Phân biết sự khác nhau giữa máy ảnh bình dân và máy ảnh cao cấp?

Bài viết này cho bạn cái nhìn trực quan về cách phân tích cách dòng máy ảnh để đưa ra tiêu chí đâu là dòng máy ảnh cao cấp và đâu là dòng máy ảnh bình dân, mời bạn theo dõi

Điểm qua một số điểm khác biệt cơ bản nhất giữa máy ảnh bình dân và cao cấp để bạn đọc có thể lựa chọn chiếc máy ảnh phù hợp cho nhu cầu và túi tiền của mình. Lựa chọn máy ảnh luôn là những điều khó khăn, từ cấu hình, thiết kế, cho đến giá bán. Tuy nhiên, đối với những tay chụp ảnh chuyên nghiệp, họ đều lựa chọn những loại máy ảnh dòng chuyên nghiệp với giá thành không mấy bình dân, vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa máy ảnh bình dân và cao cấp?

Giả sử lấy ví dụ 2 chiếc máy ảnh DSLR của cùng một hãng: một là chiếc Nikon D3300dành cho dân mới chơi và một là chiếc Nikon D7200 thuộc dòng cao cấp hơn. Được biết, 2 chiếc máy ảnh này đều có cảm biến ảnh 24,2 megapixel nhưng giá thành của D3300 chỉ bằng phân nửa D7200.

Cả 2 chiếc máy ảnh này đều cho ra kích thước ảnh giống nhau, dùng chung hệ thống ống kính, vậy người dùng có nhất thiết phải bỏ thêm số tiền để mua chiếc D7200 không? Điều gì đã làm chiếc máy này nói riêng và các máy ảnh đắt tiền nói chung luôn “cao giá” hơn?

Bài viết này sẽ đưa ra một số điểm khác biệt cơ bản nhất giữa máy ảnh bình dân và cao cấp để bạn đọc có thể lựa chọn chiếc máy ảnh phù hợp cho nhu cầu và túi tiền của mình.

 

1. Hệ thống lấy nét tự động

Các máy ảnh kỹ thuật số đắt tiền thường sẽ có hệ thống lấy nét tự động tân tiến hơn. Điều này cũng có nghĩa những máy này có số điểm lấy nét AF nhiều hơn – và nhạy hơn, độ chính xác cao hơn, tốc độ lấy nét nhanh hơn, có nhiều tùy chỉnh lấy nét hơn để phù hợp với mục đích riêng của người dùng.

Lấy thêm một ví dụ về 2 chiếc máy ảnh dùng cảm biến APS-C của Canon: EOS 1200Dcho người mới khởi đầu và EOS 7D Mark II cho dân chuyên nghiệp. Chiếc Canon 1200Dchỉ có 9 điểm lấy nét cross-type AF, trong khi đó ở 7D Mark II con số này lên đến 65, có thể hiểu nôm na điểm lấy nét cross-type AF thường sẽ có độ chính xác cao hơn điểm lấy nét AF truyền thống.

Bên cạnh đó, hệ thống lấy nét tự động của 7D Mark II cũng hoạt động hiệu quả và nhạy hơn rất nhiều, ngoài ra người dùng còn có nhiều lựa chọn tinh chỉnh kích thước vùng lấy nét. Chiếc máy ảnh DSLR này còn có tính năng lấy nét tự động liên tục khi chụp ảnh và quay phim ở chế độ Live View cực kỳ chính xác và êm mượt, tất cả là nhờ công nghệ Pixel CMOS lấy nét tự động kép (Dual Pixel CMOS AF).

 

2. Chụp nhanh hơn

Giống với smartphone, máy tính hay cả xe hơi, khi chúng ta mua máy ảnh, số tiền bỏ ra nhiều hơn cũng có thể đồng nghĩa với việc “mua thêm” tốc độ. Tốc độ ở đây có thể bao gồm vi xử lý nhanh hơn, tốc độ màn trập nhanh hơn, tốc độ chụp liên tục nhanh hơn. Chẳng hạn, một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp EOS 1D X có tốc độ màn trập tối đa lên đến 1/8000 giây, tốc độ chụp 12 khung hình / giây, có thể đẩy lên được 14 khung hình / giây nếu để ở chế độ Super High Speed, chụp được 38 tấm ảnh RAW hoặc 180 ảnh JPEG liên tục.

Còn với chiếc Canon EOS 1200D, tốc độ chụp liên tục chỉ đạt 3 khung hình / giây, 6 tấm ảnh RAW hoặc 69 ảnh JPEG liên tục. Tốc độ màn trập của chiếc DSLR bình dân này cũng chỉ đạt mức tối đa 1/4000 giây.

Tất nhiên không phải việc bỏ ra số tiền lớn lúc nào cũng có được tốc độ. Đơn cử là chiếcCanon 5DS đắt tiền nhưng chỉ chụp liên tục ở tốc độ 5 khung hình / giây – ngang với chiếcCanon 750D (rẻ hơn 6 lần so với 5DS), nhưng bù lại, chiếc DSLR chuyên nghiệp này lại cho ra những bức ảnh có độ phân giải cực khủng – 50,6 MP.

 

3. Chất lượng thân máy

Số tiền bạn bỏ ra không chỉ mua công nghệ tốt hơn, bạn còn có được thân máy được gia công tốt hơn – với hợp kim Magie. Thật vậy, chất lượng thân máy sẽ khác rõ rệt giữa một chiếc DSLR bình dân và cao cấp. Những máy giá bình dân thường có chi tiết nhựa nhiều hơn và ít khả năng chống chịu thời tiết hoặc thậm chí không hề có tính năng chống chịu thời tiết.

 

4. Cảm giác cầm nắm, thao tác và khả năng hỗ trợ

Thường thì các máy DSLR đắt tiền sẽ được thiết kế công thái học, giúp người dùng cầm nắm chắc tay và thao tác tiện lợi hơn. Với máy ảnh cao cấp, người dùng có được nhiều nút tinh chỉnh hơn, tùy chỉnh được nhiều phím cứng hơn để phục vụ cho mục đích của mình tốt hơn. Ngược lại, với máy ảnh bình dân, một số tính năng buộc người dùng phải vào bên trong menu để tinh chỉnh chứ không hề có phím bấm thao tác nhanh bên ngoài.

Hệ thống phím dễ thấy nhất trên máy ảnh cao cấp mà các dòng bình dân không có được chính là cụm 2 bánh xe điều chỉnh tốc độ màn trập và khẩu độ, cần joystick nhỏ để điều chỉnh nhanh điểm lấy nét AF…

Bên cạnh đó, những chiếc máy ảnh cao cấp thường hỗ trợ đến 2 khe thẻ nhớ, nhờ vậy người dùng có thể mở rộng dung lượng hơn hoặc thậm chí tùy chọn 1 thẻ lưu định dạng RAW và thẻ còn lại lưu định dạng JPEG.

 

5. Kích thước cảm biến

Giá tiền cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước cảm biến ảnh bên trong. Cảm biến Full Frame có kích thước lớn hơn cảm biến APS-C, cho hiệu năng chụp ảnh dưới điều kiện ánh sáng yếu tốt hơn, độ sâu trường ảnh tốt hơn…

 

6. Kính ngắm

Với những chiếc máy ảnh bình dân, thường người dùng sẽ không được trải nghiệm được kính ngắm với độ phủ lên đến 100%. Điều này có nghĩa những gì bạn thấy thông qua kính ngắm sẽ không hoàn toàn 100% giống với kết quả ảnh mà bạn nhận được, bức ảnh sẽ được lưu lại với một ít chi tiết nữa nằm ở khu vực ngoài viền của kính ngắm (tức những gì bạn không thấy bên ngoài khu vực kính ngắm).

Điều này sẽ ít nhiều gây bất tiện đối với những người mong muốn sự hoàn mỹ trong bức ảnh của mình, vì họ buộc phải cắt cúp ảnh lại (crop ảnh) để có được kết quả như ý muốn đã bố cục ban đầu.

Tham khảo: DigitalCameraWorld

Visited 5,003 times, 1 visit(s) today

Bình luận

You may also like...