Cuộc chiến: Micro Four Third – Mirrorless và dSLR

Cuộc chiến: Micro Four Third - Mirrorless và dSLR

Cuộc chiến: Micro Four Third – Mirrorless và dSLR

Xu thế máy ảnh ống kính rời không gương lật với hai định dạng máy ảnh mới là Micro Four Third và Microless có làm bạn quan tâm không?

Micro Four Third và Mirrorless


Định dạng máy ảnh mới Micro Four Third (MFT ) ra đời vào ngày 5/8/2008, đây là định dạng máy ảnh được Olympus và Panasonic thay đổi cấu tạo và nâng cấp dòng từ máy Four Third.

MFT có cấu tạo nhỏ hơn Four Third. Thân máy không còn gương lật, màn trập và kính ngắm quang học. MFT sử dụng cảm biến hình ảnh (Sensor) tỉ lệ 4:3, kích thước 18 mm × 13.5 mm. Sensor của các máy MFT chỉ nhỏ hơn của các máy DSLR từ 30-40% và lớn gấp 9 lần so với sensor của các máy ảnh du lịch thông thường.
Micro Four Third 
Cấu tạo của máy ảnh Micro Four Third

Tiếp sau đó, dựa trên nhu cầu của người dùng về một chiếc máy ảnh nhỏ gọn giống dòng compact nhưng lại mang đến những bức ảnh có chất lượng tương đương dSLR, năm 2010 Sony đã cho ra đời định dạng máy ảnh mới với tên gọi Mirrorless.
NEX3 
NEX-3/ NEX-5 – 2 mẫu máy ảnh Mirrorless đình đám của Sony
Những chiếc máy ảnh Mirrorless (hay còn có tên là Hybird Camera – theo cách gọi của Samsung) được trang bị cảm biến hình ảnh APS-C, tương đương kích thước cảm biến ảnh sử dụng cho các máy ảnh DSLR: 25.1 × 16.7 mm hoặc 23.4 x 15.6 mm.

Những mẫu máy ảnh Mirrorless đang đình đám hiện nay có thể kể tên như NEX-3 và NEX-5 (Sony) hay NX10 và NX5 (Samsung).

Hai dòng máy ảnh MFT và Mirrorless đều được các chuyên gia và người dùng phổ thông đánh giá cao. Chúng có cấu tạo chung và cơ chế hoạt động khá giống nhau do sử dụng ống kính rời không gương lật. Ánh sáng đi qua ống kính sẽ đến thẳng cảm biến ảnh và được số hóa để hiển thị trên màn hình LCD.

Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản của hai dòng máy này chính là kích thước cảm biến ảnh. Mỗi dòng máy ảnh cũng được trang bị định dạng ống kính khác nhau do tính chất từ nhà sản xuất. Theo đó,Sony sử dụng ống kính ngàm E, Samsung sử dụng ống kính ngàm NX và Olympus, Panasonic lại trang bị ống kính ngàm Micro Four Third cho những chiếc máy ảnh của mình.

Sự đa dạng mà hai dòng máy ảnh này mang lại đã tạo điều kiện lựa chọn cho người dùng, nhưng cũng vô tình gây ra không ít rắc rối cho người sử dụng do bị nhiễu và rối loạn thông tin.

Ví dụ: Mỗi mẫu máy ảnh đều có ưu nhược điểm riêng. Điển hình là máy ảnh MFT có cảm biến ảnh 4:3, kích thước 18 mm × 13.5 mm nhỏ hơn khá nhiều so với Mirrorless nhưng hệ thống ống kính hỗ trợ cho MFT lại tương đối đầy đủ với 11 ống kính định dạng MFT và nhiều ống kính định dạng Four Third có thể sử dụng.
Ống kính dành cho máy ảnh MFT khá đa dạng 
Ống kính dành cho máy ảnh MFT khá đa dạng
Trong khi đó, Mirrorless là một định dạng mới, các ống kính hỗ trợ cho dòng máy này hiện nay chưa nhiều. Hiện tại Sony mới chỉ có 3 ống kính chuyên dùng cho dòng máy NEX, tuy NEX có thể sử dụng các ống kính của dòng Alpha nhưng phải thông qua bộ chuyển đổi và chỉ có thể chụp Manual Focus (MF), Samsung cũng mới chỉ có 3 ống kính chuyên dùng cho dòng NX.

Nền tảng dSLR – khác biệt và cạnh tranh


Cuộc chiến: Micro Four Third - Mirrorless và dSLR 

Sự khác biệt giữa DSLR và Mirrorless/ hybrid camera

Song song với sự xuất hiện của hai dòng máy ảnh mới phía trên, không thể không kể đến sự tồn tại và nền tảng vững chắc của dòng máy ảnh số dSLR đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

dSLR là viết tắt của digital – Single-lens Reflex có nghĩa là máy ảnh số phản xạ ống kính đơn. Với các máy ảnh dSLR, ánh sáng đi vào qua ống kính, gặp gương và được phản xạ lên lăng kính phía trên để tiếp tục được đưa đến mắt người qua kính ngắm quang học.

Điểm đặc biệt của các máy ảnh dSLR là người dùng có thể sử dụng nhiều loại ống kính khác nhau với nhiều tiêu cự khác nhau để phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh của mình.
Cuộc chiến: Micro Four Third - Mirrorless và dSLR 
Sơ đồ hoạt động của máy ảnh dSLR
1. Ống kính 2. Gương lật 3. Màn trập 4. Cảm biến ảnh 5. Màn lấy nét
6. Thấu kính hội tụ 7. Lăng kính ngũ giác 8. Vị trí ngắm của mắt
Thời điểm đầu xuất hiện tại Việt Nam, giá thành của mỗi chiếc máy dSLR đều rất cao, thị trường máy ảnh tại Việt Nam chỉ phát triển với những mẫu máy ảnh kỹ thuật số du lịch nhỏ gọn và rẻ tiền. Máy ảnh dSLR chỉ dành cho các phóng viên hoặc những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Tính cạnh tranh giữa dSLR, Micro Four Third và Mirrorless khi mà MFT và Mirrorless đuợc ra đời nhằm khắc phục được những nhược điểm của dSLR.

Cấu tạo hệ thống gương lật chính là điểm khác biệt cơ bản để thay đổi toàn bộ cấu tạo bên ngoài cũng như chức năng hoạt động bên trong, giúp MFT và Mirror sở hữu một bề ngoài mảnh mai nhỏ gọn, thiết kế chắc chắn nhưng không kém phần chuyên nghiệp như dSLR. Hai dòng máy mới này cũng là bước đệm để người dùng chuyển từ máy ảnh kỹ thuật số PnS lên máy dSLR chuyên nghiệp. Những ưu thế về thiết kế và tính năng của MFT và Mirrorless đã đánh thẳng vào đối tượng người dùng nghiệp dư muốn trải nghiệm chụp những bức ảnh chuyên nghiệp, đồng thời hướng tới những người dùng thường xuyên du lịch nhờ ưu thế kích thước nhỏ gọn, không cồng kềnh và lỉnh kỉnh như dSLR.
Cuộc chiến: Micro Four Third - Mirrorless và dSLR 
Máy ảnh DSLR cồng kềnh và nặng nề

 

Nhiếp ảnh gia Hoàng Hải nhận xét: “Sự cơ động của dòng máy ảnh Micro Four Third là không thể chối cãi, việc các nhiếp ảnh gia có thêm một máy ảnh MFT trong mỗi chuyến tác nghiệp không hề làm bộ đồ nghề thêm lỉnh kỉnh mà trái lại còn làm tăng thêm tính linh động trong những trường hợp nhạy cảm.”

Visited 798 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...