ, những dòng sông uốn khúc và những con đường sơn cước quanh co tạo thành những đối tượng lý tưởng cho bố cục này. Những vật thể chẳng hạn như xe cộ và cây cối cũng có thể được thêm vào như điểm nhấn. Những đường cong này thêm cảm giác chuyển động vào ảnh lẽ ra là ảnh tĩnh, và cũng có thể mang lại độ sâu và phối cảnh trong một số trường hợp. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật này cho các đối tượng không có hình chữ S. Ví dụ như, dây trường xuân mọc trên cây cũng có thể thích hợp vì hình dạng quấn quanh thân cây của nó trông giống chữ ’S’. Bên cạnh phong cảnh tự nhiên, cũng có thể áp dụng bố cục đường cong chữ S cho chụp ảnh phụ kiện và các đồ vật nhỏ khác. Nếu bạn không có vật gì có dạng chữ ’S,’ chỉ cần xếp nó theo hình chữ S. Đây là một kỹ thuật hiệu quả để chụp những vật nhỏ, chúng thường là đơn điệu.
Thủ thuật
Mặc dù chỉ riêng bố cục đường cong chữ S có thể làm nổi bật độ sâu và phối cảnh, bạn có thể có được một hiệu ứng còn đẹp hơn bằng cách kết hợp nó với bố cục đường chéo hoặc bố cục chia đôi.
Lý tưởng để làm nổi bật một con đường quanh co hoặc dòng chảy của một con sông
Các ảnh mẫu bên trên là tiêu biểu của bố cục đường cong chữ S. Trong ảnh mẫu đầu tiên bên trái, đường cong xuất hiện quá nhẹ nhàng. Trong ảnh mẫu thứ hai ở bên phải, tôi nâng cao vị trí chụp và chọn một góc để làm nổi bật hình chữ S của lối đi, mang lại độ sâu cho ảnh.
Ảnh mẫu ở bên trái mang lại ấn tượng là dòng nước chảy vào hai con suối, làm cho bố cục chung có vẻ dốc. Ảnh mẫu bên phải cho thấy một ví dụ hay hơn về cách áp dụng bố cục đường cong chữ S trong ảnh này.
Có thể áp dụng cho các cảnh không phải phong cảnh
Những vật nhỏ được bố trí trên mặt bàn trong ảnh ’X’ theo kích thước của chúng. Tuy nhiên, bố cục này thiếu kết cấu, và mang lại một ấn tượng có dốc. Những vật này được bố trí nhẹ nhàng theo dạng chữ S, tạo ra sự hài hòa cho ảnh cuối cùng.