15 thói quen giúp bạn tiến bộ hàng ngày với nhiếp ảnh
Sở hữu DSLR hiện nay không chỉ là để phục vụ công việc mà còn để thỏa mãn đam mê, rất nhiều người có đam mê với nhiếp ảnh, nhưng không phải ai cũng được hướng dẫn một cách bài bản khi bắt đầu vời DSLR. nScreen xin chia sẻ những kinh nghiệm dành cho các bạn mới bắt đầu cầm máy, có những hiểu biết cơ bản về DSLR qua đó từng bước phát triển kỹ năng nhiếp anhe
Luôn kiểm tra các thiết lập (setting) máy ảnh
Trước khi bắt đầu chụp, bạn hãy kiểm tra tất cả các thông số cài đặt của máy, từ ISO, tốc độ màn trập, White Balanace … không ít trường hợp người dùng rất hối tiếc vì những khoảnh khắc tuyệt vời, mọi thứ đều sẵn sàng nhưng chỉ vì ISO để quá cao mà hình ảnh không thể ghi lại được chính xác nhất ý đồ của người chụp. Khoảnh khắc đã qua không thể trở lại, hãy tiết kiệm chúng.
Format định dạng lại thẻ, không chỉ xoá
Tình trạng chụp xong, gắn vào máy tính, thẻ nhớ không đọc được là xảy ra rất nhiều. Chức năng format của máy ảnh là định dạng lại thẻ và thiết lập một số thông tin của máy vào thẻ. Xoá ảnh để trống thẻ chụp tiếp là chưa đủ. Theo kinh nghiệm nhiều người là format thẻ để giảm thiểu tình trạng thẻ không hiểu file ảnh.
Update firmware (cập nhật phần mềm cho máy ảnh)
Phần mềm trong máy ảnh có nhiệm vụ xử lý ảnh, quản lý các thiết lập thông số và những tính năng tự động. Các hãng sản xuất luôn nâng cấp phần mềm cho các dòng máy hoàn thiện hơn, nên theo dõi để cập nhật.
Kiểm tra dung lượng pin trước khi bắt đầu đi chụp
Không ít trường hợp người dùng khi đến nơi chụp mới ngậm ngùi vì phát hiện ra máy sắp hết pin. Nếu là một buổi chụp quan trọng, hãy kiểm tra từ buổi tối hôm trước, nạp đầy tất cả pin cho máy ảnh, pin cho đèn flash bạn nhé.
Thiết lập kích thước file ảnh
Thường thì bạn sẽ chụp ở độ phân giải cao nhất mà máy ảnh cho phép, bất kể chụp gì. Nhưng, nếu nhu cầu chỉ cần kích thước nhỏ hơn, bạn giảm độ phân giải để đạt được tốc độ chup nhanh hơn. Chẳng hạn chụp ảnh thể thao, sự kiện, tốc độ chụp khá quan trọng.
Chọn định dạng RAW, JPG hay cả hai?
Nếu bạn có ý định hậu kỳ ảnh nhiều, Raw là chọn lựa tốt nhất để file ảnh có độ bit cao. Dĩ nhiên là file Raw kích thước lớn, đòi hỏi nhiều thời gian và khả năng xử lý của máy. Nếu bạn file Jpeg, là file ảnh nén và đã được “chế biến” phần nào về màu, bạn có thể dùng nó để chia sẻ ngay tức thì. File Jpeg ở phần hậu kỳ không thể sửa được nhiều về màu sắc và ánh sáng. Và, nếu thẻ nhớ có dung lượng lớn, nhu cầu vừa chia sẻ ngay file jpeg và file raw để chỉnh sửa thêm khi về này, tại sao bạn không chọn chụp cả hai file với hai định dạng ảnh? Và, có một số máy ảnh có hai khe thẻ, bạn có thể quy định mỗi khe một định dạng ảnh song song cho mỗi cú bấm máy.
Thử nghiệm với các thiết lập
Thời gian dành cho việc thử nghiệm một số thiết lập là rất quan trọng. Vội vã chưa chắc đã có ảnh ưng ý. Xác định tiêu cự cần chụp, khẩu độ tương ứng với độ sâu trường ảnh mong muốn, iso nào phù hợp, cân bằng trắng để xem tuỳ chọn nào là phù hợp nhất với từng hoàn cảnh … bởi vì cảm quang của máy ảnh luôn có giới hạn. Bạn có thiết lập càng gần chính xác với các thiết lập phù hợp cho hoàn cảnh chụp, cũng có nghĩa bạn biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của thiết bị, làm chủ nó. Đây chẳng phải là cố gắng tìm kiếm một bức ảnh hoàn hảo, mà là những thử nghiệm thiết lập giúp bạn hiểu rõ chiếc máy bạn đang dùng hơn.
Nên có một chiếc tripod
nScreen đã chia sẻ về tác dụng của tripod trong từng điều kiện chụp cụ thể. Tuỳ theo ngân sách, và tuỳ theo nhu cầu thực tế, tripod là phụ kiện phải sắm, càng chắc chắn, cứng cáp càng tốt… Có rất nhiều hoàn cảnh phải sử dụng tripod, có nhiều kỹ thuật chụp đòi hỏi phải gắn máy lên tripod.
Chú ý đường chân trời
Tập thành thói quen đưa khung máy lên là đường chân trời phải nằm ngang đúng. Nếu bạn chưa quen, bật thước canh đường chân trời hoặc lưới chia ô trong menu để dễ dàng hơn, thậm chí với các máy ảnh lớn, người ta gắn thước thuỷ trên chỗ hotshoe gắn đèn để canh đường chân trời. Điều này giúp bạn tiết kiệm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ, và nếu chỉnh thì sẽ cắt mất một số của khung ảnh.
Chọn tiêu cự ống kính
Ống góc rộng tạo ấn tượng về khoảng cách giữa các thành phần trong ảnh, trong khi đó ống kính tele đặc tả đối tượng hơn. Vị trí của bạn đứng đến chủ thể là quan trọng để tính toán, chứ không chỉ là lựa chọn tiêu cự trong mọi trường hợp. Và, tuỳ theo đối tượng chụp mà bạn chọn tiêu cự ống kính phù hợp.
Di chuyển đổi góc chụp
Các anh lớn vẫn dạy mình nên di chuyển liên tục chụp và tìm góc khác để chụp. Thường thì nhiều người bấm máy rồi, lại đưa máy lên ngắm để chụp lại, ảnh na ná giống nhau rất nhiều. Nên di chuyển sau khi bấm máy.
Lựa chọn chế độ chụp phù hợp
Chọn chụp tự động, ưu tiên khẩu độ để kiểm soát trường ảnh hay ưu tiên tốc độ màn trập, hay làm chủ cả hai. Thật ra, không phải lựa chọn để tiện dụng hay nhanh, mà tuỳ thuộc vào thói quen, hoàn cảnh ánh sáng và ý đồ của bức ảnh mà mình muốn nữa.
Tìm hiểu, và theo dõi biểu đồ histogram
DSLR cho phép kiểm tra lại ánh sáng của ảnh với biểu đồ histogram. LCD có thể bị sai lệch nhưng biểu đồ là cách duy nhất chính xác giúp bạn kiểm soát ánh sáng.
Chọn tốc độ khung hình khi quay video
Các máy ảnh SLR hầu hết có chức năng quay video. Mặc định tiêu chuẩn Pal 25fps (khung/giây). Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo một hiệu ứng chuyển động chậm (slow-movie) thì bạn có thể chọn 50fps, và khi phát lại với tốc độ 25fps thì hiệu ứng cũng thú vị.